Bài số 10: Ngày tháng
(Unit 10: The months of the year)
|
Tháp Po Nagar - Nha Trang
|
Các bạn thân
mến, trong bài này chúng ta học cách hỏi và trả lời về ngày tháng. Ví dụ:
Hôm nay là 3-11-2000 (Today is
3 November 2000).
Và chúng ta cũng học cách nói về những sự kiện xảy ra trong tháng
này ngày kia. Ví dụ:
Chúng tôi chuyển nhà vào tháng
trước (We moved to the new house last month).
Về phát âm, chúng ta luyện một số cặp vần. Ví dụ:
inh... in
Trước hết mời các bạn luyện âm.
Inh... in
Xinh... xin
Thình... thìn
Nhinh... nhích
Ênh... ên
Lênh... lên
Bềnh... bền
ích... ít
Tích... tít
Kích... kít
Xin... xít
ếch...
ết
Tếch... tết
Hếch... hết
Im... íp
Him... híp
Kim... kíp
Bìm... bịp
Êm... ếp
Xêm... xếp
Nêm... nếp.
Video
Clip: Luyện âm
Xin mời các bạn đọc đoạn hội thoại sau:
Dialogue:
Thu chơi với bốn đứa trẻ, dạy
chúng nói (Mục đích dạy ba âm trên)
Thu: Các con có thích chơi trò chơi không ?
Cả bốn: Có ạ.
Thu: Trò chơi hôm nay của chúng ta thế này nhé. Cô nói một từ,
các con nói tiếp. Ví dụ nhé, cô nói "Tim đập thình...", các con nói "thịch".
Vậy là "thình thịch". Nếu cô nói "Chạy rầm..." các con nói...
Cả bốn: rập
Thu: Đúng. Nhắc lại nào "rầm rập"
Cả bốn: rầm rập.
Thu: Đồng hồ kêu tích...
Cả bốn: tắc.
Thu: Đúng, tích tắc
Cả bốn: tích tắc
Thu: Con gà kêu cục...
Cả bốn: tác
Thu: Đúng, cục tác
Cả bốn: Cục tác
Thu: Nó cũng kêu: Cục ta cục tác. Các con nhắc lại nào: Cục ta
cục tác
Cả bốn: Cục ta cục tác
Thu: Con lợn kêu ủn...
Thu: ỉn
Thu: Đúng, ủn ỉn
Cả bốn: ủn ỉn
Thu: Ô tô bóp còi pim...
Cả bốn: pim.
Thu: Đúng, pim pim
Cả bốn: pim pim.
Mời các bạn đọc đoạn hội thoại sau:
Dialogue:
Ngọc Ánh, bạn Lan Hương, mới đi
xa về, đến thăm gia đình Lan Hương. Chỉ có Hương ở nhà:
Ngọc Ánh: Chào Hương.
Lan Hương: Ô, chào anh ánh. Anh về bao giờ ?
Ngọc Ánh: Anh về thứ hai tuần trước.
Lan Hương: Chị Hằng đâu anh ?
Ngọc Ánh: Hằng ở nhà.
à,
anh chuyển nhà đến phố Đại La rồi.
Lan Hương: Anh chuyển bao giờ ?
Ngọc Ánh: Anh chuyển thứ bảy tuần trước.
Lan Hương: Thế à ?
Ngọc Ánh: Anh Quang đi đâu Hương ?
Lan Hương: Anh ấy đi Nha Trang rồi.
Ngọc Ánh: Anh ấy đi bao giờ ?
Lan Hương: Dạ anh ấy đi chiều hôm qua.
Ngọc Ánh: Thế mà anh không biết. Anh ấy đi lúc mấy giờ ?
Lan Hương: Dạ, anh ấy đi lúc 4 giờ chiều. Em đưa anh ấy ra ga. 5
giờ 20 tàu chạy.
Ngọc Ánh: Hương này, chị Hà đi Huế rồi phải không ?
Lan Hương: Chị ấy chưa đi anh ạ. Sáng hôm nay em gặp chị ấy ở văn
phòng.
Ngọc Ánh: Thế à ?
Thu đi làm về, mở cửa bước vào.
Hoài Thu: A, Ánh mới về à ? Chuyến đi vui không ?
