Bài 21: Câu chuyện bạn bè |
|
Bài 21:
Câu chuyện bạn bè
(Unit 21: Chatting)
|
Chùa
Thiên Mụ - Huế |
Trong bài này chúng ta học những câu nói thường dùng hàng ngày.
Ví dụ: Mình đi Hải Phòng 5 ngày
Và chúng ta học cách sử dụng mẫu câu:
"đi... (danh từ)... về"
Ví dụ: Anh ấy đi Huế về.
Về luyện phát âm chúng ta tập đọc một vài câu trích trong tác phẩm
"Nước non ngàn dặm" của
nhà thơ Tố Hữu.
Nỗi niềm chi rứa Huế ơi
Mà mưa xối xả trắng trời Thừa Thiên
Mưa từ biển nhớ mưa lên
Hay mưa từ núi vui trên A sầu
Nặng lòng xưa giọt mưa đau
Mát lòng nay trận mưa mau quê nhà.
Video
Clip: Luyện âm
Mời các bạn đọc đoạn hội thoại sau:
Dialogue:
Thu: Chào Nhung
Nhung: Ôi, chào Thu, Chào anh Sơn,mọi người vào nhà đi.
Hương: Chào anh Sơn
Nhung: Chào Hương. Vào đây.
Nhung: Mời anh Sơn mời các bạn ngồi đây. à tuần trước Thu đi Hải
Dương phải không ?
Thu: Vâng
Nhung: Thu đi bao lâu ?
Thu: Mình đi 4 ngày.
Nhung: Thu đi ô tô hay tàu hỏa ?
Thu: Mình đi bằng xe máy với anh Sơn.
Sơn: Mình đi Hải Phòng 5 ngày, đưa Thu đi cùng.
Nhung: Thế anh có ra Đồ Sơn không ?
Sơn: Không.
Nhung: Sao anh không đi ?
Sơn: Tại vì mình bận quá.
Nhung: Công việc của anh Sơn ở Hải Phòng đã xong chưa ?
Sơn: Chưa. Tháng sau mình lại xuống đấy mấy ngày nữa.
Nhung: Đi xe máy từ đây xuống đấy mất bao lâu ?
Sơn: Mình đi chậm, từ đây xuống đấy mất hai tiếng rưỡi.
Nhung: Thế thì đi ô tô có lẽ nhanh hơn.
Thu: ừ, nhanh hơn Nhung ạ. Đi ô tô mất 2 tiếng.
Nhung: à hôm qua mình đi Bát Tràng, mua được mấy cái đĩa đẹp lắm.
Để mình lấy cho xem nhá. Có đẹp không ?
Thu: Đẹp quá nhỉ. Mình thích cái này nhất.
Nhung: Em thích cái này hơn. Anh Sơn thích cái nào nhất ?
Sơn: Anh cũng thích cái này nhất. (đồng ý với Thu).
Thu: Có đắt không Nhung ?
Nhung: Không đắt lắm. Rẻ thôi.
Thu: à chị Nhung này, có lẽ Thạch sắp đến đây bây giờ đấy. Sáng
nay anh ấy gọi điện thoại cho mình.
Thạch: Chào các bạn. Đĩa đẹp quá nhỉ. Sao hôm nay anh Sơn với Thu
lại rỗi thế này ?
Nhung: Em mới đi Hải Dương về. Còn anh Sơn mới đi Hải Phòng về.
Thạch: Tuần vừa rồi mình bận quá. Xin vi da, mua vé máy bay cho
giám đốc đi Mỹ. Thuê nhà cho khách của công ty. Đi làm việc ở Vinh. Tuần
sau mình sẽ bay vào thành phố Hồ Chí Minh 5 ngày. Hôm nay rỗi, mời các
bạn đi ăn trưa với mình nhá. Được không ?
Thu: Được, anh ạ. Các bạn thế nào ?
Nhung: Cũng được. Nhưng bây giờ uống cà phê đã. Có cà phê Tây
Nguyên ngon lắm.
Thu: Bây giờ gần trưa rồi. Đừng uống cà phê. Uống chè đi.
Thạch: Không sao đâu. Anh Sơn có uống được cà phê không ?
Sơn: Được. Mình thích cà phê Tây Nguyên nhất.
Nhung: Thế mình đi pha cà phê nhé
Thạch: Hôm nay ta đi ăn các loại bánh Huế nhá.
Thu: Được. Nhưng ăn ở đâu anh ?
Thạch: ở quán Ngự Bình, gần đường Láng. Ngon lắm.
Thu: Anh Sơn đã ăn ở đấy bao giờ chưa ?
Sơn: Quán Ngự Bình mới mở hai tháng trước. Nhiều người đến ăn lắm.
Thu: Thế à ? Nhưng em muốn đi ăn ở gần đây thôi.
Thạch: Gần đây có quán nào ngon không anh Sơn ?
Sơn: Gần đây không có quán nào ăn ngon.
