Bài 33:
Giao thông
(Unit 33: Traffic)
|
Xe
Xích lô |
Mời các bạn tập đánh vần những từ ngữ sau đây:
Nay mai, máy bay, ngủ say, làm
sai, hai tay, đau tai, đôi vai, vay tiền, ve vẩy.
Giầu đâu đến kẻ ngủ trưa
Sang đâu đến kẻ say sưa tối ngày.
Video
Clip: Luyện âm
Mời các bạn đọc đoạn hội thoại sau:
Dialogue:
Phương là Việt kiều mới về Việt Nam. Cô đang học tiếng Việt, cô
nói chuyện với thầy giáo dạy tiếng Việt về giao thông ở Hà Nội.
Phương: Em chào thầy ạ.
Tuấn: à, chào Phương. Em ngồi đi.
Phương: Vâng.
Tuấn: Hôm nay em đến đây bằng gì ?
Phương: Dạ. Em đi bằng xe đạp ạ.
Tuấn: Em đã đi chơi ở Hà Nội nhiều chưa ?
Phương: Dạ chưa ạ. Tuy em ở Hà Nội hơn một tháng rồi nhưng em ít
đi chơi ạ.
Tuấn: Em đã nghe nói nhiều về Hà Nội chưa ?
Phương: Dạ, em nghe nói về Hà Nội nhiều rồi ạ.
Tuấn: Hôm nay chúng ta nói chuyện về giao thông nhá.
Phương: Vâng. Thưa thầy, giao thông ở Hà Nội thế nào ạ ?
Tuấn: Giao thông ở Hà Nội tuy chưa hiện đại nhưng cũng được.
Phương: ở Hà Nội có những phương tiện giao thông gì ạ ?
Tuấn: Có máy bay, tàu hoả, ô tô và một số loại xe khác nữa.
Phương: Đi lại trong thành phố thì thế nào ạ ?
Tuấn: Trong thành phố thì người ta đi xe máy, xe đạp, tắc xi, xe
buýt.
Phương: Thưa thầy, em thấy ít xe buýt ạ.
Tuấn: Đúng, xe buýt ở Hà Nội không nhiều. Mặc dù thành phố có xe
buýt nhưng người ta lại thích đi xe máy.
Phương: Nhưng em thấy Hà Nội cũng có khá nhiều tắc xi ạ.
Tuấn: Đúng.
Phương: Đi tắc xi tuy hơi đắt nhưng rất tiện lợi ạ.
Tuấn: Đúng. Rất tiện, em gọi lúc nào cũng được.
Phương: Thưa thầy em nghe nói ở Hà Nội có xe ôm. Thế xe ôm là gì
ạ?
Tuấn: Xe ôm là xe máy chở khách. Khi đi trên đường, khách phải
giữ lấy người lái xe, vì thế gọi là xe ôm.
Phương: Thế ạ. Cõ lẽ đây là phương tiện đi lại rất đặc biệt ở Hà
Nội.
Tuấn: Cõ lẽ thế, ở Hà Nội chỗ nào cũng có xe ôm.
Phương: Thưa thầy có xe đạp ôm không ạ ?
Tuấn: Không. Nhưng Hà Nội có xích lô.
Phương: A, đúng rồi. Xích lô rất đặc biệt. Em đi rồi ạ.
Tuấn: Em thấy thế nào ?
Phương: Rất hay ạ, xích lô tuy chậm nhưng đi dạo chơi thì rất hợp
ạ.
Tuấn: ở Hà Nội vẫn có nhiều người đi xe đạp.
Phương: Vâng.
Tuấn: Xe đạp tuy đơn giản nhưng rất tiện lợi. ở Hà Nội nhà nào
cũng có một vài cái.
Phương: Em cũng mới mua một cái ạ.
Tuấn: Thế à.
Phương: à, thưa thầy, Hà Nội hay bị tắc đường ạ.
Tuấn: Đúng.
