Bài 32: Nói chuyện thời
tiết |
|
Bài 32:
Nói chuyện thời tiết
(Unit 32: About the weather)
|
Hòn
Phu tử |
Chúng ta bắt đầu bài học bằng bài tập đọc. Mời các bạn tập đọc
những từ ngữ sau đây:
Chim sáo, thứ sáu, gian lao,
bông lau, mai sau, vì sao, đi mau, đau đầu.
Cháu chào các chú; Sông Thao; sáu quả đào; càu nhàu; láu lỉnh;
mưa mau.
Video
Clip: Luyện âm
Mời các bạn đọc đoạn hội thoại sau:
Dialogue:
Phương là Việt Kiều ở Mỹ mới về Việt Nam. Cô nói chuyện với thầy
giáo dạy tiếng Việt về thời tiết ở Việt Nam.
Tuấn: Em có hiểu về thời tiết ở
Việt Nam không ?
Phương: Dạ, không ạ. Thời tiết ở Việt Nam thế nào ạ ?
Tuấn: Thời tiết ở miền Nam khác với thời tiết ở miền Bắc.
Phương: Thưa thầy khác thế nào ạ ?
Tuấn: ở miền Bắc, một năm có 4 mùa: mùa xuân, mùa hạ, mùa thu,
mùa đông. Nhưng ở miền Nam mỗi năm chỉ có 2 mùa là mùa khô và mùa mưa
thôi.
Phương: Vâng.
Tuấn: Mùa hạ còn gọi là mùa hè. Vì thế, gọi là mùa hạ cũng được,
gọi là mùa hè cũng được. Nhưng khi nói người ta thường nói là mùa hè.
Phương: Vâng. Thỉnh thoảng mùa đông còn gọi là mùa rét phải không
ạ ?
Tuấn: Đúng. Nhưng người ta thường nói là mùa đông. Mùa hè, mùa
đông ở miền Bắc thì dài hơn mùa thu và mùa xuân.
Phương: Thưa thầy mỗi mùa kéo dài mấy tháng ạ ?
Tuấn: Mùa hè, mùa đông kéo dài khoảng 4 tháng, còn mùa xuân mùa
thu kéo dài khoảng 2 tháng.
Phương: Thưa thầy nhịp độ như thế nào ạ ?
Tuấn: Mùa hè thì trời nóng ấm. Mùa này đã nóng lại còn mưa nhiều.
Phương: Mùa này cũng hay có bão, lụt phải không ạ ?
Tuấn: Đúng. Đã nóng lại hay có bão lụt. Vì thế mùa này còn gọi là
mùa mưa bão.
Phương: Thế mùa đông, mùa thu thì thế nào ạ ?
Tuấn: Mùa thu, trời thường dễ chịu. Mùa đông thì ít mưa, trời rét.
Phương: Thế thì mùa đông đã rét lại khô phải không ạ ?
Tuấn: Đúng. Mùa đông miền Bắc đã rét lại khô, nhiệt độ không thấp
nhưng hơi khó chịu.
Phương: Vâng. Thế còn thời tiết trong Nam thì thế nào ạ ?
Tuấn: Trong Nam có hai mùa, mùa khô và mùa mưa.
Phương: Mùa mưa thì có mưa nhiều còn mùa khô thì không có mưa
phải không ạ ?
Tuấn: Đúng.
Phương: Thế ở trong Nam trời có rét không ạ ?
Tuấn: Không, ở trong Nam trời nóng ấm quanh năm, không có rét như
ngoài Bắc.
Phương: Vâng. Bố mẹ em cũng nói thế.
