Bài 15: Đi
ăn ở nhà hàng
(Unit 15: Eat out)
|
Đèo
Hải Vân |
Các bạn thân mến, trong bài này chúng ta học cách sử dụng ngôn ngữ
trong tình huống đi ăn ở nhà hàng. Chúng ta học cách mời mọc, nhận lời
mời và từ chối lời mời.
Cái này/ cái kia bao nhiêu tiền
?
Chúng ta học cách nói khi mời mọc nhau của người Việt. Nhưng trước
hết xin mời các luyện âm. Các bạn hãy luyện đọc để phân biệt cách đọc
tròn môi và không tròn môi.
ân... uân
ắt... uắt
ắc... oắc
cân... quân
tấn... tuấn
cẩn... quẩn
tần... tuần
tất... tuất
cất... quất
cật... quật
lật... luật
căng... quăng
ngẳng... ngoẳng
cẳng... quẳng
nhằnh... nhoằnh
căn... quăn
săn... xoăn
cằn... quằn
sắn... xoắn
cặn... quặn
cắt... quắt
ngặt... ngoặt
khắt... khoắt
chắt... choắt
cắc... quắt
ngắc... ngoắt
khắc... khoắt
chắc... choắt
ngắt... ngoắc
cắc... quắc
hắc... hoắc.
Video
Clip: Luyện âm
Mời các bạn đọc đoạn hội thoại sau.
Dialogue.
Nhân dịp Nhung mới ở thành phố
Hồ Chí Minh ra, mọi người đến chơi và rủ Nhung đi ăn ở một nhà hàng nào
đó. Mời các bạn theo dõi câu chuyện.
Nhóm bạn Ngọc ánh, Sơn, Thu, Thạch đang ngồi chơi ở nhà Nhung.
Thạch: Nhung này, mời Nhung tối nay đi ăn cơm với bọn mình được
không ?
Nhung: Cũng được Hoài Thu có đi không ?
Ngọc ánh: Để anh xem. Thu đến bây giờ.
Nhung: Ăn ở đâu hả anh ?
Thạch: Các bạn thích ăn ở đâu ? Mình định mời các bạn đến quán
Sông Hương có được không ?
Hương: Em hay ăn ở đấy. Ngon mà cũng không đắt. Anh Sơn thấy thế
nào ?
Sơn: Được đấy. Hình như quán Sông Hương ở cuối phố Lý Thường Kiệt
phải không ?
Ngọc ánh: Đúng rồi. Sáu rưỡi tối có mặt ở đấy nhá.
Nhung: Vâng. Em đi đón chị Thu cùng đi.
Thạch: Nhung muốn ăn gì nào ?
Nhung: Để em xem.
Thu: Gọi nem rán đi. Nem ở đây ngon lắm.
Hương: Gọi món lẩu thập cẩm nhá.
Sơn: Đừng gọi lẩu. Gọi canh chua, cơm với cá kho đi.
Hương: Cũng được.
Ngọc ánh: Mình gọi một con cá hấp nhá.
Nhung: Vâng. Đủ rồi đấy nếu thiếu thì gọi thêm.
Thạch: Chị em uống gì nào.
Hương: Cho chúng em xô-đa chanh.
Thạch: Uống bia nhá ?
Sơn : ừ
Thạch: Tiger nhá ?
Ngọc ánh: Mình thích bia Hà Nội hơn. Bia Tiger nặng lắm.
Sơn: Mình cũng thích bia Hà Nội.
Thạch vẫy người phục vụ đến.
Thạch: Anh cho một đĩa nem rán, một con cá hấp, ba xô-đa chanh, ba
chai bia Hà Nội, một bát canh chua, cơm, cá kho.
Người phục vụ: Vâng. Anh chờ cho một tý.
Nhung: Chủ nhật mời các bạn đến nhà mình ăn bún chả có được không
?
Thạch, Sơn: Được. Thu thế nào ?
Thu: Dạ cũng được. Nhưng đừng làm bún chả, làm bún ốc đi. Mình
thích bún ốc hơn.
Nhung: Được.
Ngọc ánh: Nem ngon. Gọi thêm một đĩa nữa nhá ?
Hương: Thôi đủ rồi anh ạ.
Sơn: Gọi thêm một đĩa thịt bò xào xả ớt nhá.
Thạch: Cũng được
Thạch gọi người phục vụ.
Thạch: Anh cho thêm một đĩa bò xào xả ớt nhá.