Phương: Vì sao ạ ?
Tuấn: Vì xe cộ nhiều quá, mà đường thì hẹp.
Phương: Vâng. Khi bị tắc đường, cảnh sát vất vả lắm.
Tuấn: Đúng. Mặc dù ngành giao thông rất cố gắng nhưng Hà Nội vẫn
còn bị tắc đường.
Video
Clip:Hội thoại
Mời các bạn ghi nhớ một số từ ngữ mới sau:
nghe nói (về) - are/ is told
about
nói chuyện - to talk
về... - about...
giao thông - traffic
tuy ... nhưng - though...
hiện đại - modern
phương tiện - means (of transport)
xe buýt - bus
mặc dù ... nhưng - though...
ít - a little/ a few
thưa (- thầy) - sir
chở - transport
khách (hành -) - passenger(s)
người lái xe - driver
đặc biệt - special
xe đạp - bicycle
xe đạp ôm - taxi bicycle
dạo chơi - to stroll
đơn giản - simple
tiện lợi - convenient
tắc đường - traffic jam
hẹp - narrow.
Video
Clip: Từ mới
Trong bài này chúng ta học cách nói theo mẫu:
(nói/ nghĩ/ viết ...) về ... (ai/ cái gì).
Cách nói này thể hiện những hành động vừa nói hướng đến
ai, cái gì đứng sau từ
về.
Ví dụ: Chúng tôi thường nghĩ về
Hà Nội.
Câu hỏi của cách nói trên là:
... về ai ? ... về cái gì ?
Ví dụ: Các anh nói về cái gì ?
Chúng tôi nói về Hà Nội.
Video
Clip: Cách nói theo mẫu: (nói/ nghĩ/ viết ...) về ... (ai/ cái gì)
Mời các bạn làm bài tập. Chúng tôi cho các câu hỏi và từ ngữ gợi
ý để trả lời.
Ví dụ: Anh Kim thường nghĩ về
ai ? (chị Hà)
Anh Kim thường nghĩ về chị Hà.
Video
Clip: Bài tập
Mời các bạn luyện tập.
Ví dụ: Anh Kim thường nghĩ về
chị Hà phải không ?
Vâng, anh Kim thường nghĩ về chị Hà.
Video
Clip: Luyện tập
Chúng ta làm quen với cách dùng kết cấu
... tuy (though) ... A nhưng (but) ... B.
Kết cấu này thể hiện ý: nội dung ở phần B trái lại hoặc khác với điều mà
phần A thường có thể dẫn đến.
Ví dụ: Ngôi nhà này tuy bé
nhưng đẹp. (This house though small but nice).
Video
Clip: Kết cấu: ... tuy (though) ... A nhưng (but) ... B
Mời các bạn làm bài tập. Chúng tôi cho hai phần A và B, các bạn
dùng kết cấu ... tuy ... nhưng ...
để nối lại thành câu hoàn chỉnh.
Ví dụ: Đường phố này ... nhỏ
... sạch và đẹp.
Đường phố này tuy nhỏ nhưng sạch và đẹp.
Video
Clip: Bài tập
Kết cấu câu: Mặc dù A ... nhưng ... B ... cách nói này thể hiện sự
trái ngược giữa A với điều xảy ra ở B.
Ví dụ: Mặc dù bị ốm nhưng chị
ấy vẫn đi học
Các bạn chú ý: Kết cấu trên từ
nhưng có thể vắng mặt.
Video
Clip: Kết cấu câu: Mặc dù A ... nhưng ... B ...
Mời các bạn làm bài tập. Chúng tôi cho hai phần A và B, các bạn
dùng kết cấu Mặc dù ... nhưng ...
để nối lại thành câu hoàn chỉnh.
Ví dụ: ... rất mệt ... anh ấy
vẫn đi làm.
Mặc dù rất mệt nhưng anh ấy vẫn đi làm.
Video
Clip: Bài tập
相关文章:
|