Thạch: Thế thì đi đến quán Ngự Bình đi. Nếu các bạn không thích
đến Ngự Bình thì đi ăn chả cá ở phố Chả Cá.
Thu: Thôi. Đến quán Ngự Bình đi.
Video
Clip: Hội thoại
Kết cấu câu "lại + (động từ) nữa"
dùng để thể hiện ý hành động đã được thực hiện rồi, nay
lại thực hiện thêm một lần nữa. Từ "nữa"
thêm vào cuối câu để nhấn mạnh. Ví dụ:
Hôm qua anh ấy xem phim Việt Nam
Hôm qua anh ấy lại xem phim Việt Nam (nữa).
Mời các bạn làm bài tập.
Video
Clip: Kết cấu câu "lại + (động từ) nữa"
Từ "có lẽ" hay
đặt ở đầu câu hoặc trước động từ để thể hiện ý phỏng đoán hoặc khẳng
định không chắc chắn lắm về điều gì đó.
Mời các bạn làm bài tập.
Video
Clip: Cách dùng từ "có lẽ"
Mời các bạn đọc đoạn hội thoại sau:
Dialogue:
Thu: Nhung này, chiều nay có mưa
không ?
Nhung: Có lẽ chiều nay trời mưa. Mấy hôm nay nóng quá.
Thu: Tháng sau Nhung có đi thành phố Hồ Chí Minh không ?
Nhung: Có lẽ mình không đi vì bận quá. Thu có định mua nhà không
đấy ?
Thu: Có lẽ mình không mua. Nhà bây giờ đắt quá.
Nhung: Thế à. Thu sẽ học trường nào ?
Thu: Có lẽ mình sẽ học trường Luật Nhung ạ. Mình thích làm luật sư.
Nhung ơi học trường nào khó nhất.
Nhung: Có lẽ trường Luật khó nhất Thu ạ. Nhưng làm Luật sư thì hay
nhỉ.
Thu: Nếu trường Luật khó quá thì có lẽ mình sẽ học trường Thương
Mại.
Nhung: Thế cũng được Thu ạ.
Mời các bạn làm bài tập:
Video
Clip: Hội thoại
Từ "vừa rồi" dùng
để nói về khoảng thời gian đã qua mà người nói cho là mới xảy ra, cách
lúc đang nói chưa lâu. Ta có thể nói.
Tuần vừa rồi (last week)
Tháng vừa rồi (last month)
Năm vừa rồi (last year)
Hôm vừa rồi (recently).
Mời các bạn làm bài tập.
Video
Clip: Cách dùng từ "vừa rồi"
Mời các bạn đọc đoạn hội thoại sau:
Dialogue:
Sơn: Chiều nay anh với em đến
nhà Hà chơi nhé.
Nhung: Em không muốn đến đấy. Chiều nay mình đi chợ anh ạ.
Sơn: Nhưng anh không thích đi chợ. à có lẽ anh mua một chiếc xe
máy nữa.
Nhung: Không cần anh ạ. Em muốn hè này anh với em đi Sầm Sơn.
Sơn: Đừng đi Sầm Sơn. Có lẽ đi Cửa Lò hay hơn.
Nhung: à em định xin làm việc cho Ngân hàng Đông Á anh ạ.
Sơn: Đừng làm việc cho Ngân hàng Đông Á. Làm cho Vietcombank tốt
hơn.
Nhung: Nhưng Ngân hàng Đông Á gần nhà hơn anh ạ.
Mời các bạn làm bài tập.
Video
Clip: Hội thoại
Kết cấu "đi... (danh từ)... về"
dùng để thể hiện ý ai đó đã đến nơi ấy và từ nơi ấy trở
về chỗ xuất phát rồi.
Ví dụ: Hương đi Huế về.
Mời các bạn làm bài tập.
Video
Clip: Kết cấu câu "đi... (danh từ)... về"
Kết cấu "đi... (động từ)... về"
thể hiện ý ai đó đã đi thực hiện xong hành động và trở về
nơi xuất phát.
Ví dụ: Anh Hải đi uống bia về.
Mời các bạn đọc đoạn hội thoại sau:
Dialogue
Sơn: Em đấy à ?
Thu: Vâng, anh. Sao anh về muộn thế ? Anh đến nhà anh Thanh về à ?
Sơn: Không.
Thu: Thế anh đi đâu về ?
Sơn: Anh đến nhà Lan về. à không, anh đi uống bia về... à đi thăm
anh Bình về... à không anh đi chữa xe về.
Thu: Em biết rồi. Anh đi uống bia về.
Sơn: Anh nói đùa thôi. Anh đi rút tiền ở ngân hàng về.
Thu: Thế mà em tưởng anh đi uống bia hoặc anh đến nhà cô Lan về.
Video
Clip: Kết cấu câu "đi... (động từ)... về"
Mời các bạn làm bài tập:
Video
Clip: Bài tập
相关文章:
|