凭祥市南方外语学校 http://www.nanfangedu.cn
加入收藏
凭祥市南方外语学校
 首 页 | 学校简介 | 学习培训 | 越南概况 | 高等教育越南劳务| 联系咨询 | 下载中心
 

您现在的位置:下载中心 > 基础越南语 > 38课

 

Bài 38. Khoa học - kỹ thuật

 

Bài 38. Khoa học - kỹ thuật 

I. Các tình huống hội thoại

1. Một nhà khoa học lớn - Anh hùng lao động

Việt:

Trong số các nhà khoa học lớn của Việt Nam hiện nay, nếu phải chọn một người tiêu biểu thì có thể chọn ai?


Nam:


Theo mình, đó là giáo sư Trần Đại Nghĩa. Bởi vì ông đã từ bỏ cuộc sống vinh hoa của một trí thức có bằng cấp ở Pháp để về nước gắn bó cuộc đời mình với sự nghiệp cao cả của nhân dân, chấp nhận mọi gian khổ hy sinh. Ông đã sáng chế ra nhiều loại vũ khí lợi hại cho quân đội ta. Ông cũng là trí thức Việt Nam đầu tiên được tặng danh hiệu Anh hùng lao động.


Việt:


Hình như ông cũng là người đặt nền móng xây dựng Viện Khoa học Việt Nam.


Nam:


Ông là Viện trưởng Viện Khoa học Việt Nam đầu tiên và liên tục trong nhiều năm đồng thời là Chủ tịch liên hiệp các Hội Khoa học và kỹ thuật trong suốt một thời gian dài.


Việt:


Nghe nói tên Trần Đại Nghĩa là tên do Bác Hồ đặt cho ông?


Nam:


Đúng! Tên thật của ông là Phạm Quang Lễ, khi ông về nước tham gia kháng chiến, Bác Hồ giao nhiệm vụ cho ông và nói: "Công việc Bác giao là vì đại nghĩa, cho nên Bác đặt tên mới cho chú là "Trần Đại Nghĩa". Ông có tên Trần Đại Nghĩa từ đó.

2. Thanh niên Việt Nam thích chọn ngành học nào?

Harry:

Vào học các trường đại học có các ngành khoa học tự nhiên, thanh niên Việt Nam thường thích chọn những ngành nào?


Huy:


Tuỳ từng thời gian và cũng tuỳ từng người. Trước đây, ở Trường đại học Bách khoa thì những ngành như Điện, Chế tạo máy, Hoá thực phẩm thường có nhiều người thi vào. Ở Trường Đại học Tổng hợp thì có khác. Vì là trường khoa học cơ bản nên thanh niên thường theo năng khiếu và sở thích mà chọn ngành. Nhưng gần đây, một mặt do nhu cầu của xã hội thay đổi và mặt khác do thị hiếu của thanh niên cũng có thay đổi nên cả ở Bách khoa lẫn Tổng hợp có ngành thì số người thi vào đông lên như Toán - Tin học nhưng có ngành số người học lại ít đi.


Harry:


Thế còn các ngành kinh tế?


Huy:


Kinh tế hiện nay cũng khá hấp dẫn. Nhiều sinh viên đã tốt nghiệp các ngành khác cũng tranh thủ học để có thêm một bằng về kinh tế.

II. Ghi chú ngữ pháp

1. Một mặt... mặt khác: cặp liên từ kết hai vế câu, hai thành phần câu có nội dung ý nghĩa tương ứng nhau hoặc trái ngược nhau.

Ví dụ:

- Một mặt do nhu cầu của xã hội thay đổi, mặt khác do thị hiếu của thanh niên cũng có thay đổi nên... số người thi vào đông lên.


- Anh ấy một mặt muốn dành nhiều thời gian cho học tập nhưng mặt khác cũng muốn đi du lịch nhiều nơi.


- Để có tiền học tập một mặt tôi phải sống rất tiết kiệm và mặt khác tôi phải làm việc thêm để kiếm tiền.

