Tập đọc :
Hoàng đế và con chim hoạ mi
(Truyện cổ tích An- đéc – xen )
Ðã lâu lắm rồi, trên đất nước Trung
hoa có một hoàng đế đầy quyền uy, lâu đài của ông là
lâu đài tráng lệ nhất thế giới. Lâu đài đó được làm
bằng đồ sứ quý giá và dễ vỡ đến nỗi ai cũng phải hết
sức thận trọng. Ngoài vườn có những loài hoa đẹp như
trong mơ và người ta treo những quả chuông con bằng
bạc vào những bông hoa đẹp nhất. Khu vườn rộng đến
nỗi chính người phụ trách vườn cũng không biết nó
kết thúc ở đâu. Nếu đi tiếp mãi, người ta sẽ đến một
cánh rừng tuyệt đẹp, cây cao, lấn mãi tới biển xanh.
Nơi đây có một con chim hoạ mi. Tiếng hót của nó
thật tuyệt vời, làm cho những ngư dân đi đánh cá đêm
phải ngừng tay để thưởng thức giai điệu mà hoạ mi
ban phát.
Người từ khắp nơi trên thế giới nô
nức đến thăm và kinh ngạc với kiến trúc của thành
phố, lâu đài và vườn cảnh thượng uyển. Nhưng khi
nghe được tiếng chim hoạ mi hót, người ta đều thốt
lên rằng :”Ðây là điều huyền thoại nhất trong những
điều huyền thoại!”.
Khi trở về nhà, họ kể cho những
người khác nghe những tráng lệ huy hoàng đã được
chứng kiến. Các học giả viết rất nhiều sách nói về
thiên đường này, các thi sĩ đã tạo được những vần
thơ rất có hồn . Tất cả đều truyền tụng về con hoạ
mi sống trong rừng sâu sát biển, bởi vì, ai đã nghe
tiếng hót của hoạ mi đều không thể nào quên được. Cả
thế giới được đọc những tác phẩm này, và tất nhiên
cũng lọt sang đất Trung hoa. Hoàng đế rất vui sướng
khi được biết người ta viết về thành phố, lâu đài,
vườn thượng uyển. Ông rất hài lòng gật gù thưởng
thức những lời khen. Nhưng đến khi ông đọc đến câu
:” Ðiều tuyệt vời nhất là con chim hoạ mi!”, ông
thốt lên “Cái gì cơ! Ta đâu đã từng được biết!
Người ta biết điều này qua sách vở. Ta muốn được
thấy con hoạ mi ngay lập tức để nó hót cho ta nghe.”
Ngài uỷ quyền cho một cận thần đi
tìm con chim, nhưng chính ông cận thần này cũng chưa
từng được nghe hoạ mi hót. Chẳng ai trong lâu đài
biết chuyện này cả.
“Chắc đó là hư cấu của nhà văn,
hoàng đế cũng không nên tin tất cả những gì người ta
viết” – người cận thật nói.
“Vô lý”- hoàng đế nói “Tối hôm nay
ta muốn nghe tiếng hót của con hoạ mi. Nếu không đưa
được con chim về thì sau bữa cơm chiều, cả triều
đình bị đòn vào bụng”.
Khi các cận thần đã quá mệt mỏi vì
đi tìm hoài công thì họ gặp một gia nô phụ bếp, cô
nói : “Tôi biết con hoạ mi này, tôi thường nghe nó
hót mỗi khi tôi đi thăm mẹ tôi đang sống ở gần bờ
biển đàng kia. Tiếng hót của nó thật là tuyệt diệu!”
.
“Cô gái phụ bếp ơi, chúng tôi phải
tìm bằng được con chim hoạ mi cho hoàng đế tối nay.
Hãy dẫn chúng tôi đi tìm”- đoàn cận thần nói với cô
gái. Họ bắt đầu đi, càng ngày càng vào sâu trong
rừng. Ðột nhiên họ nghe thấy tiếng trầm trầm đáng
ngờ.
“Có phải chúng ta gặp nó rồi
không”- những người cận thần kêu lên “Sao lại có một
cường lực ẩn náu trong con vật nhỏ bé như vậy được”.
“ Ồ, không phải đâu, đó là tiếng
rống của một con bò cái”- cô gái nói.
Sau đó họ lại nghe thấy tiếng vọng
từ đầm lầy.
