Bài 39:
Ngày lễ ngày Tết
(Unit 39: Festivals)
|
Trong phần luyện âm mời các bạn tập đọc
những tiếng sau đây
ắp, ắt, ân, âu, ơi, am, ang, ác.
Đầy ắp, ắt là, ai ơi, ám ảnh, ang áng, ân tình, thân ái, ác hiểm.
Video
Clip: Luyện âm
Mời các bạn đọc đoạn hội thoại sau:
Dialogue:
Hương: Chào thầy ạ.
Tuấn: Chào Hương. Em ngồi xuống đi.
Hương: Vâng ạ.
Tuấn: Hương này, từ tuần sau, sinh viên được nghỉ Tết hai tuần. Em đã
biết chưa ?
Hương: Dạ, em biết rồi ạ.
Tuấn: Hôm nay chúng ta tập nói về ngày Tết, ngày lễ ở Việt Nam. Em có
biết Tết là gì không ?
Hương: Dạ, Tết là năm mới ạ.
Tuấn: Nhưng Tết là năm mới Âm lịch chứ không phải là năm mới Dương lịch.
Hương: Thưa thầy âm lịch là gì ạ ?
Tuấn: Âm lịch là lịch cổ truyền của Việt Nam, còn lịch mà chúng ta
thường dùng hiện nay là Dương lịch.
Hương: ở Việt Nam người ta dùng cả Âm lịch lẫn Dương lịch phải không ạ ?
Tuấn: Đúng rồi.
Hương: Thưa thầy ở Việt Nam người ta ăn Tết mấy ngày ạ ?
Tuấn: Ba ngày, từ mùng một đến mùng ba tháng giêng Âm lịch.
Hương: Năm mới khi gặp nhau người ta chúc nhau thế nào ạ ?
Tuấn: Người ta chúc nhau những điều tốt như khoẻ này, vui vẻ này, giầu
có, hạnh phúc, thành đạt này. Còn trẻ con thì người chúc ngoan này, học
giỏi này, chóng lớn này.
Hương: Trẻ con thì được người lớn cho tiền phải không ạ ?
Tuấn: ừ, trẻ con thì được người lớn cho tiền mới, gọi là mừng tuổi.
Người trong Nam thì gọi là lì xì. Mừng tuổi hay lì xì để lấy may.
Hương: Thưa thầy ngoài Tết Âm lịch ra ở Việt Nam còn có những lễ Tết nào
nữa ạ ?
Tuấn: Còn nhiều lắm, ví dụ như là Tết Dương lịch này, mùng 2/ 9 này, 30/
4 này, mùng 1/ 5 này.
Hương: ở Việt Nam có nghỉ Noel không ạ ?
Tuấn: Lễ Noel thì người ta không nghỉ còn Tết Dương lịch thì nghỉ một
ngày.
Hương: ở Việt Nam có Tết mùa thu phải không ạ ?
Tuấn: Tết Trung thu chứ không phải Tết mùa thu. Nhưng Trung thu là Tết
của trẻ con chứ không phải là Tết của người lớn.
Hương: Tết Trung thu là Tết gì ạ ?
Tuấn: Tết Trung thu là Tết giữa mùa thu, vào ngày 15/ 8 Âm lịch.
Hương: Thế Tết Trung thu thì người ta làm gì cho trẻ con vậy?
Tuấn: Người ta thường mua hoa quả này, bánh kẹo này, đồ chơi này... Bây
giờ người ta mua cả quần áo nữa.
Hương: Thưa thầy, Tết Trung thu trẻ con có được mừng tuổi không ạ?
Tuấn: Không, Tết Trung thu không có mừng tuổi.
Hương: Thế thì em thích Tết Âm lịch hơn.
Video
Clip: Hội thoại
Các bạn thân mến, trước khi luyện tập, mời các bạn làm quen với một số
từ ngữ mới:
Nghỉ tết - Tet Holiday (Lunal New Year
Holiday)
ngày lễ - celebration
Tết - Tet lunar New Year Festival
năm mới - new year
lịch - calendar
cổ truyền - traditional
âm lịch - lunal calendar
dương lịch - solar calendar
tháng giêng - January
nhau - each other, one another, mutual
giầu có - rich
hạnh phúc - happy
thành đạt - success
chóng - fast
ngoan - good (children)
trẻ con - children
mừng tuổi - money given to a child as a congratulation for his/her new
year
lì xì - the world of the same meaning as "mung tuoi" used by the people
in South Vietnam
lấy may - for good luck.
Nô en - Christmas
Trung thu - Mid-Autumn Festival
Người lớn - adults
Mùa thu - autumn
Hoa quả - flowers and fruits
Bánh kẹo - biscuits and candies
đồ chơi - toys.
Video
Clip: Từ mới
Các bạn thân mến, trong đoạn hội thoại trên chúng ta thấy cách dùng từ
chứ nối hai phần câu có
ý loại trừ nhau.
Ví dụ: Tết Trung thu chứ không phải là
Tết mùa thu.
Video
Clip: Cách dùng từ chứ
Mời các bạn luyện tập cách dùng từ "chứ".
Chúng tôi cho 2 phần câu, các bạn dùng từ
"chứ" để nối lại theo mẫu câu.
Ví dụ: Chị Hải học tiếng Việt ...
không học tiếng Anh.
Chị Hải học tiếng Việt chứ không học tiếng Anh.
Video
Clip: Luyện tập
Khi nói chuyện với nhau chúng ta có thể dùng từ
"này" đặt sau một loạt từ để
lần lượt kể ra nhiều sự vật, hành động, tính chất.
Ví dụ: Người ta thường mua hoa quả này,
bánh kẹo này, đồ chơi này...
Video
Clip: Cách dùng từ này
Mời các bạn luyện tập. Các bạn thêm từ
"này" vào chỗ trống trong
những câu sau đây để tạo thành cách nói theo mẫu vừa học.
Ví dụ: Chị ấy đi Huế ... Hội An ...
Nha Trang ... Cần Thơ ...
Chị ấy đi Huế này, Hội An này, Nha Trang này, Cần Thơ này...
Video
Clip: Luyện tập
Thưa các bạn, từ "thì"
trong tiếng Việt có nhiều cách dùng. Trong bài này, chúng ta học cách
dùng từ "thì" để nối
phần chỉ người, vật với phần nói về người vật đó.
Ví dụ: Lễ Nô en thì người ta không
nghỉ.
Video
Clip: Cách dùng từ thì
Mời các bạn luyện tập. Các bạn hãy thêm từ
"thì "vào chỗ trống để nói
thành câu theo mẫu.
Ví dụ: ở đây ... ai cũng biết tiếng
Việt.
ở đây thì ai cũng biết tiếng Việt.
Video
Clip: Luyện tập
Mời các bạn làm bài tập.
Video
Clip: Bài tập
相关文章:
|