Khái niệm tổng quan về ngôn ngữ
Ngôn ngữ là
một phương tiện để giao lưu. Ngôn ngữ được thể hiện dưới hai
hình thức: nói và viết. Dùng ngôn ngữ, người nói, người viết
muốn truyền cho người nghe, người đọc một thông tin, một câu
hỏi, một cảm xúc, một yêu cầu. Do hoàn cảnh địa lý, truyền
thống, mỗi vùng trên trái đất có những ngôn ngữ riêng, ví dụ :
tiếng Anh, tiếng Pháp, tiếng Nga, tiếng Ðức, tiếng Việt ... .
Việc học tập để thông thạo tiếng mẹ đẻ cũng như ngôn ngữ của các
dân tộc khác là một yêu cầu không thể coi nhẹ trong bối cảnh
ngày nay.
Câu
là đơn vị hoàn thiện thể hiện trọn vẹn một ý. Nhiều câu kế tiếp
nhau tạo nên một đoạn văn, hay một bài văn diễn đạt một vấn đề.
Câu được
tạo nên bởi từ ngữ, các dấu phảy, hai chấm, hỏi, ngoặc đơn,
ngoặc kép ...
Muốn viết
(nói) một câu đúng, người viết (nói) phải tuân thủ các quy luật
ngữ pháp. Vậy ngữ pháp là gì?
Ngữ pháp là một bộ luật, quy định cách ghép các từ, các dấu
như thế nào để được một câu đúng, để người nghe (đọc)không hiểu
lầm.
Ngoài ngữ
pháp ra, việc dùng từ đúng cũng đóng vai trò rất quan trọng.
Chính vì thế, ta phải hiểu thật rõ nghĩa của từ để dùng cho phù
hợp với hoàn cảnh, phải viết đúng luật chính tả.
Các loại từ chính
Nếu con
người được chia thành đàn ông, đàn bà, trẻ em, người già ...,
thì từ ngữ cũng được chia thành các loại : Danh từ, động từ,
tính từ, liên từ, trạng từ... .
Danh từ
Danh từ là những từ chỉ
người, chỉ đồ vật, cây cỏ .... . Danh từ còn là từ chỉ sự
việc, hiện
tượng. Ví dụ: chị Hoà, căn nhà, cây thông, niềm
vui, cơn bão ...
Ðộng từ
Ðộng từ là những từ chỉ
hành động, chỉ trạng thái....
.Ví dụ: hát, ôn bài, nấu ăn, nằm, bốc hơi ...
Tính từ
Tính từ là những từ chỉ
tính chất, chỉ chất lượng ... của một danh từ.
Ví dụ: to lớn, yếu kém, tráng lệ, hồng hào ....
Liên từ
Liên từ là những từ để
nối kết hai thành phần của một câu đồng đẳng, hai từ đồng đẳng
hoặc nối giữa thành phần chính và thành phần phụ của một câu.
Ví dụ: và, hoặc là, vì, nếu, sau đó...
Trạng từ
Trạng từ là những từ hay
những nhóm từ chỉ thời gian
(năm ngoái, vào mùa thu)
chỉ nơi chốn (ở thành
phố này, trên lầu 4)
chỉ cách thức (khập
khiễng, muộn màng)
chỉ lý do (do trời
mưa, do hậu quả của chiến tranh)
Các dạng
câu
1.
Câu trần thuật
Câu trần thuật là câu cung
cấp thông tin, một nhận định, một khẳng định.
Ví dụ:
·
Nước Việt
nam nằm ở vùng nhiệt đới gió mùa.
·
Chuyến đi
của anh ấy kéo dài 5 tiếng đồng hồ.
·
Em đã
chuẩn bị xong bài cho ngày mai.
·
Trước khi
làm một việc gì, em cần phải suy nghĩ kĩ.
·
Ngôi nhà
này được xây cách đây hơn 100 năm.
2.
Câu hỏi
Câu hỏi là câu dùng để hỏi
người khác về những cái cần biết. Người trả lời sẽ cung cấp cho
người hỏi những thông tin (câu trần thuật) cần thiết.
Có hai
loại câu hỏi: Câu hỏi dùng những từ nghi vấn và câu hỏi không
có nghi vấn từ.
2.1 Câu hỏi dùng
những từ nghi vấn.
·
Em về từ
bao giờ?
·
Anh ấy đã
phát biểu những gì trong cuộc họp?
·
Bạn đi
đâu sau giờ giải lao?
·
Tại sao
bạn lại thích tiểu thuyết của Hugo?
·
Cuốn sách
này giá bao nhiêu?
Những từ
gạch dưới trong các câu hỏi trên là từ nghi vấn.( Trong tiếng
Ðức, những từ nghi vấn này bao giờ cũng để đầu câu hỏi)
2.2 Câu hỏi không có
nghi vấn từ
·
Bạn đi xem
phim cùng bọn mình hôm nay chứ?
·
Có phải
cậu mới mua xe không?
·
Em cần
cuốn từ điển này à?ø
·
Chúng ta
viết bài kiểm tra hôm nay phải không?
·
Bạn về
thăm Việt nam mùa hè này chứ?
2.3 Câu hỏi láy lại
Trước hết
dùng câu trần thuật, sau đó hỏi: có đúng như vậy không, đúng
chứ, hay là thế nào?...
·
Cậu đã
viết thư cho cô ấy. Có đúng vậy không?
·
Mẹ của anh
phải đến 45 tuổi rồi. Ðúng không ?
·
Cậu ghé
mình trước, rồi mới thăm Tuấn. Hay là thế nào?
·
Cậu mới
chép bài thơ “Thuyền và biển” của Xuân Quỳnh. Ðúng không nào?
·
Làm ăn có
vẻ khó khăn hơn trước. Hay ý cậu khác?
3.
Câu ra lệnh , yêu cầu
Loại câu này dùng để ra
lệnh, yêu cầu, sai khiến người khác làm một việc gì đấy. Cuối
câu có dấu than.
·
Con hãy
dọn phòng sạch sẽ! (ra lệnh)
·
Con hãy
gọi điện cho bà đi! (yêu cầu)
·
Mở tung
cửa sổ ra! ( ra lệnh, sai khiến)
·
Anh hãy
giúp tôi một chút! (yêu cầu)
·
Chờ một
chút! (ra lệnh)
Bài tập
1.
Tại sao lại tồn tại nhiều loại ngôn ngữ trên
thế giới? Tại sao số lượng ngôn ngữ trên thế giới có xu hướng
giảm?
2.
Người ta chia từ ra làm mấy loại? Ý nghĩa từng
loại từ? Em hãy lấy 10 ví dụ cho mỗi loại từ!
3.
Em hãy lấy 10 ví dụ cho mỗi dạng câu hỏi, sau đó
trả lời những câu hỏi ấy!
4.
Em hãy so sánh giọng âm trong câu hỏi và câu ra
lệnh!
Có những câu rút gọn chỉ cần một từ.
Em hãy cho 5 ví dụ!