Thể biện chứng
Biện chứng là một thể loại dùng lý
lẽ và những bằng chứng để bảo vệ quan điểm của mình
trong văn nói và văn viết. Biện chứng được sử dụng
khi có tranh luận giữa những quan điểm khác nhau
nhưng có hướng đạt được sự đồng thuận.
Nhưng em cần hết sức chú ý là, nếu
muốn bảo vệ quan điểm của mình bằng mọi giá thường
dẫn đến những căng thẳng trong tranh luận, đôi khi
phá vỡ cuộc tranh luận. Ðể có thể có những phản ứng
mềm dẻo với đối tượng tranh luận, em nên đặt ra cho
mình mục đích tối thiểu và mục đích tối đa. Ðiều này
sẽ giúp em sẵn sàng chấp nhận một ý kiến dung hoà.
Bằng chứng giúp cho em biện luận những gì em đã
khẳng định.
Bằng chứng có nhiều dạng: những số
liệu (kinh nghiệm thực tế, những thống kê), quan
điểm của những nhân vật nổi tiếng (những câu kinh
điển được nhiều người nhắc tới), những hệ giá trị đã
được đa số công nhận (ví dụ: Ðạo làm con phải có
hiếu với cha mẹ)...
Trong việc thảo luận, em nên tạo
được bầu không khí độ lượng, đi thẳng vào vấn đề để
tối tượng tranh luận với em hiểu được rằng, em tôn
trọng họ và em sẵn sàng tìm một biện pháp dung hoà
chứ không cãi lấy được.
Ngược lại, nếu em tìm cách bắt nạt
đối tượng tranh luận, em đã tạo nên không khí căng
thẳng và có thể làm hỏng cuộc tranh luận.
Những đề tài như thế nào là những đề
tài có thể tranh luận? Những khẳng định dưới đây, em
đồng ý điểm nào, không đồng ý điểm nào?
1.
Bạn bè có thể thay thế được tình cảm gia đình.
2.
Ðối với tuổi trẻ ở các nước phương Tây, ai cũng có
cơ hội phát triển như nhau.
3.
Trong lĩnh vực kinh tế và khoa học kỹ thuật, khái
niệm tiếng Anh càng ngày càng nhiều. Ðó là xu hướng
không thể khác.
4.
Ðàn ông không nhất thiết phải là người kiếm ra tiền
cho gia đình. Có khi đàn ông chỉ ở nhà nội trợ , có
sao đâu!
Những đề tài như trên thường có
nhiều quan điểm trái ngược nhau. Khi đưa những đề
tài trên ra thảo luận trong một nhóm khá đông, có lẽ
không ai đạt được 100% đồng thuận .
Em hãy cho biết ý kiến của em về 4
nhận định trên!
Em hãy trao đổi những ý kiến đó với
bạn cùng lứa để xem ý kiến của bạn kia thế nào!
Các em hãy tham gia thảo luận câu
chuyện sau đây!
Ở tuổi 14, em có được phép ở nhà một
mình không?
Ðáng lẽ đi nghỉ hè cùng với gia
đình thì Hương (14 tuổi) và Lan (15 tuổi) muốn cùng
nhau ở lại nhà của gia đình Hương. Cả hai bạn đã
chuẩn bị những lý lẽ để đối đáp với bố mẹ:
1.
Bạn Thu cùng lớp cũng đã từng ở nhà một mình khi mẹ
bạn ấy phải nằm viện một tuần.
2.
Bố mẹ đi nghỉ một mình thì tốt hơn, vì chúng con
không quấy rầy bố mẹ mà.
3.
Chúng con sẽ không bao giờ cho người lạ vào nhà đâu.
4.
Có một số đứa ở tuổi chúng con đã phải đi làm rồi
đấy.
5.
Chúng con sẽ hàng ngày gọi điện cho bố mẹ mà.
6.
Nếu lúc nào bố mẹ cũng lo cho con thì con làm sao
học được cách tự lập.
7.
Chắc bố mẹ biết đấy, con có suốt ngày ngồi trước vô
tuyến truyền hình đâu.
Trong 7 câu trên, câu nào là lý lẽ,
câu nào chỉ là lời khẳng định ?
Em hãy đoán xem, bố mẹ của các bạn
ấy có thể trả lời như thế nào với từng lập luận của
Hương và Lan ?
Trong tranh luận, em có thể sử dụng
một số cách nói sau đây:
a)
Trích những câu nói nổi tiếng ( Ngay từ thời thượng
cổ, Platon đã khẳng định ......)
b)
So sánh (Cậu cứ giả vờ ngây thơ như trẻ em ấy....)
c)
Cô lập hoá đối thủ (Chỉ những người càn mới cố cãi
như vậy ...)
d)
Phóng đại (Bọn trẻ ngày nay chả tôn trọng người già
gì cả...)
e)
Ðúng rồi, nhưng mà ... (Nhận xét của cậu nói chung
là đúng, nhưng ở điểm .....)
f)
Yêu cầu đi vào vấn đề (Những chuyện riêng tư như vậy
hãy để ngoài lề đi, chúng ta tập trung vào vấn đề
chính ...)
g)
Làm cho dịu vấn đề (Quan điểm như thế không phải là
sai ...)
Chú ý:
Có những vấn đề mà thông qua tranh
luận vẫn không dẫn tới thống nhất. Tranh luận trong
những trường hợp này có tác dụng làm sáng tỏ vấn đề,
hiểu thêm tính đa dạng của vấn đề, nên yêu cầu “ai
thắng ai” không quan trọng nữa. Thông qua đối thoại,
chúng ta thu thập được tư liệu phong phú hơn để đánh
giá những vấn đề cuộc sống chính xác hơn. Chẳng hạn,
lối sống của châu Á và châu AÂu , hay đánh giá về
cái đẹp là vấn đề sở thích riêng của mỗi cá nhân.