Ngọc Ánh: Chào Thu. Vui lắm, nhưng mệt, Thu ạ.
Hoài Thu: Hương này, mai em có đi đám cưới Lan - Tùng không ?
Lan Hương: Chị có đi không ? Anh Ánh có đi không ?
Thu + Ngọc Ánh: Đi chứ.
Hoài Thu: Đám cưới lúc mấy giờ nhỉ ?
Lan Hương: 11 giờ. Em định tối nay đến chúc mừng Lan. Trưa mai
anh ánh và chị Thu đến dự tiệc.
Thu + Ngọc Ánh: Ừ.
Ngọc Ánh: Thu này, anh Quang định chuyển cơ quan phải không ?
Lan Hương: Vâng. Anh ấy muốn làm việc cho Ngân hàng Châu Á.
Sơn đến:
Mọi người: Anh Sơn. Ôi vui quá. Gặp nhau cả ở đây.
Sơn: Xin chào mọi người.
á nh
mới về à ?
Ngọc
á
nh: Vâng, chiều hôm qua anh ạ.
Sơn: Hương ơi, hôm nay là ngày bao nhiêu ?
Lan Hương: Hôm nay là 17.
Sơn: Em đã gửi thư cho chị Hà chưa ?
Lan Hương: Em gửi rồi.
Sơn: Em gửi hôm nào ?
Lan Hương: Em gửi hôm 12 rồi.
Sơn: Thế chị ấy trả lời chưa ?
Lan Hương: Chưa.
Hoài Thu: Bây giờ là tháng 10. Mùng 5 tháng 11 là sinh nhật của
Trang đấy. Trang định tổ chức sinh nhật ở đâu ?
Trang: Mình định tổ chức ở nhà. à tối nay bọn mình đi xem phim
đi.
Mọi người: Phim gì
Trang: Phim "Bao giờ cho đến tháng 10". Nghe nói hay lắm.
Mọi người:
ừ
Hoài Thu: Thế Trang đã mua vé chưa ?
Trang: Chưa. Nhưng mình có hẹn đi một chút.
Lan Hương: Thế thì để em đi mua vé cho. Chị cứ đi làm đầu đi.
Trang: Ôi, thế thì hay quá. Cám ơn Lan Hương.
Video
Clip: Hội thoại
Trong bài này chúng ta tập hỏi về thời gian của sự việc hành
động. Câu hỏi: (Person) + action + bao
giờ ? Dùng để hỏi về thời gian của một hành động mà đến
lúc nói nó đã xảy ra rồi. Trong câu trả lời, chúng ta đặt từ chỉ thời
gian vào vị trí của từ "bao giờ"
trong câu hỏi.
Ví dụ: Anh về bao giờ ? Mình về
thứ hai tuần trước.
Chúng ta có thể kết hợp các từ
sáng (morning), trưa (lunch time), chiều (afternoon), tối (evening), đêm
(night) với các từ hôm
qua (yesterday), hôm nay (today), ngày mai (tomorrow)...
để tạo thành những nhóm từ chỉ thời gian như:
Sáng hôm qua ; trưa hôm qua ;
chiều hôm qua ; tối hôm qua ; đêm hôm qua...
Sáng hôm nay ; trưa hôm nay ; chiều hôm nay ; tối hôm nay ; đêm
hôm nay...
Sáng (ngày) mai, trưa (ngày) mai, chiều (ngày) mai ; tối (ngày)
mai ; đêm (ngày) mai...
Video
Clip: Câu hỏi về thời gian của sự việc hành động
Anh Long đi Huế bao giờ ? Sáng
hôm qua.
Chị Hà đi sân bay bao giờ ? Trưa hôm nay.
Bác Hai đến Hà Nội bao giờ ? Chiều hôm qua.
Ông Hoà về thành phố Hồ Chí Minh bao giờ ? Tối hôm qua.
Chị Kim đi chợ bao giờ ? Sáng hôm nay.
Anh Thi mua nhà bao giờ ? Tuần trước (Last week).
Em Thuỷ học tiếng Việt bao giờ ? Năm ngoái (Last year).
Khi hỏi và trả lời chính xác về giờ, chúng ta dùng kết cấu:
Lúc... giờ. Và chúng ta
cũng có: Giờ sáng... giờ trưa... giờ
chiều... giờ tối... giờ đêm.
