1.
Nêu đặc điểm của một con người hay một nhân vật
Khi muốn mô tả đặc điểm của một con
người hay một nhân vật văn học, em không được phép
chỉ tập trung vào các đặc điểm bề ngoài như hình
dáng, độ cao, tuổi tác, màu tóc, màu mắt, quần
áo...mà còn phải đi sâu vào những tính chất cơ bản
trong nội tâm, cung cách ứng xử của người cần nêu
đặc điểm.
Ðiều cần chú ý là em phải cố gắng đi
vào trọng tâm vấn đề, nhưng hết sức thận trọng khi
nêu tính cách , đặc điểm của một con người !
Không bao giờ được phép xúc phạm đến
lòng tự trọng của người khác!
Khi nêu đặc điểm của một con người,
những tính từ sau đây hay được dùng
a)Những đặc điểm tốt ở người:
Lịch sự, niềm
nở, sẵn sàng giúp đỡ người khác, độ lượng, khiêm
tốn, dẻo dai, tôn trọng sự thật, có khiếu ăn nói,
bình tĩnh, chín chắn, hài hước, đàng hoàng, có lòng
tự trọng, hiểu biết, nhân bản, sẵn sàng hy sinh ,
thật thà....
b)Những đặc điểm không hay :
Nhút nhát, dối
trá, nhẹ dạ, hèn nhát, thô lỗ, kiêu ngạo, lười
biếng, an phận, phung phí, ích kỷ ...
1.
Em hãy tìm những tính từ ngược nghĩa của : lịch sự,
độ lượng, khiêm tốn, chín chắn, thật thà !
2.
Em hãy tìm những tính từ ngược nghĩa của: nhút nhát,
dối trá, kiêu ngạo, phung phí!
3.
Thế nào là một con người an phận?
4.
Thế nào là một con người nhẹ dạ?
5.
Thế nào là một con người ích kỷ?
6.
Thế nào là một con người độ lượng?
7. Em hãy tìm thêm những từ
mô tả tính tốt cũng như tính xấu của con người!
Muốn mô tả đặc điểm của một người,
em có thể dựa vào dàn bài sau:
-
Người đó có những đặc điểm gì ?
(tuổi tác, bề ngoài, ứng xử, tính cách)
-
Ðiệu bộ, phong cách đặc biệt của
người này.
-
Vai trò của người này đối với những
người xung quanh.
-
Ý kiến của em về người đó (thiện cảm
, ác cảm)
Luyện tập
1.
Em hãy mô tả tính cách của một số người mà em quen
biết!
2.
Em hãy cho biết, nhân vật nào trong các tác phẩm văn
học em đã đọc là thần tượng của em. Em hãy nêu những
đặc điểm chính của nhân vật đó!
2. Bình luận
Nếu thông tin chỉ là sự diễn đạt, mô
tả những gì đã xảy ra , thì bình luận không những mô
tả sự kiện mà còn có cả ý kiến, quan điểm của cá
nhân người bình luận. Bài bình luận giải thích sự
việc và nêu cho người đọc thấy các mối liên quan
trong câu chuyện. Nó còn cung cấp cho người đọc thêm
một số thông tin liên quan , để kích thích người đọc
cũng có những quan điểm của riêng họ về vấn đề này.
Chúng ta hãy phân tích bài bình
luận dưới đây để thấy được đặc điểm của một bài bình
luận.
Xuất xứ của bài bình luận:
Bài bình luận này xuất hiện sau khi
quốc hội Ðức cho phép công an hình sự được phép đặt
điện thoại nghe lén các đối tượng bị tình nghi dính
líu đến tội phạm.
Giá trị cao cấp của tự do
Chắc sẽ chẳng bao giờ có được sự
trùng lặp hoàn toàn giữa nhu cầu an ninh và lòng
khát vọng tự do của công dân. Hay ít nhất có thể nói
rằng, công thức thần kỳ đó chưa được tìm ra. Bởi vì,
cả hai nhu cầu cơ bản ấy thường xuyên dao động,
không những ở cá nhân riêng lẻ mà còn trong toàn xã
hội. Lúc thì “con lắc” nghiêng về phía bên này, lúc
nghiêng về phía bên kia, lúc thì yếu tố an ninh có ý
nghĩa hơn, lúc thì yếu tố tự do quan trọng hơn. Cơ
quan ban hành luật pháp được coi là sáng suốt, nếu
nó giữ được sự cân bằng giữa hai đại lượng này.
Nghe lén điện thoại ở Ðức đang được pháp luật cho
phép, nhưng chúng ta không được phép cho nó là một
phương thức ứng xử loạn thần kinh. Tất nhiên sự nghe
lén đó là nhằm mục đích chống tội phạm hình sự,
nhưng đồng thời nó cũng tấn công vào tự do cá nhân.
Vì một người có thể là vô tội mà vẫn bị nghi oan.
Không một nước dân chủ nào trên thế giới lại có nạn
nghe lén điện thoại nhiều như ở Ðức. Nếu quả như vậy
thì tương quan giữa an ninh và tự do đã bị phá vỡ.
Trái đất vẫn quay đều, các nền văn
minh cũng tự thay đổi. Ai không quay cùng mà đứng
lại, thì sẽ bị những xã hội khác, vốn mềm dẻo hơn,
vượt qua.
Em hãy trả lời những câu hỏi sau!
1.
Bài bình luận trên dựa vào những thông tin nào?
(phần sự kiện có thật)
2.
Quan điểm của tác giả về vấn đề này thế nào?
3.
Tác giả có đưa ra được một hướng giải quyết cụ thể
không?
4.
Em hãy gạch dưới những câu mà em cho là ý kiến riêng
của tác giả!