Bài số 1: Chào hỏi và mời
|
|
Bài số 1:
Chào hỏi và mời
(Unit 1: Greetings)
|
Trong bài giới thiệu chúng ta đã làm quen với hệ thống âm của
tiếng Việt. Trong bài này chúng ta cùng nhau tập nói tiếng Việt hiện đại.
Today we hope to help you undersantd the Vietnamese language and
Vietnamese customs. We hope you enjoy the programme.
Trong bài này chúng ta học cách chào hỏi nhau.Ví dụ:
Chào anh.
Vâng, chào chị
Và chúng ta luyện phát âm: đa...
ta... tha.
Chúng ta học cách chào người ngang hàng với ta. Ví dụ:
Chào chị.
In this unit we learn to greet our friends.
Chúng ta học chào những người bậc trên. Ví dụ:
Cháu chào bác ạ.
First, it?s important to know how to greet older people, and
people who have a more senior position to us.
Người Việt ngồi ăn cùng mâm, trước khi ăn thường mời nhau. Ví dụ:
Con mời bố mẹ ăn cơm ạ.
Em mời chị ăn cơm ạ.
Mời các bạn luyện âm.
Notice the difference between the two sounds below:
đ... đa
t... ta
Trong tiếng Việt hai âm t...
th là hai âm khác nhau
T and
th are two quite distinctive
sounds
Tôi
- Ngôi thứ nhất số ít (The first singular
person)
Thôi
- (Động từ) dừng lại không làm nữa (Verb: to stop)
Video
Clip: Học cách chào hỏi nhau
Trong giao tiếp hàng ngày có lẽ không có ngày nào là chúng ta
không gặp người quen, người lạ. Vậy chúng ta phải chào hỏi theo các cách
khác nhau.
Everyday we have an opportunity to meet and greet people. When we
catch up with our friends, we greet them informally, but when we meet
strangers, we tend to greet them formally. In Vietnamese how we address
the people we meet indicates to them and to others our relationship to
them.
The Vietnamese do not say good morning, good afternoon or good
evening. One word of greeting is for all parts of the day.
Chào + a proper form of address.
Chào ông.
Những từ xưng hô anh, chị, ông, bà, cô, bác được dùng tuỳ theo
giới, tuổi và địa vị của người được gọi.
Cháu chào ông ạ.
Cháu chào bà ạ.
Cháu chào bác ạ.
Cháu chào cô ạ.
The forms of address are according to the person?s age, gender
and social position.
Chúng ta học sự phân biệt trong xưng hô khi chào nhau:
"Anh" is used
to address to a young man who is about the same age as you, or a man
only a fraction older than you.
"Chị" is used
to address to a young woman who is about the same age as you, or a woman
only a fraction older than you.
"Ông" is used
to address to an older man, of about 60 year. Sometimes it is used to
show a special respect to a young man.
"Bà" is used to
address to an older woman, of about 60 year. Sometimes it is used to
show a special respect to a young woman.
"Bác" is used
to address a middle-aged man or woman who would be about the sam age as
your parents.
Video
Clip: Tập phân biệt từ xưng hô
Khi gặp người trong gia đình, họ hàng, người nói thường chào bằng
từ xưng hô theo quan hệ trong gia đình họ hàng. Ví dụ:
Con chào bố mẹ ạ. Sau đây
mời các bạn ghi nhớ tên gọi theo cây gia đình Việt Nam.
Greeting our relatives requires us to address them formally and
according to the family structure.
Ông... ông... ông (Grandpa)
Cháu chào ông ạ.
Bà... bà... bà (Grandma)
Cháu chào bà ạ
Bố... bố... bố (Dad)
Con chào bố ạ.
Mẹ... mẹ... mẹ (Mum)
Con chào mẹ ạ
Anh... anh... anh (Son)
Em chào anh ạ.
Chị... chị... chị (Daughter)
Em chào chị ạ.
Video
Clip: Ghi nhớ tên gọi theo cây gia đình Việt Nam
Từ "ạ" dùng
cuối lời chào để thể hiện sự lịch sự và lễ phép của người nói, nhất là
khi nói với người bậc trên.
Note how "ạ" is
used at the end of a greeting to show politeness. It is used especially
when you address older people or people in more senior position.
ở Việt Nam, khi con cái rời nhà đi học, đi làm, hoặc đi chơi cũng
phải chào bố mẹ. Trong trường hợp đó bố mẹ không chào con cái mà chỉ nói
"ừ" để tỏ rằng đã nghe,
đã nhận lời chào của con.
In Vietnamese, when a child leaves home each day for school, he
or she has to say goodbye to his or her parents. Note that the parents
do not say anything back. Intead they say
"ừ" to show they have
accepted the greeting.
Con chào mẹ con
đi học ạ.
ừ
Bạn bè còn trẻ đã quen biết, gần gũi nhau, thường chào nhau bằng
cách.
Chào + tên riêng
Ví dụ: Chào An
Đối với người đã quen biết, lâu lâu mới gặp, người Việt thường
chào và hỏi nhau như sau:
Chào Nga. Nga có khoẻ không ?
Chào anh. Khoẻ ạ. Anh có khoẻ không ?
Video
Clip: Ôn tập
Chúng ta vừa thấy người Việt trong những tình huống gặp gỡ chào
hỏi nhau. Còn khi mời mọc nhau, ví dụ như khi mở đầu bữa ăn, người Việt
cũng có những thói quen riêng. Sau khi ngồi vào mâm và trước khi ăn,
người bậc dưới mời người bậc trên trước, người trẻ mời người già trước
và chủ nhà mời khách trước.
We already know how the Vietnamese say Hello to each other, here
is a new situation to consider. Before eating one?s meal, it is
customary to Vietnamese to say some polite words indicatingthat they are
free to start eating. In English we may say "May I start eating ?" or "Let?s
enjoy our meal". The younger people say it to those older than them,
while the hosts may say it to their guests
Con mời bố
ăn cơm ạ.
Con mời mẹ ăn cơm ạ.
Em mời chị ăn cơm ạ.
Khi có khách đến nhà, người Việt có gì muốn mời khách thì đem ra
mời. Chủ nhà không hỏi khách có muốn ăn hay uống gì không, vì hỏi như
thế là không lịch sự. Với khách xã giao gặp lần đầu tiên, có thể nói, ví
dụ: Mời anh, mời chị.
Nếu khách là bạn thân, có thể nói:
Mời Lan
Khách nhận lời mời và nói: Cám
ơn.
When receiving guests into their homes, Vietnamese people do not
tend to ask what they would like to eat or drink. Rather, they just
bring out what they have. Asking the guests what they would like is
considered inpolite. They just bring out what they have and want to
offer their guests.
Video
Clip: Mời nhau trong tiếng Việt
Khi tạm biệt ra về người Việt thường chỉ nói.
Chào + tên riêng hoặc một
đại từ
thích hợp.
When saying goodbye, the Vietnamese use the following pattern:
Chào + a proper form of
address
or Chào + name
Sometimes they add extra words in the following manner.
Chào bác cháu về ạ.
Chào anh, tôi
đi nhé.
Chào Nga, mình về nhé.
Video
Clip: Chào tạm biệt
相关文章:
|