Bài 17:
Hỏi đường
(Unit 17: Asking the way)
|
Hồ
Gươm - Hà Nội |
Các bạn thân mến, trong bài này chúng ta học cách hỏi đường bằng
tiếng Việt, ví dụ:
Anh cho hỏi Nhà hát Lớn ở đâu ạ
?
Và tập đếm số thứ tự bằng tiếng Việt, ví dụ: Thứ nhất, thứ nhì...
Bài học gợi nhớ cho các bạn một số hình ảnh Hà Nội, Thủ đô thân
yêu của chúng ta.
Thưa các bạn, từ bài này chúng ta không luyện những âm riêng lẻ
nữa mà bắt đầu những bài tập đọc. Chúng ta tập đọc một số câu ca dao:
Lời nói chẳng mất tiền mua (We
do not have to pay for our words)
Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau (We'd better choose good language
to please the listener).
Video
Clip: Luyện âm
Mời các bạn đọc đoạn hội thoại sau:
Dialogue:
Lan Hương là người Quảng Ninh,
đây là lần đầu tiên cô đến Hà Nội. Đến nơi cô phải hỏi thăm đường về nhà
người quen. Sau đó anh họ cô dẫn cô đi chơi Hà Nội, vì đến Hà Nội lần
đầu tiên nên cái gì cũng lạ, đường nào cũng mới. Cô phải luôn luôn hỏi:
ở đâu ? đường nào ?...
Lan Hương: Chào anh. Anh cho hỏi gần đây có điểm chờ xe buýt nào
không ạ ?
Hùng: Có, em đi thẳng đường này khoảng hơn 200 mét.
Lan Hương: Cám ơn anh ạ.
Hùng: Không có gì.
Lan Hương: Anh ánh:
Ngọc ánh: Ô, Lan Hương, vào đi em. Em lên Hà Nội sao không gọi điện cho
anh ra đón.
Lan Hương: Em xuống tàu rồi đi xe buýt đến đây. Cũng tiện lắm anh
ạ.
Lan Hương: Anh ánh ơi, Ngân hàng Công thương ở đâu ạ ?
Ngọc ánh: ở 23 Phan Chu Trinh. Em đi thẳng phố này, qua 3 ngã tư,
đến phố Phan Chu Trinh thì rẽ tay phải, Ngân hàng ở bên tay trái.
Lan Hương: Từ đây đến đó có xa không ạ ?
Ngọc ánh: Không xa lắm, gần thôi. Nếu em cần, lát nữa anh đưa đến
đó.
Lan Hương: Anh ánh ơi, Bảo tàng Mỹ thuật ở đâu ạ ?
Ngọc ánh: ở gần Văn Miếu, số 66 Nguyễn Thái Học.
Lan Hương: Từ đây đến đấy có xa không anh ?
Ngọc ánh: Không xa lắm.
Lan Hương: Từ Văn Miếu đến Bảo tàng Mỹ thuật có xa không anh ?
Ngọc ánh: Gần lắm, khoảng 100 mét.
Lan Hương: Thế thì gần quá. à, anh có biết Sứ quán Mỹ ở đâu không
?
Ngọc ánh: Có, ở số 7 phố Láng Hạ, gần khách sạn Fortuna.
Lan Hương: Thế Bệnh viện Quốc tế ở đâu anh ?
Ngọc ánh: ở cạnh Bệnh viện Bạch Mai.
Lan Hương: Chiều nay, nếu em rảnh, em sẽ đi thăm chị Hà. Nhà chị
ấy ở trước cửa Bệnh viện Quốc tế.
Video
Clip: Hội thoại
ở Việt Nam khi muốn hỏi đường các bạn bắt đầu bằng một câu chào
như:
Chào anh (chị, chú, cô...)
và sau đó bắt đầu bằng câu hỏi đường bằng:
Anh (chị, bác...) cho hỏi...
Anh cho hỏi bến xe buýt ở đâu ạ ?
Mời các bạn làm bài tập.
Video
Clip: Hỏi đường
Khi muốn biết có cái gì gần chỗ ta đang ở đó hay không, chúng ta
có thể hỏi:
(ở) gần đây có ... (nào) không
?
hoặc: Có ... (nào ở) gần đây không ?
Ví dụ:
Gần đây có hiệu cắt tóc nào
không ?
Có hiệu cắt tóc nào ở gần đây không ?
Mời các bạn làm bài tập.
Video
Clip: Đặt câu hỏi với: Có... (nào ở) gần đây không ?
Chỉ đường thật là phức tạp, lúc thì rẽ phải, lúc thì rẽ trái, rồi
đi thẳng một lúc là rối tung lên. Nhưng tạm thời các bạn hãy ghi nhớ một
số câu thường dùng.
Đi thẳng (go straight)
Rẽ trái (turn left)
Rẽ phải (turn right)
Đến đầu đường rẽ trái (turn left at the corner of the street)
Rẽ phải vào phố Hai Bà Trưng (turn left into Hai Ba Trưng street).
Mời các bạn làm bài tập.
Video
Clip: Ôn tập
Chúng tôi xin giới thiệu bài hát "Hà Nội phố" của nhạc sỹ Phú Quang để
gợi nhớ lại hình ảnh về đất Thăng Long.
Video
Clip: Bài hát: Hà Nội phố 1
Video
Clip: Bài hát: Hà Nội phố 2
Trong khi chỉ dẫn đường đi lối lại chúng ta hay phải dùng đến số
thứ tự, ví dụ:
ngã tư thứ hai (the second
corner of the street)
Vậy cách nói số thứ tự trong tiếng Việt như thế nào ? Các bạn chỉ
việc thêm từ "thứ" vào
trước số đếm thường. Ví dụ:
Số đếm: 8
Số thứ tự: Thứ tám
Thứ nhất
Thứ tư
Các bạn chú ý: Chúng ta không nói thứ một mà nói thứ nhất.
Chúng ta không nói thứ bốn mà nói thứ tư.
Video
Clip: Số thứ tự
Mời các bạn làm bài tập.
Video
Clip: Bài tập
Trong tiếng Việt kết cấu từ...
đến... (from... to...) có thể dùng để nói về khoảng cách
không gian hoặc thời gian. Ví dụ:
Từ Hà Nội đến Huế (không gian)
Từ 8 giờ đến 12 giờ (thời gian). .
Nhóm từ này cũng hay được dùng để hỏi đường và chỉ đường.
Ví dụ:
Từ Hà Nội
đến Huế có
xa không ?
Không xa lắm. Gần thôi (hoặc rất gần)
Video
Clip: Kết cấu câu: ...từ... đến...
Khi chỉ đường, chúng ta thường lấy một vị trí nào đó để so sánh.
Khi xác định vị trí của vật này so với vật khác chúng ta có thể nói theo
mẫu:
A (ở)....... B
A ở
đằng sau
B (A is behind B).
Mời các bạn làm bài tập.
Video
Clip: Bài tập
相关文章:
|