Những khái niệm
cơ bản của ngữ pháp và ngôn ngữ
1. Từ ngữ : từ 1 tiếng, từ 2 tiếng, từ 3 tiếng ...
Từ 1 tiếng là từ chỉ có một tiếng nhưng đủ nghĩa. Ví dụ:
Bếp, trời, gió, nhà, sách, tủ, tranh, xe ...
(danh từ)
Mua, đi, ăn, uống, ngủ, đọc, viết, nghe ...
(động từ)
To,
nhỏ, ngắn, dài, nhọn, nặng, nhẹ ... (tính
từ)
Từ có 2 tiếng là từ
phải gồm 2 tiếng mới có nghĩa. Ví dụ:
Sương mù, thung lũng, thiên nhiên, ô- tô ... (danh
từ)
Làm việc, lau chùi, sắp xếp, chỉnh đốn ...
(động từ)
Hồng hào, chắc nịch, khó khăn, tự do ...
(tính từ)
Từ có 3 tiếng là từ
phải có 3 tiếng mới trọn nghĩa. Ví dụ:
Hợp tác xã, điện tâm đồ, cuộc chiến đấu... (danh
từ)
Làm tròn số, lập biên bản ...
(động từ)
Sạch sành sanh, thơm phưng phức ... (tính
từ)
2. Nguyên âm
Nguyên âm quyết định
âm chính của tiếng, phát âm thông suốt từ cổ ra,
không cần
sự trợ giúp của môi, lưỡi, răng.
Nguyên âm của tiếng Việt gồm:
a, ă, â,o, ô, ơ, u, ư,
i, e, ê...
Nguyên âm ghép của tiếng Việt:
oa, iê, ươ, au, ao, ai
...
Phụ âm : Phát âm
được những âm này nhờ sự giúp đỡ của môi, lưỡi, răng.
Phụ âm của tiếng Việt:
b, c, d, đ, g, h, k, l,
m, n, p, q,r, s, t, x, v ...
Phụ âm ghép của tiếng Việt:
ch, tr, gh, nh, ng, kh,
ngh ...
3.Từ láy
Từ láy là từ do 2
hay nhiều tiếng láy tạo thành. Các tiếng trong từ láy có
thể có một phần hay toàn bộ âm thanh được lặp lại. Ví
dụ:
Tha thẩn, lờ đờ, loáng thoáng, tơ lơ mơ, viển vông, đo
đỏ ...
Dùng từ láy để ý nghĩa của câu sinh động hơn, chính xác
hơn. Từ láy có tác dụng làm tăng ý nghĩa của từ
hoặc làm giảm nhẹ ý nghĩa của từ cần dùng.
Tăng: Nhân dân phản đối
mạnh mẽ sự
khủng bố của bọn cực hữu.
Ðể mừng ngày thống nhất, thành phố được trang
hoàng rực rỡ.
Giảm: Gió chiều thổi
nhè nhẹ.
Anh ấy tặng tôi một bông hoa
xinh xinh.
4. Các loại dấu trong tiếng Việt
Dấu chấm:
Ðể ở cuối câu, báo hiệu kết thúc một câu (.)
Dấu phảy:
Ðể tách các ý của một câu, trong câu có thể có nhiều dấu
phảy (,)
Dấu chấm hỏi:
Ðể ở cuối câu hỏi (?)
Dấu chấm than
(chấm cảm): Ðể cuối câu cảm thán, câu ra lệnh, câu sai
khiến (!)
Dấu gạch ngang:
Ðể ở đầu câu đối thoại, cũng có khi được dùng trong câu
để tách ý (-)
Dấu ngoặc đơn:
Nội dung nằm trong dấu ngoặc đơn để bổ nghĩa cho thành
phần trước nó, hoặc hướng dẫn cho người ta hiểu sâu hơn
( )
Dấu ngoặc kép:
Ðể trong dấu ngoặc kép những câu hay từ trích ra từ
nguyên bản “......”
Dấu hai chấm:
Dùng để liệt kê nội dung ( : )
5. Các thể loại
5.1 Văn xuôi
Là
một bài văn có các câu nối tiếp nhau để kể một câu
chuyện, một nhận xét, một lời bình luận, phân tích,
chứng minh.
Thể kể chuyện:
Viết lại , kể lại những sự việc đã xảy ra ở một thời
điểm nào đó, ở một hoàn cảnh nào đó.
Nhận xét bình
luận
: Ý kiến của một người về một vấn đề nào đó, ý kiến đó
là ý kiến chủ quan của người nhận xét.
Thể phân tích:
Mổ xẻ những vấn đề của sự việc một cách sâu sắc, để
hướng dẫn người khác hoặc kích thích người khác có ý
kiến về vấn đề nào đó.
Thể chứng
minh:
Dùng lý lẽ và dẫn chứng để khẳng định một nhận định là
đúng (hoặc không đúng)
5.2 Thể kịch
Viết dưới dạng đối thoại nhằm nêu bật một vấn đề trong
cuộc sống. Thông qua cuộc đối thoại (và những hoàn cảnh
được dàn dựng tương ứng), người nghe, người xem có ấn
tượng, ý kiến về vấn đề được nói đến trong vở kịch.
5.3 Thể văn vần
Gồm ca dao, dân ca và thơ. Bằng nghệ thuật dùng từ ngữ
và vần điệu, văn vần có sức truyền cảm mạnh tới người
nghe, người đọc. Ý trong văn vần thường là ý bóng