凭祥市南方外语学校 http://www.nanfangedu.cn
加入收藏
凭祥市南方外语学校
 首 页 | 学校简介 | 学习培训 | 越南概况 | 高等教育越南劳务| 联系咨询 | 下载中心
 

您现在的位置:下载中心 > 基本越南语 > 2课

 

Bài 2.

 

                                             Quê hương

          Quê hương là nơi sinh ra và lớn lên của một con người, nơi gói ghém những kỷ niệm của thời thơ ấu. Sau này, dù đi xa đến đâu, dù ở cương vị nào, người ta vẫn nhớ đến quê hương, cho dù nó còn vất vả nghèo khó. Nói đến quê hương, người ta nhớ ngay đến sự ấm cúng gia đình, đến những con đường đi qua hàng ngày, đến những bãi cỏ đá bóng hay đá cầu xưa kia, đến những bài hát những câu chuyện rất riêng, rất đặc thù. Tình cảm cho quê hương rất khó định nghĩa mà người ta chỉ cảm được thôi. Ðặc biệt là khi họ xa nhà hay sau một chuyến đi xa trở về.

   Càng xa quê, người ta càng hiểu và thông cảm với quê hương hơn. Người ta theo dõi từng bước phát triển , từng thay đổi của quê hương để cùng mừng, cùng lo với quê hương. Nhưng không phải ai cũng có một quê hương rõ ràng để thương để nhớ. Ví dụ như trường hợp của Elisabeth dưới đây:

     Khi đại chiến thế giới thứ 2 kết thúc, Elisabeth mới 11 tuổi. Mẹ em phải một mình nuôi 5 đứa con, em là đứa lớn nhất. Bố em là tù binh Ðức bị Nga bắt ở Xiberi. Vùng đất Oberschlesien bị hồng quân Liên xô chiếm quá nhanh nên gia đình em không thể chạy trốn được. Một năm sau chiến tranh, bố em bệnh rất nặng nên được thả về và ông đã mất vài năm sau đó. Mẹ em có cái tên nghe như tên Slavơ nên, cũng như rất nhiều người Ðức khác ở vùng Oberschlesien, bị chính quyền Balan ép phải ký vào bản cam kết trung thành với nhà nước Balan. Bà đã ký vì mong muốn cho những đứa con bà được yên ổn. Sau này, Elisabeth học ở một trường thương nghiệp. Cô đã lập gia đình năm 1954. Nhưng đối với những người hàng xóm Balan, anh chị em cô là người Ðức. Người ta biết rất rõ, bố và ông cô đều đã từng là lính Ðức. Bất cứ ở đâu, gia đình cô cũng bị họ coi là phát xít, cũng bởi vì Balan là một trong những nước chịu quá nhiều đau khổ của cuộc chiến do Hitler gây ra. Gia đình cô phải chịu đủ thứ thiệt thòi, ví dụ nhiều năm không được mua đường. Cô chỉ được phép nói tiếng Ðức ở trong nhà, còn ở tất cả các nơi khác cô phải nói tiếng Balan. Khi đứa con gái thứ 3 của cô ra đời, nhân viên phòng hộ tịch hỏi tên đứa bé. Cháu tên là Ingrid – cô trả lời. Anh nhân viên nói :” Thế thì không được, đấy không phải là tên Balan mà là tên Ðức”, và cháu phải mang tên Eva.

  Từ năm 1959, gia đình Elisabeth liên tục đặt đơn xuất ngoại, nhưng đều bị khước từ. Sau khi thoả thuận với vợ, chồng cô đã ở lại CHLB Ðức nhờ một chuyến du lịch năm 1977. Mãi đến năm 1981, Elisabeth cùng 2 con nhỏ mới được đoàn tụ với chồng. Cô được nhận vào làm việc ở một xưởng in vùng hạ lưu sông Rhein. Các con cô đến trường, nhưng bị các học sinh khác miệt thị là Polak. Claudia, đứa út của cô, không bao giờ được cô giáo quan tâm vì cô giáo cho rằng”Ðằng nào nó cũng không biết tiếng Ðức mà”. Elisabeth chịu đựng hết nổi. Cô trực tiếp đến trường như một con sư tử cái có bổn phận bảo vệ con mình. Sau khi kể xong hoàn cảnh của mình, chị hỏi:”Các bạn nghĩ thế nào, nếu các bạn sống ở một nước khác và bị đối xử như các bạn đã đối xử với Claudia như thế này?”- Bọn trẻ hoàn toàn im lặng, và từ đấy tình hình có khá hơn.

