Bài số 11: Công việc hàng
ngày |
|
Bài số 11:
Công việc hàng ngày
(Unit 11: Every day routines)
|
Đại
Nội Huế |
Các bạn thân mến, trong bài này chúng ta học cách nói về những
công việc thường gặp hàng ngày, hoặc ở nhà hoặc trong công việc. Ví dụ:
Hôm nay em ở nhà, không đi làm.
Chúng ta học cách đặt câu hỏi với:
Bao giờ ? (When ?)
Về phát âm, chúng ta luyện những nguyên âm và nguyên âm đôi sau
đây: a... ă... â... iê.
Trước hết mời các bạn luyện âm:
Tiên... tiêm... tiết... tiếp
Chiên... chiêm... chiết... chiếp
Niên... niêm... niết... niếp
Khiên... khiêm... khiết... khiếp
Ken... kem... két... kép
Xen... xem... xét... xép
Khang... khan... kham
Khác... kháp... khát
Lang... lan... lam
Lác... láp... lát
Năng... năn... năm
Bắc... bắt... bắp
Chăng... chăn... chăm
Đắc... đắt... đắp
Tâng... tân... tâm
Tấc... tất... tấp
Thâng... thân... thâm
Hấc... hất... hấp.
Video
Clip: Luyện âm 1
Video
Clip: Luyện âm 2
Mời các bạn đọc đoạn hội thoại sau:
Dialogue:
Ngọc Ánh: Chào anh Thành.
Thành: Ôi, chào Ánh. Mời Ánh vào đây.
Ngọc Ánh: Hôm nay anh không đi đâu à ?
Thành: Không. Hôm nay mình ở nhà. à, mình nghe nói Ánh sắp đi Huế
phải không ?
Ngọc Ánh: Không. Em không đi Huế. Em sắp đi Vũng Tàu.
Thành: Thế à. Bao giờ Ánh đi ?
Ngọc Ánh: Thứ bảy tuần sau em đi.
Thành: à, Ánh mới đi Sapa về phải không ?
Ngọc Ánh: Vâng
Thành: Ánh về bao giờ ?
Ngọc Ánh: Em vừa về hôm mồng hai.
Thành: ở Sapa có đẹp không ?
Ngọc Ánh: Đẹp, ở đấy thích lắm. à, anh cũng sắp đi Hội An phải
không ?
Thành: ừ.
Ngọc Ánh: Bao giờ anh đi ?
Thành: 18 anh đi
Ngọc Ánh: Anh định ở lại đấy bao lâu ?
Thành: Anh định ở đấy một tuần.
Ngọc Ánh: Anh đã mua vé chưa ?
Thành: Chưa Ánh à.
Ngọc Ánh: Thế bao giờ anh mua ?
Thành: Chiều mai mình mua.
Ngọc Ánh: à, anh Sơn sắp về Hà Nội chưa ?
Trang: Chưa.
Ngọc Ánh và Trang đang ngồi nói chuyện thì Ngọc và Hương đến.
Trang: Ô Ngọc và Hương vào đây.
Hương: Chào anh Thành, chào anh Ánh. Các anh có khẻo không ? Anh
Ánh này, anh Quang ra Hà Nội rồi đấy.
Ngọc Ánh: Thế à ? Anh ấy ra bao giờ ?
Hương: Anh ấy ra từ thứ ba tuần trước.
Ngọc Ánh: Bây giờ anh Quang ở đâu ?
Hương: Anh ấy ở nhà bác Lâm. Anh ấy sắp đi Hải Phòng
Ngọc Ánh: Anh ấy đi Hải Phòng làm gì ?
Hương: Em không biết.
Ngọc Ánh: Bao giờ anh ấy đi
Hương: Thứ tư anh ấy đi.
Ngọc Ánh: Anh ấy đi Hải Phòng bao lâu ?
Thu: Anh ấy định đi nửa tháng.
Ngọc: Anh Ánh ơi, chiều nay em với anh đến chỗ anh Quang đi.
Ngọc Ánh: Ừ, mấy giờ ?
Ngọc: Bốn rưỡi được không anh ?
Ngọc Ánh: Được, anh có định đến không ?
Thành: Mình cũng định chiều nay đến.
