Câu ghép đẳng lập và câu ghép chính
phụ
1. Câu ghép đẳng lập
Thế nào là câu ghép đẳng lập?
Câu ghép đẳng lập là một câu gồm
nhiều câu đơn giản khác ghép lại bằng những liên từ.
Ví dụ:
Tôi học tiếng Ðức
còn anh ấy học tiếng Anh.
Hùng làm bài tập về nhà,
sau đó em đi đá bóng.
Chị ấy buồn bã,
trong khi những người khác bàn luận vui vẻ.
Hôm nay chúng ta ăn đồ tây
hay ăn đồ châu Á đây ?
Phần in nghiêng là câu đơn 1
Phần gạch dưới là câu đơn 2
Còn, sau đó, trong khi, hay ... là
những liên từ dùng để nối kết.
Trong mỗi câu đơn , đều có đủ chủ
ngữ, vị ngữ và có thể có các thành phần khác. Tức là
câu ghép đẳng lập có thể có nhiều chủ ngữ, nhiều vị
ngữ, nhiều bổ ngữ ... .Trong những câu trên:
Câu 1: Chủ ngữ là
Tôi , anh ấy
Câu 2: Chủ ngữ là Hùng, em
(chính là Hùng)
Câu 3: Chủ ngữ là
Chị ấy, những người khác
Câu 4: Chủ ngữ là Chúng ta, câu 2
trùng chủ ngữ với câu 1
Em hãy tìm
những vị ngữ của 4 câu trên!
Trong câu ghép đẳng lập, không những
liên từ mà cả các dấu ví dụ như dấu hai chấm ( :
) , dấu chấm phảy ( ; ) v.v... còn được dùng để ghép
các câu đơn.
Anh ấy kể: Anh ấy đã từng biểu diễn ở
nhiều thành phố châu AÂu.
Ðất nước Việt nam có tiềm năng phát
triển rất lớn : con người chăm chỉ cần cù ; tài
nguyên phong phú ; Việt nam nằm trong vùng kinh tế
phát triển mạnh nhất hiện nay.
Trên nguyên tắc, câu ghép đẳng lập có
thể được tách thành nhiều câu đơn.
2. Câu ghép chính phụ
Là câu được ghép bởi hai hay nhiều
câu đơn, nhưng những câu này không bình đẳng với
nhau mà nó được phân theo đẳng cấp. Người ta thường
gọi đó là câu chính và câu phụ.
Sơ đồ câu ghép chính phụ:
Như một câu bình thường, câu chính
và câu phụ đều có chủ ngữ, vị ngữ và các thành phần
cần thiết khác.
Nối kết giữa câu chính và câu phụ là
liên từ gồm:
Nếu ..... thì (câu
điều kiện)
Bởi vì ..... (câu
cho biết nguyên nhân)
Ðể .... (câu
cho biết mục đích)
Rằng,.... (câu bổ
ngữ cho câu chính)