Bài số 16: Câu chuyện
trong bữa ăn |
|
Bài số 16:
Câu chuyện trong bữa ăn
(Unit 16: Eating and talking about food)
|
Biển
Nha Trang |
Các bạn thân mến, trong bài này chúng ta nói chuyện về một số món
ăn Việt Nam.
Chúng ta học cách so sánh hơn, nhất:
Chị ấy nấu ăn giỏi hơn tôi
Phở Hà Nội ngon nhất.
Qua bài học chúng ta cũng biết thêm được một số thói quen của
người Việt trong cách ăn uống và mời nhau ăn uống. Trước hết xin mời các
bạn luyện âm. Các bạn hãy đọc để phân biệt một số vần như:
ươu... iêu ; ao... au ; èo... ều.
Hươu... hiêu
Tườu... tiều
Khướu... khiếu
Mưu... miu
Hưu... hiu
Cứu... kíu
Cừu... kìu
Cựu... kịu
Nhao... nhau... nhâu
Mào... màu... mầu
Sao.. sau... sâu
Sáo... sáu... sấu
Cao... cau... câu
Đao... đau... đâu
Tháo... tháu... thấu
Dào... dáu... dầu
Náo... náu... nấu
Lao... lau... lâu
Chói... chối... chuối
Bỏi... bổi... buổi
Mòi... mồi... muồi
Trọi... trội... truội
Leo... lâu
Đèo... đều
Thẻo... thểu
Méo... mếu
Dẹo... dệu
Bèo... bều
Noi... nôi... nuôi
Đói... đối... đuối
Ngoi... ngôi... nguôi
Giãu... dỗi... duỗi
Tai... tay
Mài... mày
Cía... cáy
Chải... chảy
Giãi... giãy
Vại... vạy.
Video
Clip: Luyện âm
ỞViệt Nam người ta thường mời bạn bè thân thuộc đến nhà ăn cơm để
có cơ hội tự nấu lấy. Các bạn nữ thường đến sớm một chút để cùng nấu với
chủ nhà cho vui. Những bữa cơm như thế này thân mật hơn nhiều so với
những bữa cơm mời nhau ra nhà hàng.
Mời các bạn xem các đoạn hội thoại sau:
Video
Clip: Hội thoại 1
Video
Clip: Hội thoại 2
Mời các bạn ghi nhớ tên một số món ăn Việt Nam và một số từ mới.
Thịt lợn (pork)
Cua bể (crap)
Nước chấm (sauce)
Nước mắm (fish sauce)
Nem (spring roll)
Canh chua (sour thin soup: to be eaten with rice)
Cá kho (salted fish)
Thịt gà (chicken)
Gà ta (farm chicken)
ăn trước (to eat fish)
Làm bằng (những) gì ? (What is it made of ?)
Một số thứ nữa (and some other ingredients).
Trong bài này chúng ta học từ "bằng"
để chỉ ý nghĩa chất liệu làm nên cái gì đó.
Nước chấm pha bằng nước mắm,
chanh, tỏi...
(This sauce is made of fish sauce, lemon, garlic... )
Ví dụ: Chú Thạch ơi chiếc ghế này làm bằng gì ạ ?
Chiếc ghế này làm bằng gỗ, cháu ạ. (made of wood)
Video
Clip: Giới thiệu từ mới
Xin các bạn lưu ý, trong các câu hỏi và câu trả lời có từ
"bằng" như trên đây, động từ
làm có thể vắng mặt.
Cái bàn này làm bằng gỗ.
Cái bàn này bằng gỗ.
Mời các bạn làm bài tập.
Video
Clip: Ôn tập 1
Video
Clip: Ôn tập 2
Trong bài này chúng ta học cách so sánh. Khi thể hiện ý so sánh sự
vật này (A) có tính chất gì đó nhiều hơn, cao hơn sự vật khác (B) chúng
ta nói theo mẫu:
A + tính từ (adjective) + hơn +
B
Ví dụ: Thành phố Hồ Chí Minh rộng hơn Hà Nội.
Mời các bạn làm bài tập.
Video
Clip: Câu so sánh với nhiều hơn, cao hơn 1
Video
Clip: Câu so sánh với nhiều hơn, cao hơn 2
Các bạn thân mến, công thức so sánh hơn cũng có thể áp dụng cho
người, cả về hình thức lẫn tính cách.
Ví dụ: Anh Hùng vui tính hơn anh
Chinh.
Mời các bạn làm bài tập.
Video
Clip: Bài tập
Chúng ta học cách nói so sánh ngang bằng. Khi trả lời câu hỏi so
sánh hai sự vật A với B, muốn thể hiện ý A không hơn không kém B, chúng
ta có thể nói gọn (tính từ: adjective) như nhau.
Ví dụ: Phố Lý Thường kiệt và phố
Trần Hưng Đạo ở Hà Nội dài như nhau.
Video
Clip: Câu so sánh ngang bằng
Mời các bạn đọc đoạn hội thoại sau:
Dialogue:
Thạch, Thu đi mua sách. Thạch
nhấc hai quyển từ điển, một quyển mỏng, một quyển dày.
Thu: Anh Thạch ơi, quyển này mỏng hơn, chắc ít từ hơn.
Thạch: ừ, quyển này dày hơn, nhiều từ hơn. Nhưng hai quyển giá đắt
như nhau.
Thu: Thế quyển nào tốt hơn hả anh ?
Thạch: Giá đắt như nhau. Có thể cũng tốt nhu nhau.
Thu nhấc hai quyển khác.
Thu: Anh Thạch này, quyển này 237 trang. Quyển này cũng 237 trang.
Hai quyển dày như nhau và giá như nhau.
Thạch chỉ một trong hai cuốn.
Thạch: Nhưng quyển này nổi tiếng hơn.
Video
Clip: Hội thoại 3
Các bạn thân mến, khi đánh giá một sự vật có đặc điểm nào đó hơn
tất cả các sự vật khác đem ra so sánh, chúng ta dùng mẫu:
.... tính từ + nhất
(adjective) + the most
Ví dụ: Phở Hà Nội ngon nhất.
Mời các bạn làm bài tập.
Video
Clip: Bài tập
Xin các bạn lưu ý một điều. Trong bữa ăn, chủ nhà người Việt
thường hay mời khách và lấy thức ăn cho khách.
Đối với bạn quen, chúng ta mời bạn ăn thêm thân mật như trong bữa
cơm nhà Thu. Đối với người lớn tuổi hoặc khi cần giữ nghi thức, chúng ta
phải nói:
Mời... ăn thêm/uống thêm một
chút nữa (ạ)
Ăn xong, chủ và khách sẽ cùng nhau uống chè, cà phê, hoặc cũng có
thể ăn hoa quả tươi.
Mời các bạn làm bài tập.
Video
Clip: Bài tập
相关文章:
|