Người phục vụ: Vâng. Anh chờ một tí. Các anh các chị có ăn tráng
miệng gì không ạ ?
Thạch: Có. Anh có gì ?
Người phục vụ: Dạ, có cam, dưa hấu ạ.
Thu: Anh cho dưa hấu đi.
Nhung: Mình thích cam hơn.
Thạch: Cũng được. Cả cam cả dưa hấu.
Người phục vụ: Vâng. Các anh các chị uống gì ạ ?
Thạch: Các bạn muốn uống gì ? Cà phê nhá ?
Ngọc ánh: Đừng uống cà phê. Uống chè đi.
Hương: Em không muốn uống chè. Cho em một chai nước khoáng.
Sơn: Cho mình cà phê đen.
Thạch nói với người phục vụ: Anh cho hai cà phê đen, một ấm chè,
một chai nước khoáng nhá.
Người phục vụ: Vâng.
Video
Clip: Hội thoại 1
Video
Clip: Hội thoại 2
Khi muốn mời ai đi ăn hoặc uống gì với mình chúng ta có thể nói:
To invite somebody to eat out with us, we say:
Mời + addressee + V + (có) được
không (ạ) ?
Câu đáp đồng ý nhận lời mời có thể là:
Được. (Yes)
Dạ, được. (Yes)
Muốn từ chối người ta đưa ra một lý do nào đó và nói, ví dụ:
Cảm ơn, tôi bận rồi. (Thank
you, but I'm busy)
Cảm ơn tôi có hẹn rồi. (Thank you, but I have a date)
Mời các bạn làm bài tập.
Sơn: Alô... Chào thầy ạ.
Thầy giáo: Ai đấy ? Sơn à ?
Sơn: Vâng. Mời thầy đi ăn cơm tối với chúng em có được không ạ ?
Thầy giáo: à... bao giờ hả Sơn ?
Sơn: Tối thứ bảy này ạ. Mời thầy đi ăn tối với lớp chúng em ở Du
thuyền Hồ Tây có được không ạ ?
Thầy giáo: Được, Sơn ạ. Mấy giờ ?
Sơn: Vâng, cám ơn thầy. Chúng em sẽ đến nhà đón thầy vào lúc 7 giờ
tối thứ bảy này.
ở Việt Nam học sinh rất tôn
trọng và quý mến thầy giáo của mình. Vào những dịp có ý nghĩa họ thường
mời thầy giáo đi ăn để tỏ lòng quý trọng này. Trong những bữa ăn như vậy
thầy trò đều rất vui vẻ.
In Vietnam, teachers are very much respected and loved by their
students. Sometimes on the occasion of some significant days they are
invited to dine out by their students who want to show their compassion
towards their teachers. They always have a good time together at a
dinner like that.
Video
Clip: Đặt câu hỏi khi muốn mời ai đi ăn hoặc uống gì với mình
Mời các bạn làm bài tập.
Từ nhé / nhá
đứng ở cuối câu để tạo thành câu hỏi thân tình mà người hỏi hy vọng rằng
người nghe đồng ý với ý kiến của mình. Tuy nhiên không phải lúc nào
người nghe cũng đồng ý.
Câu tường thuật + nhé / nhá ----- câu hỏi
(statement + nhé / nhá ----- question)
Ví dụ: Uống bia Hà Nội nhá ?
Video
Clip: Bài tập
Trong trường hợp không đồng ý với ý kiến của người nói, đồng thời
thể hiện ý khuyên ai không nên làm việc gì đó, người đáp lại thường dùng
từ
đừng
sau đó có thể đưa
ra lý do hoặc gợi ý một việc làm khác.
The word
đừng
is used to refuse a
suggestion.
Hương: Gọi món lẩu thập cẩm nhá.
Sơn:
Đừng gọi
lẩu. Gọi canh chua, cơm với cá kho đi.
Hương: Cũng được.
Thạch: Các bạn muốn uống gì ? Cà phê nhá ?
Ngọc: Đừng uống cà phê. Uống chè đi.
Mời các bạn làm bài tập.
Video
Clip: Hội thoại 3
Khi muốn gọi món ăn trong hiệu, người Việt nói theo mẫu:
Anh/ Chị cho tôi... (You give
me...)
Ví dụ: Anh chị cho tôi một
đĩa bò sào
xả ớt. (You give me a dish of fried beef with chilly)
Mời các bạn làm bài tập.
Video
Clip: Bài tập
Video
Clip: Bài tập
相关文章:
|