“Thanh cao quá!” – những cận thần
lại reo lên- “nó ngân lên như tiếng chuông của nhà
thờ”.
“ Nhưng đó chỉ là tiếng của loài ếch
trong đầm” – cô hầu bếp trả lời. Vừa lúc đó tiếng
chim hoạ mi cất lên.
“Ðây mới là hoạ mi” – cô hầu bếp nói
và chỉ vào một con chim nhỏ nhắn màu xám đang đậu
trên một cành cây.
“Có đúng thế không?” – đám cận thần
suy nghĩ – “nó nhìn bình thường quá. Chắc chắn những
người quý phái như chúng mình đây khi thoạt nhìn sẽ
không thể nhận ra!”.
Ðám cận thần mời hoạ mi về triều để
hót cho hoàng đế nghe vào buổi tối. Con chim nhỏ
đồng ý ngay, vì đó là nguyện vọng của hoàng đế.
Lâu đài được trang hoàng lộng lẫy.
Một thanh bằng vàng dành cho hoạ mi để biểu diễn.
Hoạ mi hót thánh thót làm cho những giọt lệ lăn tăn
chảy trên gò má hoàng đế. Cả sân triều cảm kích, kể
cả những cô hầu gái nổi tiếng là khó tính.
Hoạ mi phải ở lại lâu đài. Người ta
dành cho nó một cái lồng bằng vàng và được phép đi
dạo chơi ngày hai lần, đêm một lần, tất nhiên có một
dải lụa buộc chân. Ðiều đó chẳng lấy gì làm thoải
mái cả.
Một ngày kia, hoàng đế nhận được một
món quà của hoàng đế Nhật bản. Ðó là một con chim
máy, được điểm rất nhiều chỗ bằng đá quý. Nếu được
lên dây cót, nó sẽ hát được nhiều bài, trong đó có
cả bài mà hoạ mi vẫn hót. Tiếng hót rất hay, một
phần vì giọng của nó đều đều, chứ không giống tiếng
hót của hoạ mi, lúc êm ái, lúc trỗi dậy, lúc tràn
trề hạnh phúc, lúc đượm buồn, hợp với những gì nó
rung động cảm nhận được.
Người ta để cho hai con chim cùng
hót và nhận ra rằng, con chim máy kia hót đều đều
theo nhịp có sẵn trong khi hoạ mi không theo được
nhịp nhạc, và tất nhiên nó không còn được ưa chuộng
nhiều như con chim máy kia.
Sau khi nghe chim nhân tạo hót ba
mươi ba lần một điệu, người ta muốn nghe tiếng hót
của hoạ mi, nhưng nó không còn ở đó nữa. Nó đã bay
qua cửa sổ để về với chốn rừng xanh quen thuộc. Con
chim bị bội ơn kia đã bị trục xuất vắng mặt ra khỏi
bờ cõi của hoàng đế. Từ đó, con chim máy được ở gần
ngay giường của hoàng đế và được coi là một danh ca
cung đình. Ai cũng khen ngợi nó, chỉ có những người
ngư dân là nhận ra âm điệu nhân tạo thiếu hẳn mảng
hồn.
Một năm trôi qua, tất cả mọi người
đều thuộc làu điệu của bản nhạc con chim này hót.
Rồi một ngày, con chim máy bị hỏng,
chỉ vì bắt nó hót nhiều quá. Người thợ tuy đã chữa
được nhưng cảnh báo không được phép lên dây cót nó
nhiều như thế. Con chim chỉ được hót một lần trong
năm thôi.
Năm năm sau, hoàng đế bị bệnh, nằm
liệt giường. Một hoàng đế mới đã đợi sẵn giờ thế
ngôi và cả thế giới sẵn sàng chúc mừng ông.
Hoàng đế già nằm trên giường, người
lạnh toát và nhợt nhạt. Ông gắng lấy hơi tàn để thở,
vì cái chết đã dần đến vùng ngực ông. Cái chết đã
điểm lại cho ông toàn bộ những gì ông đã làm , xấu
cũng như tốt, trong cuộc đời . Hoàng đế kinh hoàng.
“Hãy hót đi, con chim nhỏ của ta
ơi!” – hoàng đế kêu lên – “ để ta không phải nghe
những thì thầm kinh khủng này nữa!”. Nhưng chẳng có
ai ở đó để lên dây cót con chim.
