Bài số 38:
Ôn tập
Unit 38: Consolidation
|
Trong phần luyện âm chúng ta sẽ tập đọc
những tiếng sau đây:
ùng, ục, ông, ốc, ôi, oi, ôm, om, uôm,
uốn, oai.
ùng = u - ng (ngờ) - ung - huyền - ùng.
Ôm ông, con ốc, đỏ ối, ôn tập, y uôm, oai vệ, tối om, chói lọi, uốn tóc.
?Video
Clip: Luyện âm
Trong bài ôn tập , chúng ta sẽ ôn lại một số cách nói, cách dùng từ đã
học trong những bài trước. Các bạn có nhớ cách dùng từ
với nhau đứng sau động từ để
thể hiện ý có hai hay nhiều người, nhiều vật cùng hành động và cùng có
chung mục đích gì đó.
Ví dụ: Họ nói tiếng Việt với nhau.
?Video
Clip: Cách dùng từ với nhau
Mời các bạn làm bài tập. Các bạn thêm từ
với nhau vào cuối câu và tạo
thành câu hoàn chỉnh.
Ví dụ: Họ nói tiếng Việt ...
Họ nói tiếng Việt với nhau.
?Video
Clip: Bài tập
Trong bài 33, chúng ta đã học cách dùng kết cấu
tuy ... A nhưng ... B để nói
rằng nội dung ở phần B trái lại hoặc khác với điều mà phần A thường có
thể dẫn đến.
Ví dụ: Bài hát này tuy ngắn nhưng rất
hay.
?Video
Clip: Cách dùng kết cấu câu tuy ... A nhưng ... B
Mời các bạn làm bài tập. Các bạn tập trả lời khẳng định những câu hỏi.
Ví dụ: Đi tàu hỏa tuy rẻ nhưng không
nhanh phải không?
Vâng, đi tàu hỏa tuy rẻ nhưng không nhanh.
?Video
Clip: Bài tập
Chúng ta cũng đã học cách nói Mặc dù
A... nhưng ... B để thể hiện sự trái ngược giữa điều được
nói trong A với điều xảy ra ở B.
Ví dụ: Mặc dù trời mưa nhưng họ vẫn đi
chơi.
?Video
Clip: Cách nói Mặc dù A ... nhưng ... B
Mời các bạn làm bài tập. Chúng tôi cho hai phần A và B, các bạn hãy dùng
kết cấu mặc dù ... nhưng ...
để nối chúng lại thành những câu hoàn chỉnh.
Ví dụ: ... rất mệt ... anh ấy vẫn đi
làm.
Mặc dù rất mệt nhưng anh ấy vẫn đi làm.
?Video
Clip: Bài tập
Các bạn thân mến, muốn nói một hành động được thực hiện nhiều lần liên
tiếp như nhau, chúng ta có thể nói theo mẫu
Động từ + đi + động từ + lại.
Ví dụ: nghe/ nghe đi nghe lại.
?Video
Clip: Kết cấu câu động từ + đi + động từ + lại
Mời các bạn luyện tập. Chúng tôi cho câu có động từ, các bạn đưa động từ
vào kết cấu động từ + đi + động từ +
lại để tạo thành câu theo mẫu vừa nghe.
Ví dụ: Anh ấy viết...
Anh ấy viết đi viết lại.
?Video Clip: Luyện tập
Chúng ta đã học cách nói nhờ A mà B
để thể hiện ý có nguyên nhân, lý do tốt đã dẫn đến kết
quả B.
Ví dụ: Nhờ tivi mà chúng ta biết tin
tức rất nhanh.
Mời các bạn làm bài tập. Chúng tôi cho hai phần câu A và B, các bạn dùng
kết cấu nhờ A mà B để
nối lại thành câu hoàn chỉnh.
Ví dụ: ... tập thể dục nhiều ... anh
ấy rất khỏe.
Nhờ tập thể dục nhiều mà anh ấy rất khỏe.
?Video
Clip: Bài tập
Chúng ta đã học cách dùng từ mà
để nối một danh từ với một đoạn câu ở phía sau để nói rõ thêm
cho danh từ ấy.
Ví dụ: Báo mà em thường đọc là Báo Lao
động.
Mời các bạn cùng nghe lại một số câu có cách nói này.
?Video
Clip: Cách dùng từ mà
Chú ý: Về cách đọc và đánh vần.
?Video
Clip: Chú ý
相关文章:
|