Bài 26: Ôn
tập
(Unit 26: Consolidation)
|
Chùa
Trấn Quốc |
Trong bài này chúng ta sẽ tập đọc bằng cách đánh vần từng tiếng một. Mỗi
tiếng của tiếng Việt bao giờ cũng có phần vần và có thể có một phụ âm (viết
bằng một hoặc hai, ba con chữ) đứng đằng trước. Nếu gặp một tiếng mà
chưa biết cách đọc chúng ta làm như sau:
??????1. Tách tiếng đó ra thành hai phần: Phần vần và phụ âm:
??????Ví dụ: Việt = iêt ... V
??????2. Tách dấu thanh riêng ra: "nặng (.)"
??????3. Đọc phần vần lên "iêt",
ghép thêm phụ âm vào đằng trước "V ...
iêt ... Viêt", rồi ghép thêm dấu thanh để được âm đọc đầy
đủ " V ... iêt ... Viêt ... nặng (.)
... Việt"
?Video
Clip: Tập đánh vần từng tiếng một
??????Từ Việt Nam chúng ta đánh vần như sau:
??????Việt = iêt...V; V...iêt...Viêt...nặng(.)
... Việt.
??????Nam = am...N; N...am...Nam.
??????Một cây làm chẳng nên non
??????Ba cây chụm lại nên hòn núi cao.
?Video
Clip: Ôn tập
??????
Bầu ơi
thương lấy bí cùng
Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn.
Không ngoan đối đáp người ngoài
Gà cùng một mẹ chớ hoài đá nhau.
?Video
Clip: Ôn tập
??????Mời các bạn đọc đoạn hội thoại sau:
??????Dialogue:
??????Phương: Dung ngồi đây uống nước.
??????Dung: Ừ, Hoa đi vắng à ?
??????Phương: Không, đi chợ. Hôm nay Dung có rảnh không. Nếu rảnh thì ở
đây ăn cơm với bọn mình nhá.
??????Dung: Cũng được.
??????Phương: Dung ra hôm nào ?
??????Dung: Ra hôm thứ ba.
??????Phương: Đi bằng máy bay à ?
??????Dung: Không. Mình đi tàu.
??????Phương: Sao không đi máy bay ?
??????Dung: Mình thích đi tàu hơn máy bay. Đi tàu vừa rẻ, vừa được ngắm
cảnh hai bên đường. Đi máy bay vừa nhanh vừa tiện nhưng không được ngắm
cảnh hai bên đường.
??????Phương: Lần này Dung vào trong ấy có gì hay không ?
??????Dung: Có nhiều cái hay lắm. Mình vào hai mươi ngày, vừa làm việc
vừa được nghỉ. Làm việc mươi ngày, đi nghỉ mươi ngày.
??????Phương: Nghỉ ở đâu ?
??????Dung: Mình đi Vũng Tàu một ngày, đi Cần Thơ dăm ngày, đi Tây Ninh
vài ngày.
??????Phương: Dung được đi nhiều nơi nhỉ. Mình ở nhà bận quá. Thứ bảy
tuần trước phải đi làm. Thứ bảy tuần này cũng vẫn phải đi làm. Tuần sau
mình được nghỉ từ thứ tư đến chủ nhật.
??????Dung: Mình đến thăm Thi một buổi. Tháng trước nó bị ốm.
??????Phương: Nó bị làm sao ?
??????Dung: Bị cúm. Sau đó đau bụng.
??????Phương: Cuối tháng này mình cũng đi thành phố Hồ Chí Minh. Không
biết nên đi ô tô, tàu hỏa hay máy bay.
??????Dung: Đừng đi ô tô ?
??????Phương: Sao không đi ô tô.
??????Dung: Đi ô tô vừa mệt vừa bất tiện.
??????Dung: Nếu đi tàu thì thế nào ?
??????Phương: Đi tàu vừa thoải mái, vừa rẻ. Nếu đi tàu S1 thì chỉ mất 32
tiếng thôi. Nếu đi tàu S3, S5, S7 thì mất 41 tiếng.