  Câu chuyện của Elisabeth kể chỉ là một trong vô vàn số phận những người Ðức khác từ các nước Ðông Âu trở về. Họ đã đánh mất quê hương. Họ là người Ðức, nhưng rất xa lạ trên chính đất Ðức!

    Quê hương Việt nam của chúng ta xa tít, còn nhiều gian truân cực nhọc, nhưng nó là nơi để ta nâng niu tưởng nhớ. Làm điều gì đấy cho quê hương là trách nhiệm, bổn phận và cũng chính là vinh dự thiêng liêng của mỗi công dân Việt nam, là một lẽ không cần bàn cãi.

 

Từ ngữ:

gói ghém: che đậy cho không lộ ra. Gói ghém kỷ niệm: chứa đựng những kỷ niệm , nơi có những kỷ niệm

thời thơ ấu: thời niên thiếu, thời chưa trưởng thành, tuổi học sinh phổ thông

cương vị: vị trí xã hội, vị trí trong một tập thể, một cộng đồng. Cương vị giám đốc, cương vị thày  giáo ...

ấm cúng: cảm thấy được che chở, cảm thấy hạnh phúc

đá cầu: một trò chơi của thiếu nhi Việt nam. Quả cầu được làm bằng đồng xu có đuôi giấy. Các em đá truyền cho nhau sao cho cầu không rơi xuống đất.

thông cảm: hiểu và đồng cảm với hoàn cảnh của ai đó

đại chiến thế giới: cuộc chiến tranh lôi kéo phần lớn các nước trên thế giới tham gia. Ðã có 2 đại chiến thế giới xảy ra: Ðại chiến thế giới lần thứ nhất từ 1914 – 1918. Ðại chiến thế giới lần thứ 2 từ 1939- 1945.

tù binh: lính của bên này bị phía bên kia bắt trong chiến trận. Ví dụ :ï  Bọn phát xít đưa tù binh Nga về Buchenwald để thủ tiêu.

ép: cưỡng bức, bắt phải làm dù không muốn

cam kết: hứa sẽ thực hiện, đồng ý làm như thoả thuận

thương nghiệp: ngành kinh tế buôn bán. Nội thương: buôn bán trong nước, ngoại thương: buôn bán với nước ngoài.

phòng hộ tịch: nơi đăng ký hộ khẩu của một thành phố, thị trấn ...

đơn xuất ngoại: đơn xin định cư ở nước ngoài, sinh sống ở nước ngoài.

khước từ: không đồng ý, không duyệt, không cho phép, không chấp nhận

đoàn tụ: chung sống cùng, đoàn tụ gia đình: gia đình sống sum họp

miệt thị: nhìn bằng con mắt khinh thường, không tôn trọng

bổn phận: trách nhiệm phải làm, nghĩa vụ phải làm

vô vàn: rất nhiều, không thể kể được

gian truân: khó khăn vất vả

nâng niu: bảo vệ rất cẩn thận, sợ dễ vỡ, dễ hỏng

 

Em hãy chọn một trong những từ thích hợp in nghiêng ở trên để điền vào các câu dưới đây cho đúng!

Từ hai năm nay, anh Thành làm việc ....................................... là phiên dịch.

......................................... của tác giả là thời kỳ rất khó khăn.

Nam mời bạn gái nhảy, nhưng cô ấy đã .........................................................

Mình bận quá, không đến được chỗ bạn, mong bạn ............................... nhé!

Con đường xây dựng đất nước tươi đẹp còn rất .............................................

Hãy đốt nến đi, cho có không khí ................................................ của Nô-en.

Sau nhiều năm mỗi người một ngả, gia đình Hồng lại được ..........................

