Bài số 9: Ngày trong tuần và giờ phút
|
|
Bài số 9: Ngày trong tuần và giờ phút
(Unit 9: Days of the week & Telling the time)
|
Các bạn thân mến trong bài này chúng ta học cách hỏi và trả lời
các ngày trong tuần, cách nói giờ bằng tiếng Việt. Ví dụ:
2 giờ chiều ngày Thứ Hai (2
p.m. on Monday)
Và chúng ta học cách nói về những sự kiện xảy ra hàng ngày, hàng
tuần. Ví dụ:
Sáng Thứ Tư mình đi Nha Trang
(I'm flying to Nha Trang on Wednesday morning).
Về phát âm chúng ta luyện phân biệt những nguyên âm sau đây:
u... ô... uô/ ua.
Trước hết mời các bạn luyện âm:
Thu... thô... thua
Bù... bồ... bùa
Củ... cổ... của
Giũ... giỗ... giũa
Lú... lố... lúa
Lu... lộ... lụa
Thun... thôn... thuôn
Chùn... chồn... chuồn
Đúng... đối... đuối
Giũi... dỗi... duỗi
Múi... mối... muối
Bụt... bột... buột.
Video
Clip: Luyện âm
Mời các bạn đọc đoạn hội thoại sau:
Dialogue:
Thu: Hương ơi, mấy giờ rồi em ?
Hương: Bảy giờ mười lăm rồi, chị ạ.
Thu: Thế à ? Chị đi làm đây. Em có đi học không ?
Hương: Có. Hôm nay thứ hai, em học chiều. Chiều nay mấy giờ chị
về ?
Thu: Năm giờ chị về. Tám giờ em với chị đi thăm anh Thanh nhé.
Hương: Ôi, không được rồi. Sáu giờ anh ánh đến đây. Tám giờ em
với anh ấy đi xem phim chị ạ.
Thu: Thế à ? Thôi chị đi đây.
Hương: Vâng.
Ông Thanh: Chào chị. Chị làm ơn cho tôi hỏi mấy giờ rồi ?
Hương: Chín giờ kém hai mươi bác ạ.
Ông Thanh: Cám ơn cô.
Hương: Dạ, không có gì.
Trang: Công ty FACO xin nghe.
Sơn: Trang à. Sáng nay 8 giờ tôi đi họp. 10 giờ tôi về văn phòng.
11 giờ tôi tiếp ông Hưng nửa tiếng.
Trang: Vâng... Anh ạ, chiều nay 3 giờ ông Đàm đến gặp anh khoảng
1 tiếng. 5 giờ anh Hải đưa anh lên sân bay.
Sơn: Mấy giờ máy bay cất cánh cô nhỉ ?
Trang: 7 giờ 5 ạ.
Sơn: Thế à ?
Trang: Vâng.
Sơn: Thế nhé. Cám ơn cô.
Trang: Chào anh.
Hương: Giám đốc đi công tác Singapore à ?
Trang: Ừ... Thế còn tuần này các anh, các chị đi đâu ? Tôi ghi
nhé, để báo cáo giám đốc.
Ngọc Ánh: Hôm nay thứ hai. Ngày mai thứ ba, mình đi Huế. Thứ bảy
về Hà Nội. Tuần này Hương có đi đâu không ?
Hương: Có. Thứ tư mình đi thành phố Hồ Chí Minh. Chủ nhật vào
Vũng Tàu. Trang này, thứ năm anh Thịnh đi Bắc Ninh phải không ?
Trang: Ừ... Thứ năm anh ấy đi, thứ sáu anh ấy về đây. Thứ bảy
mình cũng đi Bắc Ninh. Mệt quá.
Hương: Anh Ánh ơi. Vé tàu đi thành phố Hồ Chí Minh bao nhiêu tiền
?
Ngọc Ánh: Anh cũng không rõ lắm. Em hỏi 1080 xem, cho chính xác.
Hương: Alô ! Chị làm ơn cho biết giá vé tàu 32 tiếng đi thành phố
Hồ Chí Minh giá bao nhiêu tiền ạ ?... Dạ cám ơn chị. Thế còn vé máy bay
khứ hồi ạ ?... Vâng. Xin cảm ơn chị.
Hương: Ôi, vé tàu 32 tiếng một lượt là 639.000 đồng (Sáu trăm ba
mươi chín nghìn đồng). Khứ hồi không giảm giá, tức là 1.278.000 (Một
triệu hai trăm bảy mươi tám nghìn đồng).
Ngọc Ánh: Thế vé máy bay bao nhiêu tiền ?
Hương: 1.800.000 đồng (Một triệu tám trăm nghìn đồng), khứ hồi.
Có lẽ em đi máy bay cho nhanh.
Video
Clip: Hội thoại
Chúng ta luyện cách nói giờ đúng bằng tiếng Việt:
Các bạn nói con số + từ "giờ".