??????Dung: Mình muốn đến ga Sài Gòn vào ban ngày.
??????Phương: Nếu muốn đến ga Sài Gòn vào ban ngày thì phải đi tàu S3,
S7.
??????Dung: Nhưng có lẽ mình đi máy bay.
??????Phương: Dung thích đi máy bay à ?
??????Dung: Ừ. Mình muốn đi máy bay vì chưa được đi máy bay bao giờ.
?Video
Clip: Hội thoại
??????Các bạn ghi nhớ những từ ngữ mới sau đây:
??????ngắm cảnh (to watch the scene)
??????hai bên đường (on the two sides of the road)
??????nhanh (fast)
??????tiện (convenient)
??????lần này (this time)
??????vào trong ấy (to go there)
??????nhiều cái hay (a lot of interesting things)
??????nghỉ (on leave)
??????cúm (flu)
??????nên (should)
??????(đi) thế nào (how to do smth)
?Video
Clip: Từ mới
??????Các bạn có nhớ kết cấu ... nếu
... thì ... không ? Kết cấu này dùng để thể hiện quan hệ
của nguyên nhân hoặc điều kiện (A) với kết quả (B).
??????Ví dụ: Nếu đi tàu S1 thì chỉ mất
32 tiếng thôi.
?Video
Clip: Kết cấu câu ... nếu... thì ...
??????Mời các bạn làm bài tập.
?Video
Clip: Bài tập
??????Chúng ta đã học cách dùng từ
phải, cần phải khi người nói cho rằng thực hiện việc gì
đó là cần thiết, bắt buộc, mặc dù mình không cần, không muốn thực hiện.
?Video
Clip: Ôn tập
??????Mời các bạn làm bài tập
?Video
Clip: Bài tập
??????Các bạn thân mến, trong bài 24 chúng ta đã học cách dùng từ
bị để thể hiện ý tiếp nhận
hoặc có cái gì đó không may mắn, không có lợi.
??????Ví dụ: Anh ấy bị ốm.
?Video
Clip: Ôn tập
??????Ngược lại với từ bị, phải
chúng ta đã học từ được để thể hiện ý có cái gì hoặc tiếp nhận
cái gì mà người nói cho là may mắn, có lợi.
??????Ví dụ: Em Lan được điểm 10.
?Video
Clip: Ôn tập
??????Mời các bạn làm bài tập.
?Video
Clip: Bài tập
??????Mời các bạn đọc đoạn hội thoại sau:
??????Dialogue:
??????Phương: Nhà anh sắp xây xong
chưa ?
??????Quang: Sắp xong rồi. Khoảng nửa tháng nữa.
??????Phương: Nhà anh rộng bao nhiêu mét vuông ?
??????Quang: 80 mét vuông một tầng.
??????Hương: Anh xây mấy tầng ?
??????Quang: Ba tầng.
??????Hương: Rộng quá nhỉ.
??????Quang: Cũng được
??????Liên: Phòng khách rộng bao nhiêu mét ?
??????Quang: Phòng khách 35 mét vuông, bếp 25 mét vuông.
??????Liên: Anh làm mấy phòng ngủ ?
??????Quang: Năm phòng.
??????Liên: Mỗi phòng ngủ rộng bao nhiêu mét ?
??????Quang: Mỗi phòng rộng 18 mét vuông.
??????Các bạn thân mến, trong câu chuyện trên đây có cách nói:
Tính từ (T) + Số từ (S) + mét/cân .....
Trong câu nói thỉnh thoảng tính từ có thể vắng mặt.
??????Ví dụ:
??????D: Phòng khách rộng bao nhiêu
mét ?
??????A: Phòng khách 35 mét vuông, bếp 25 mét vuông.
??????D: Mỗi phòng ngủ rộng bao nhiêu mét ?
??????A: Mỗi phòng rộng 18 mét vuông.
?Video
Clip: Ôn tập
相关文章:
|