Kỷ niệm của thời còn trẻ cần được ................................................................

 

 

Câu hỏi bàn luận về bài đọc

1.      Quê hương Việt nam của chúng ta đã có truyền thống bao nhiêu năm? Ai là người dựng nước đầu tiên?

  1. Tại sao người ta lại nói :”Người du mục là người không có quê hương”?
  2. Tại sao lại có một số lượng lớn người Ðức phải sống ở các nước đông Âu?
  3. Tại sao khi trở về Ðức, người ta thường không được chấp nhận để hoà đồng với xã hội Ðức?
  4. Là những người sống ở nước ngoài, em phải làm những điều cụ thể  gì để có trách nhiệm với quê hương?
  5. Em đã xa quê hương bao lâu rồi?  Em nhớ nhất những đặc điểm gì của quê hương em?
  6. Em hãy phân tích câu văn sau:” Sau khi đã thoả thuận với vợ, chồng cô ở lại CHLB Ðức nhờ một chuyến du lịch năm 1977 4 thành phần gạch dưới là những thành phần gì?
  7. Em hãy nêu chủ ngữ của tất cả các câu trong đoạn đầu bài đọc (dòng 1- dòng 8)! . Nếu là câu ghép, có thể có nhiều chủ ngữ.

 

Hướng dẫn:

Ðiều kiện để hoà đồng vào một xã hội khác không phải là yếu tố huyết thống (cùng dòng máu) quyết định , mà là yếu tố văn hoá. Tức là: Nếu người ta thông hiểu được văn hoá, phong tục tập quán, nếp nghĩ và cách làm việc của người sở tại, người  ta sẽ hoà đồng vào xã hội mới dễ hơn nhiều. Dù là người Ðức, nhưng họ đã mấy thế hệ không sống ở Ðức, nên sự hoà đồng sau khi tái thống nhất vấp phải những vấn đề văn hoá.

    Nếu người Việt sống ở nước ngoài không biết tiếng Việt, không hiểu truyền thống Việt, không hiểu văn hoá Việt ... thì khi trở về Việt nam, họ có khác gì những người Ðức trong câu chuyện kể trên?

 

Chính tả

Những từ (gạch dưới) sau đây viết  tr

Họ đã phạm một sai lầm trầm trọng.

Kẻ gian thường trà trộn vào đám đông để lợi dụng sơ hở của người mua hàng.

Vì lo bài thi ngày mai, em trăn trở mãi không ngủ được.

Do cơn đau tim đột ngột, cụ già ra đi không một lời trăng trối.

Vì lười học, trầy trật mãi bạn Liêm mới đậu tốt nghiệp phổ thông.

Hai nước hội đàm để giải quyết tranh chấp ở vùng biên giới.

 

Hãy đặt cho mỗi từ sau đây một câu tương tự!

Trơ trọi, tròn trùng trục, truyền đạt, truyện ngắn, trình độ, trĩu quả, triển vọng, trí tuệ, trình bày, trừng phạt, trơn tru, trò chơi, trợ cấp, trung bình, trực thăng, trận đấu, trồng trọt, trốn tìm, trôi chảy, trụ sở

 

联系我们

 

相关文章:
 
越南语相关课程

基本越南语第01课

基本越南语第02课

基本越南语第03课

基本越南语第04课

基本越南语第05课

基本越南语第06课

基本越南语第07课

基本越南语第08课

基本越南语第09课

基本越南语第10课

基本越南语第11课

基本越南语第12课

基本越南语第13课

基本越南语第14课

基本越南语第15课

基本越南语第16课

基本越南语第17课

基本越南语第18课

基本越南语第19课

基本越南语第20课

基本越南语第21课

基本越南语第22课

基本越南语第23课

基本越南语第24课

基本越南语第25课

基本越南语第26课

基本越南语第27课

基本越南语第28课

基本越南语第29课

基本越南语第30课

基本越南语第31课

基本越南语第32课

基本越南语第33课

基本越南语第34课

基本越南语第35课

 

 

 

 

凭祥市南方外语学校      地址:凭祥市中山路134号(北环路134号)