Video
Clip:Hội thoại
Mời các bạn làm quen với một số từ ngữ mới trong đoạn hội thoại
trên:
Thời tiết - Weather
miền Nam - the South
miền Bắc - the North
khác với - lifferent from
mùa - season
xuân - spring
hạ/ hè - summer
thu - autumn
đông - winter
rét - cold
không - dry
mưa - rain
kéo dài - for long
và - and
nhưng - but
trong khi - while
nhiệt độ - temperature
nóng - hot
đã ... lại ... - again
bão - storm
lụt - flood
mát - cool
ấm - warm
quanh năm - all the year round
nói thế (nói như thế) - that's it like that.
Video
Clip: Từ mới
Chúng ta học cách nói A còn gọi
là B (A can be called B), cách nói này thể hiện vật có
tên là A còn có một tên khác nữa là B.
Ví dụ: Mùa hạ còn gọi là mùa hè.
Video
Clip: Cách nói A còn gọi là B
Mời các bạn làm bài tập đặt câu theo mẫu.
Ví dụ: Mùa hạ - mùa hè
Mùa hạ còn gọi là mùa hè.
Trung Quốc - Trung Hoa
Mỹ - Hoa Kỳ
Thành phố Hồ Chí Minh - Sài Gòn
Ti vi - Vô tuyến truyền hình
Hồ Hoàn Kiếm - Hồ Gươm
Hồng Kông - Hương Cảng.
Video
Clip: Bài tập
Các bạn thân mến, cách nói A
còn gọi là B trên đây có thể được dùng để trả lời câu hỏi:
A còn gọi là gì ? (What's A called ?)
Ví dụ: Mùa hạ còn gọi là gì ?
Mùa hạ còn gọi là mùa hè.
Mời các bạn ôn tập.
Video
Clip: Ôn tập
Video
Clip: Ôn tập
Sau đây chúng ta làm quen với kết cấu
... đã A lại (còn) B (nữa)
kết cấu này có ý là ngoài A ra, còn có thêm B (apart form A, there is
B). Các bạn chú ý trong kết cấu này, từ
còn, từ
nữa có thể vắng mặt.
Ví dụ: Mùa này đã nóng lại còn
mưa nhiều.
Video
Clip: kết cấu ... đã A lại (còn) B (nữa)
Mời các bạn làm bài tập đặt câu. Chúng tôi cho lên hình những câu
chưa hoàn chỉnh, các bạn dùng kết cấu
đã... lại... để tạo lại thành những câu hoàn chỉnh.
Ví dụ: Thành phố ấy ... đẹp ...
giầu.
Thành phố ấy đã đẹp lại giầu.
Video
Clip: Bài tập
Chúng ta luyện tập cách dùng mẫu câu trên đây bằng cách trả lời
câu hỏi ... thế nào ?
Ví dụ: Thành phố ấy thế nào ?
... đẹp ... giầu
Thành phố ấy đã đẹp lại giầu.
Video
Clip: cách trả lời câu hỏi ... thế nào ?
Trong đoạn hội thoại trên chúng ta thấy từ
thì có rất nhiều ý nghĩa và
cách dùng. Ví dụ: Mùa mưa thì có mưa
nhiều. Trong câu này,
thì dùng để nối danh từ chỉ người, vật... đứng trước nó
với phần câu nói về người, vật... ấy.
Chúng ta có câu hỏi: Mùa mưa
thì thế nào ?
Câu trả lời: Mùa mưa thì có mưa nhiều.
Thưa các bạn còn cũng có nhiều ý nghĩa và cách dùng. Trong bài này
chúng ta học cách dùng từ còn
để nối hai phần A và B có ý so sánh, đối chiếu với nhau.
Ví dụ: Chúng tôi học tiếng Việt
còn chị ấy thì học tiếng Anh.
Mời các bạn tập đặt câu theo mẫu. Chúng tôi cho hai phần A và B,
các bạn hãy dùng từ còn để nối lại thành câu hoàn chỉnh.
Ví dụ: ở miền Bắc một năm có 4
mùa - ở miền Nam có 2 mùa.
ở miền Bắc một năm có 4 mùa còn ở miền Nam có 2 mùa.
相关文章:
|