Ví dụ: 2 giờ... ; 5 giờ... ; 12 giờ...
; 3 giờ... ; 4 giờ... ; 7 giờ...
Sau giờ là số đếm + phút.
Từ "phút" thường vắng
mặt. Ví dụ: 7 giờ 5... ; 7 giờ 10... ;
7 giờ 15...
Ba mươi phút thường được nói là rưỡi. Ví dụ:
30 phút = rưỡi ; 7 giờ rưỡi... ; 8 giờ rưỡi...
Xin mời các bạn làm bài tập nói giờ.
Video
Clip: Luyện cách nói giờ
Để hỏi giờ, đối với người quen, chúng ta có thể nói:
Từ xưng hô/ tên riêng + ơi + mấy giờ rồi
(ạ).
Từ "ạ" được dùng
khi chúng ta cần phải tỏ sự tôn trọng, lễ phép. Khi trả lời (nói giờ)
người ta thêm từ "rồi"
ở cuối câu. Ví dụ:
Hương ơi, mấy giờ rồi ? 3 giờ
rồi, chị ạ.
Chị Thu ơi, mấy giờ rồi ? 5 giờ rồi, em ạ.
Mẹ ơi, mấy giờ rồi ? 7 giờ rồi, con ạ.
Mời các bạn làm bài tập.
Video
Clip: Cách xưng hô khi hỏi giờ
Khi hỏi người lạ, để tỏ thái độ lịch sự, chúng ta nói:
Ông/ Bà/ Anh/ Chị ... làm ơn cho hỏi...
Xin chú ý: Với người quen chúng
ta không nói như vậy.
Ông Thanh: Chào chị. Chị làm ơn
cho tôi hỏi mấy giờ rồi ?
Hương: Chín giờ kém hai mươi bác ạ.
Ông Thanh: Cảm ơn cô.
Hương: Dạ, không có gì.
Xin mời các bạn làm bài tập.
Video
Clip: Bài tập
Để nói số phút còn thiếu của giờ, chúng ta dùng mẫu:
Số đếm + giờ + kém + số đếm + (phút)
. Từ "phút"
thường vắng mặt. Ví dụ: 8 giờ kém 10 ;
5 giờ kém 25...
Mời các bạn làm bài tập.
Video
Clip: Cách nói số phút còn thiếu của giờ
Tiếng = giờ là đơn vị thời gian bằng 60 phút:
Tiếng = giờ (60 phút)
Từ này hay dùng khi nói. Trong khoa học, sách vở, người ta hay
dùng từ "giờ".
Xin mời các bạn làm bài tập.
Video
Clip: Bài tập
Mời các bạn đọc đoạn hội thoại sau:
Dialogue:
Thu: Một tuần lễ có mấy ngày ?
Anh Thư: Một tuần lễ có bảy ngày ạ.
Thu: Đó là ngày nào ?
Huyền: Đó là: Thứ hai, thứ ba, thứ từ, thứ năm, thứ sáu, thứ bảy,
chủ nhật ạ.
Thu: Giỏi lắm. Các con cùng nhắc lại những ngày trong tuần nhé...
Bây giờ các con biểu diễn bài "Thứ hai là ngày đầu tuần" nhé.
Video
Clip: Hội thoại
Khi hỏi về ngày trong tuần, chúng ta dùng câu hỏi:
Thứ mấy ? ; Hôm nay là thứ mấy ?
Xin mời các bạn làm bài tập.
Video
Clip: Hỏi về ngày trong tuần
Mời các bạn đọc các số đếm sau đây:
Let's read the following numbers.
Số 0 sau số hàng trăm đọc là "linh"
hoặc "lẻ"
101... Một trăm linh một.
302... Ba trăm linh hai.
903... Chín trăm linh ba.
110... Một trăm mười.
199... Một trăm chín chín.
200... Hai trăm
300... Ba trăm.
500... Năm trăm.
800... Tám trăm.
1.000... Một nghìn.
9.000... Chín nghìn.
1.000.000.... Một triệu.
2.000.000... Hai triệu.
Mời các bạn đọc những con số sau đây:
$ 1.000... Một nghìn đô la.
$ 205... Hai trăm linh năm đô la.
$ 3.700... Ba nghìn bảy trăm đô la.
1.800.000... Một triệu tám trăm nghìn đồng.
503.000... Năm trăm linh ba nghìn đồng.
405.000... Bốn trăm linh năm nghìn đồng.
Mời các bạn đọc các năm sau đây:
1972... Năm một nghìn chín trăm
bảy hai.
1946... Năm một nghìn chín trăm bốn sáu.
1950... Năm một nghìn chín trăm năm mươi.
1987... Năm một nghìn chín trăm tám bảy.
Video
Clip: Tập đọc số đếm
相关文章:
|