Thuyết trình lại
nội dung một cuốn sách
Biển
động
Nếu muốn xây một ngôi nhà, một cái
tháp kiên cố, thì người ta phải tạo cho nó một nền
móng vững vàng. Và như vậy, vỏ của trái đất, nơi
phải chịu một cái tải khủng khiếp là núi non, biển
cả, đồng bằng ... đáng lẽ phải có nền tảng vững chãi
hơn nhiều.
Kể từ khi hình thành, trái đất vẫn
giữ nguyên hình cầu của nó với những chỏm cầu chứa
lục địa và biển khơi. Cái “nền tảng “ của nó tưởng
chừng như cực kỳ vững chãi, nhưng thỉnh thoảng vẫn
xảy ra động đất và núi lửa. Có những vùng xảy ra rất
thường xuyên, có những vùng hoàn toàn yên tĩnh. Tại
sao có sự khác nhau đó? Các nhà khoa học lý giải
rằng, điều đó phụ thuộc vào cấu tạo của trái đất.
Bề mặt của trái đất không phải được cấu tạo bằng
một khối, mà được chia ra thành những mảng khổng
lồ, có khi những mảng đó to hơn một châu lục.
Những mảng này có khả năng “trôi”. Sỏi đá
trong lòng đất càng nằm sâu , nó càng nóng. Cho nên
tầng đá ở rất sâu trong lòng đất không còn
giòn và cứng nữa, mà nó gần như bị nóng chảy,
có dạng sền sệt hay dẻo. Những túi nhiệt khổng lồ
trong lòng trái đất đã làm cho các mảng trái đất
“trôi” liên tục. Những mảng trái đất nhẹ hơn tạo
thành đất liền (lục địa), những tảng nặng hơn , chìm
sâu hơn nên tạo thành những lòng đại dương. Những
mảng này trôi và đụng vào nhau, nó sinh ra động đất,
sinh ra một nhiệt lượng kinh khủng, tạo nên những
khe nứt, những núi non... , làm trào đá lỏng (nham
thạch) ra khỏi lòng đất. Người ta gọi đó là núi lửa.
Một số vùng không ổn định của vỏ trái đất nằm ở đại
dương, ví dụ như những đảo ở vùng Hawaii giữa Thái
bình dương. Một số núi lửa ở biển không nhìn thấy
được, vì đỉnh của nó còn nằm sâu trong nước.
Nếu núi lửa dưới biển hoạt động,
người ta còn gọi là động biển, nó sẽ tạo ra
áp suất khủng khiếp và truyền theo sóng.
Trong vòng vài giây, nó có thể tạo ra những sóng
ngầm khủng khiếp và sóng này lan truyền với tốc độ
1000 km/h. Lúc đầu sóng truyền ngang và
ngọn sóng không cao lắm nên người ta khó nhận ra.
Trong vòng vài tiếng, nó có thể lan truyền ra hàng
nghìn cây số xung quanh. Gặp chỗ nước nông, khu
gần bờ biển, tốc độ truyền của nó chậm dần
, nhưng tạo nên độ cao và sức tàn phá kinh hoàng.
Ðộ cao của sóng như một ngôi nhà 5 tầng , đủ sức hất
tàu bè lên bờ, phá sập bến cảng và nhà cửa. Trong
hơn 400 ngọn núi lửa ở biển được biết đến, thì có
tới 300 núi lửa tập trung ở vùng biển Nhật
bản. Chính vì thế mà nước Nhật là đất nước gặp
phải nhiều thiên tai nhất.
Bằng kỹ thuật hiện đại, ngày nay
người ta có thể dự báo được sóng thần, một phần động
đất và hoạt động của núi lửa để người dân kịp thời
sơ tán.
Ðể thuyết trình lại nội dung của một
bài đã đọc, em không thể kể hết nội dung đã đọc mà
phải chọn những ý cốt lõi liên quan đến nội dung
chính của bài. Như vậy, phần trình bày phải vừa ngắn
gọn, vừa đủ ý.
Gợi ý cách làm:
-
Sau khi đọc xong một phần, em hãy
tìm ý chứa thông tin chính (gạch dưới hoặc đánh
dấu).
-
Sắp xếp những ý trên theo một trình
tự để người nghe (đọc) dễ theo dõi nội dung.
-
Trình bày lại nội dung dựa vào dàn
bài trên (theo cách viết, cách nói của em).
Trường hợp bài đọc trên, em có thể
gạch dưới những câu em cho là quan trọng, liên quan
đến khái niệm Biển động. Em giải thích thế
nào cho người đọc (nghe) hiểu được nguyên nhân gây
ra, hiện tượng, tác hại của nó.
Một ví dụ tóm
lược:
Các tảng lục địa trôi (vì lòng trái
đất không ổn định). Khi va đập vào nhau nó sinh ra
động đất và núi lửa ở đất liền và sinh ra biển động,
nếu đó là tảng chứa biển.
Núi lửa dưới lòng biển hoạt động tạo
ra áp suất rất lớn, lan truyền ra xung quanh, gặp
chỗ nước nông (gần bờ biển) nó tạo thành sóng rất
cao , sức phá kinh khủng.
Em hãy dùng những thông số sau để
giới thiệu ngắn gọn về một đất nước (nước em đang
sống):
-
Nằm ở đâu?
-
Diện tích?
-
Dân số?
-
Thủ đô?
-
Các ngành kinh tế nổi tiếng?
-
Chế độ chính trị?
Em hãy đọc một số bài báo, câu
chuyện và tóm tắt những nội dung cốt lõi và ngắn
nhất như có thể!