Video
Clip: Hội thoại
Trong bài 10 chúng ta đã học cách dùng từ
"bao giờ" đặt ở cuối câu hỏi
để hỏi về thời gian của hành động đã xảy ra rồi. Trong bài này chúng ta
học cách dùng từ "bao giờ"
đặt ở đầu câu để hỏi về thời gian mà hành động sẽ xảy ra. Khi trả
lời câu hỏi này, từ chỉ thời gian được đặt ở vị trí tương ứng với vị trí
của từ "bao giờ". Ví dụ:
Bao giờ anh đi Vũng Tàu ? Thứ
bảy tuần sau tôi đi.
Mời các bạn làm bài tập với loại câu hỏi này.
Hương: Bao giờ anh đi làm ?
Sơn: 2 giờ chiều.
Thanh: Bao giờ chị ấy mua nhà ?
Thu: Sang năm
Thành: Bao giờ ông ấy về Hà Nội ?
Hương: Tuần sau.
Anh Thư: Bao giờ đi nghe nhạc hả mẹ ?
Thu: Tối mai con ạ.
Sơn: Bao giờ em đi chợ ?
Hương: Tí nữa anh ạ.
Ngọc Ánh: Bao giờ anh ra sân bay ?
Sơn: 10 giờ Ánh ạ.
Thu: Bao giờ anh Lâm cưới vợ hả anh Ánh ?
Ngọc Ánh: Cuối năm nay, Thu ạ.
Thanh: Bao giờ Hương học xong đại học ?
Hương: Sang năm, chị ạ.
Xin các bạn chú ý sự khác nhau giữa hai câu hỏi:
Bao giờ anh về thăm quê ?
(Câu trả lời sẽ là một thời điểm trong tương lai.) Ví dụ: Sang
năm.
Anh về thăm quê bao giờ ?
(Câu trả lời là một thời điểm trong quá khứ.) Ví dụ: Năm ngoái.
Xin mời các bạn làm bài tập:
Ngọc Ánh: Bao giờ Hương đi chợ
?
Hương: Sáng mai.
Ngọc Ánh: Quang về Hà Nội bao giờ ?
Quang: Tuần sau.
Ngọc Ánh: Thu đi Bắc Cạn bao giờ ?
Thu: Hai tuần nữa.
Ngọc Ánh: Bao giờ anh Thành dọn đến nhà mới ?
Thành: Ngày kia.
Ngọc Ánh: Bao giờ Anh Thư đi học ?
Anh Thư: Sáng mai ạ.
Ngọc Ánh: Trường Giang, cháu vào đây bao giờ ?
Trường Giang: Ban nãy ạ.
Video
Clip: Học cách dùng từ "bao giờ"
Khi nói về sự việc hành động đã xảy ra mà người nói cho rằng thời
gian xảy ra sự việc hành động đó chưa lâu, còn rất mới, tiếng Việt đặt
thêm từ
Now we learn to use "vừa, mới,
vừa mới" to express the idea that the action has just
taken place.
vừa, mới, vừa mới (just) + động
từ (verb)
Anh ấy đi Sa pa - Anh ấy vừa đi Sa pa.
Chị ấy mua nhà năm ngoái. - Chị ấy mới mua nhà năm ngoái.
Tôi gặp chị ấy - Tôi vừa mới gặp chị ấy.
Mời các bạn làm bài tập.
Để hỏi về thời gian đã xảy ra hoặc sẽ xảy ra của sự việc hành động.
Ngoài ra từ "bao giờ"
còn có ý nghĩa chỉ một khoảng thời gian không xác định nào đó.
Mời các bạn đọc đoạn hội thoại sau:
Dialogue:
Sơn: Chúng ta bắt đầu vào cuộc
thi đọc thơ. Các bạn hãy đọc một câu thơ có từ "bao giờ"...
Thu: Bao giờ trạch đẻ ngọn đa
Sáo đẻ dưới nước thì ta lấy mình
Bao giờ rau diếp làm đình
Gỗ lim thái ghém thì mình lấy ta.
When an eel lays eggs on top of the banyan tree
And a mynah lays eggs in the water, I will marry you
When lettuce is used to build a common house
Timber is eaten raw, you will marry me.
Video
Clip: Ôn tập
Các bạn thân mến. "Sắp"
là từ đặt trước động từ để nói rằng hành động sẽ diễn ra trong
tương lai mà người nói cho là rất gần.