Ví dụ:
Anh ấy đến đây lúc mấy giờ ?
Anh ấy đến đây lúc ba giờ chiều.
Xin mời các bạn làm bài tập:
Chị Hà đến trường lúc mấy giờ ? Lúc 7 giờ sáng.
Sáng nay Hương đi học lúc mấy giờ ? Lúc 6 giờ.
Hôm nay anh Quang học tiếng Việt lúc mấy giờ ? Lúc 5 giờ chiều.
Tàu đi Huế chạy lúc mấy giờ ? Lúc 9 giờ 20 tối.
Máy bay đi thành phố Hồ Chí Minh cất cánh lúc mấy giờ ? Lúc 2 giờ
chiều.
Video
Clip: Bài tập
Khi tỏ ý mong muốn, dự tính làm việc gì đó, chúng ta dùng cách
nói: Định + verb.
Chúng ta có thể nói:
Đã định + verb
Đang định + verb
Mà không nói:
Sẽ định + verb
Xin mời các bạn làm bài tập:
Chị Lan định làm gì ? (giặt quần áo)
Chị Lan định giặt quần áo.
Em Thu định làm gì ? (lau nhà)
Em Thu định lau nhà.
Anh Tú định học tiếng gì ? (học tiếng Việt)
Anh Tú định học tiếng Việt.
Ông Hưng định đi đâu ? (đi Huế)
Ông Hưng định đi Huế.
Chị Hà định làm gì ? (mua xe máy)
Chị Hà định mua xe máy.
Video
Clip: Bài tập
Chúng ta tập hỏi đáp về ngày tháng. Muốn hỏi về tháng, chúng ta
nói:
Tháng này là tháng mấy ? Tháng này là tháng giêng.
Xin mời các bạn đọc đoạn hội thoại sau:
Dialogue:
Hoài Thu: Cô đố các con một năm
có mấy tháng ?
Ngọc Quỳnh: Có 12 tháng ạ.
Hoài Thu: Giỏi lắm. Con nào kể được tên các tháng ?
Thu Huyền: Con ạ. Tháng giêng ; tháng hai ; tháng ba ; tháng tư ;
tháng năm ; tháng sáu ; tháng bảy ; tháng tám ; tháng chín ; tháng mười
; tháng mười một ; tháng mười hai.
Có hai cách hỏi đáp về ngày, nếu nghĩ rằng thứ tự của ngày nằm
trong khoảng từ 1 đến 10, chúng ta hỏi:
Hôm nay là mùng mấy ? Hôm nay
(là) mùng 1/ 2/ 3/ 4... 10.
Nếu thứ tự của ngày trong khoảng từ 11 trở lên, chúng ta hỏi:
Hôm nay là ngày bao nhiêu ? Hôm
nay (là ngày) 11/ 12... 30/ 31.
Trong các câu nói trên, từ "là,
ngày" đặt trong dấu ngoặc có thể vắng mặt.
Video
Clip: Hỏi đáp về ngày tháng
Xin mời các bạn làm bài tập.
Video
Clip: Bài tập
Trong tiếng Việt có nhiều kết cấu gồm từ:
đi + action verb
Ví dụ: đi mua đồ ăn ; đi mua vé
; đi cắt tóc...
Mời các bạn làm bài tập, sử dụng kết cấu:
đi + động từ chỉ hành động.
Anh ấy đi đâu ? (uống bia)
Anh ấy đi uống bia.
Chị ấy đi đâu ? (gửi thư)
Chị ấy đi gửi thư.
Anh Lâm đi đâu ? (rút tiền)
Anh Lâm đi rút tiền.
Chị Kim làm gì ? (đổi tiền)
Chị Kim đi đổi tiền.
Bác Thành đi đâu ? (gửi tiền)
Bác Thành đi gửi tiền.
Hương đi đâu ? (may quần áo)
Hương đi may quần áo.
Anh Long đi đâu ? (mua vé máy bay)
Anh Long đi mua vé máy bay.
Hôm nay chị Hà làm gì ? (đi thăm bác Tám)
Hôm nay chị Hà đi thăm bác Tám.
Chiều nay Hương làm gì ? (học tiếng Việt)
Chiều nay Hương học tiếng Việt.
Video
Clip: Bài tập
相关文章:
|