Ðột nhiên bên cửa sổ vang lên tiếng
hót thánh thót. Ðó là tiếng của hoạ mi, con chim đã
bay đến khi nghe được hoàng đế lâm nạn. Tiếng hót
của hoạ mi đã làm cho thần chết phải vọt ra cửa sổ
và biến mất.
“Ta phải cám ơn chim như thế nào
đây” hoàng đế khe khẽ nói “ chim đã cứu ta, mặc dù
ta đã đối xử với chim tồi tệ. Hãy ở lại đây với ta,
chim chỉ hót khi nào chim muốn chứ ta không bắt”.
“Không”- hoạ mi trả lời – “Tôi không
thể sống được trong một lâu đài, nhưng tôi sẽ thường
xuyên đến với bệ hạ và hót khi nào bệ hạ muốn. Tôi
sẽ hát cho bệ hạ nghe những điều hạnh phúc, những
giai điệu buồn, về cái thiện và cả cái ác, hát về
những ngư dân và nông dân trên giang san của bệ hạ.
Tôi sẽ nói cho bệ hạ hay, trong cái huy hoàng của
giang san gấm vóc này còn cái gì ẩn náu.
Bệ hạ hãy hứa với tôi đi, rằng bệ
hạ sẽ không bao giờ kể với ai về tôi nhé. Nếu không
ai biết rằng bệ hạ biết mọi điều trên đất nước nhờ
một con chim, thì bệ hạ sẽ trị vì đất nước tốt hơn
rất nhiều”.
Vị hoàng đế hứa bằng một tấm lòng
biết ơn vô hạn và ông đã sống thêm nhiều năm hạnh
phúc nữa.
Câu hỏi:
1.
Thái độ của hoàng đế đối với hoạ mi như thế nào sau
khi nhận được quà tặng là chim máy của hoàng đế Nhật
bản?
2.
Ai (tầng lớp nào trong xã hội) nhận ra rõ nét bộ mặt
của xã hội để phản ánh với giai cấp trị vì ?
3.
Theo em, sự trở về của hoạ mi để cứu hoàng đế nói
lên đức tính gì ?
4.
Tại sao hoạ mi mới có thể biết được những điều hay
và không hay đang xảy ra trên đất nước mà chính
hoàng đế có thể không biết nổi hoặc không biết hết?
5.
Ý kiến của em về cái thật và cái giả thông qua hình
tượng hai con chim?
Em hãy điền từ
đúng (in nghiêng) vào chỗ chấm của câu!
Quan hệ / quan cách / quan trọng
-
Ông này không niềm nở đâu, ông ấy
rất ...................................
-
Phải giữ được mối
........................... tốt với hàng xóm.
-
Giáo dục và đào tạo có một ý nghĩa
rất ............................. trong quá trình
phát triển của một đất nước.
Bình quân / bình đẳng
-
Ở những nước tôn trọng pháp luật,
mọi người đều ......................... như nhau.
-
Thu nhập
................................ hàng năm của Việt
nam hiện giờ là 400 Ðô la / người.
Quy mô / quy ước / quy củ
-
Nhà máy được xây dựng
............................. lớn.
-
Anh ta là một người làm việc rất
.............................................
-
Tại sao bạn không thực hiện những
điều đã ........................
Ðộc đoán / võ đoán
-
Anh ta là người
............................. lắm, chẳng nghe ai bao
giờ.
-
Nhận xét ấy chẳng có căn cứ gì cả,
thật là ..............................
Sơ suất / sơ sài / sơ hở
-
Do công việc quá bận, việc tổ chức
có nhiều ............................., rất mong quý
vị thông cảm!
-
Bài viết ....................... thế
này , bị điểm kém là phải!
-
Do ..............................,
khách hàng bị kẻ gian móc ví.
Sáng tạo / sáng tác / sáng suốt
-
Phải nhận định tình hình một cách
.................................. mới có được những
quyết định đúng.
-
Học lịch sử, chúng ta mới hiểu được
khả năng ........................... của ông cha ta.
-
Ông..............................ít,
nhưng tác phẩm nào cũng rất có giá trị.
Siết / xiết
-
Anh buộc thế này chưa được, cần phải
...............thêm.
-
Những ví dụ về vấn đề này nhiều
không kể ................
Văn học là
nhân học. Học văn là học cách làm người. Học tiếng
Việt là để học nhân cách làm người Việt nam. Tác giả
chúc các cháu và các bậc phụ huynh thành công!