"Sắp" is used
like "be going to" in
English to denote near future.
sắp + động từ (be going to +
main verb)
Khi gặp câu hỏi:
Chủ ngữ + (đã) sắp + động từ +
chưa ?
Subject + (đã) going to + main verb + yet ?
Chúng ta có thể trả lời khẳng định:
(Chủ ngữ) sắp + động từ + rồi
Nhưng trả lời phủ định chỉ có thể là:
(Dạ) chưa (ạ)
Mời các bạn làm bài tập.
Chúng tôi cho một câu gợi ý. Các bạn thêm
"sắp" để hoàn thiện câu. Ví
dụ:
Tâm đi học ở Cần Thơ - Tâm sắp
đi học ở Cần Thơ.
Chị Lan đến đây - Chị Lan sắp đến đây
Anh Lâm lấy vợ - Anh Lâm sắp lấy vợ
Chị Hà đi làm - Chị Hà sắp đi làm
Ông Hậu về Việt Nam - Ông Hậu sắp về Việt Nam
Máy bay cất cánh - Máy bay sắp cất cánh
Em Phong học xong đại học - Em Phong sắp học xong đại học
Tàu đến ga - Tàu sắp đến ga
Anh ấy có việc làm - Anh ấy sắp có việc làm.
Video
Clip: Bài tập
Mời các bạn đọc đoạn hội thoại sau:
Dialogue:
Các bạn hãy nghe Thạch đặt câu
hỏi và những trả lời khẳng định.
Thạch: Em sắp tốt nghiệp chưa ?
Hương: Em sắp tốt nghiệp rồi.
Thạch: Tàu đã sắp đến ga chưa hả Trang ?
Trang: Tàu đã sắp đến ga rồi
Thạch: Thế Trang đã mua vé chưa ?
Trang: Em sắp mua.
Thạch: Tàu Hải Phòng đang đến kia kìa phải không ?
Trang: Vâng. Tàu Hải Phòng sắp vào ga.
Thạch nói chuyện với Hương.
Thạch: Ba em sắp về hưu chưa
Hương: Ba em sắp về hưu rồi.
Thạch: Hương đã sắp tốt nghiệp chưa ?
Hương: Em sắp tốt nghiệp rồi.
Thạch: Em sắp có việc làm chưa ?
Hương: Em sắp có việc làm rồi.
Cũng những câu hỏi tương tự như trên, các bạn có thể dùng câu
"Dạ, chưa ạ" để trả lời
phủ định.
Mời các bạn làm bài tập.
Thạch: Máy bay sắp cất cánh
chưa ?
Hương: Dạ, chưa ạ.
Thạch: Em sắp mua nhà mới chưa ?
Hương: Dạ, chưa ạ. Em định sang năm.
Thạch: Em sắp đi Anh chưa ?
Thu: Dạ, chưa ạ. Em định mùa thu này.
Thạch: Em sắp nhận việc mới chưa.
Thu: Dạ chưa ạ.
Tiếng Việt dùng "bao lâu"
để hỏi về khoảng thời gian: bao lâu ?
Xin mời các bạn đọc đoạn hội thoại sau:
Dialogue:
Hương: Anh Ánh này, anh Quang
ra Hà Nội rồi đấy.
Ngọc Ánh: Thế à ? Anh ấy ra bao giờ ?
Hương: Anh ấy ra từ thứ ba tuần trước.
Ngọc Ánh: Bây giờ anh Quang ở đâu ?
Hương: Anh ấy ở nhà bác Lâm. Anh ấy sắp đi Hải Phòng
Ngọc Ánh: Anh ấy đi Hải Phòng làm gì ?
Hương: Em không biết.
Ngọc Ánh: Bao giờ anh ấy đi
Hương: Thứ tư anh ấy đi.
Ngọc Ánh: Anh ấy đi Hải Phòng bao lâu ?
Thu: Anh ấy định đi nửa tháng.
Ngọc: Anh Ánh ơi, chiều nay em với anh đến chỗ anh Quang đi.
Ngọc Ánh: ừ, mấy giờ ?
Ngọc: Bốn rưỡi được không anh ?
Ngọc Ánh: Được, anh có định đến không ?
Thành: Mình cũng định chiều nay đến.
Video
Clip: Hội thoại
相关文章:
|