2. Kết hợp "tính từ + từ chỉ hướng": tính từ có thể kết hợp với từ chỉ hướng để biểu thị một trạng thái vận động, biến đổi. Các kết hợp ấy thường là:

T + lên: đông lên, vui lên, tươi lên...

T + ra: béo ra, khoẻ ra, dài ra, rộng ra...

T + lại: nhỏ lại, hẹp lại, ngắn lại, tối lại...

T + đi: ít đi, gầy đi, bé đi, yếu đi...

Chú ý: Các từ chỉ hướng khác như xuống, vào,... cũng có thể kết hợp với tính từ theo kiểu này nhưng ít hơn.

Ví dụ:

- thấp xuống

- hăng vào

3. Lời dẫn trực tiếp, gián tiếp: Khi nói hoặc viết có thể dẫn lời của người khác. Nếu dẫn trực tiếp thì phải giữ nguyên văn không thay đổi và để trong dấu hai chấm, mở, đóng ngoặc kép (: "..."). Nếu dẫn gián tiếp thì có thể thay đổi một vài từ nhưng nội dung cần giữ đúng. Đồng thời thay đổi đại từ chỉ người nói từ ngôi thứ nhất sang ngôi thứ ba.

Ví dụ:

A/ Dẫn trực tiếp:

- Bác Hồ giao nhiệm vụ cho ông và nói: "Công việc Bác giao là vì đại nghĩa nên Bác đặt tên mới cho chú là Trần Đại Nghĩa".


- Harry nói: "Tôi không thể làm được việc đó"

 

B/ Dẫn gián tiếp:

- Bác Hồ giao nhiệm vụ cho ông và nói là công việc mà Bác Hồ giao là vì đại nghĩa nên Bác Hồ đặt tên mới cho ông là Trần Đại Nghĩa".


- Harry nói là anh ấy không thể làm được việc đó.


- Các báo chí và đài phát thanh truyền hình London... đã gọi các em là những người siêu thông minh, thông minh ngoại hạng...

III. Bài đọc

 

Nhà Nông học Lương Định Của

Anh thanh niên quê ở Sóc Trăng (Nam Bộ) Lương Định Của mồ côi cha mẹ từ thời trẻ, được người bác ruột gửi sang Thượng Hải học. Sau một năm ở Thượng Hải anh tới Hồng Kông học thêm và thi lấy bằng tú tài Anh văn. Người bác muốn anh học ngành thương mại nhưng anh lại thích ngành nông học. Vì thế anh đã thi vào Trường đại học Tổng hợp KIUSIU của Nhật. Tốt nghiệp vào loại giỏi, anh được giữ lại giảng dạy ở trường và ít lâu sau anh đã bảo vệ xuất sắc luận án tiến sĩ và trở thành vị tiến sĩ thứ 200 của nước Nhật.

Năm 1954, vốn có lòng yêu nước thiết tha, ông đưa người vợ Nhật cùng hai đứa con trở về Tổ quốc. Lúc đầu ông phải đưa vợ con về Sài Gòn. Chính quyền Sài Gòn định giao cho ông trọng trách ở Bộ Nông nghiệp nhưng ông từ chối. Một mặt ông tạm thời nhận làm việc ở một Viện nghiên cứu ở Sài Gòn, mặt khác ông lại tìm cách liên hệ với  cách mạng. Ít lâu sau ông đưa được vợ con đến chiến khu Nam Bộ rồi tập kết ra Bắc.

Ông là một nhà khoa học đầy tài năng lại thực sự gắn bó với đồng ruộng nên đã góp phần rất to lớn vào việc tạo ra những giống lúa mới cho năng suất cao. Ngoài lúa, ông còn lai tạo nhiều giống cây để làm tăng giá trị kinh tế của chúng như dưa hấu, cà chua, táo... Người nông dân Việt Nam trìu mến gọi các cây đó là: "giống lúa ông Của", "giống cà chua ông Của"...

Ông đột ngột qua đời khi mới 57 tuổi với biết bao hoài bão mà ông chưa kịp thực hiện. 

 

 

联系我们

 

相关文章:
 
越南语相关课程

基础越南语第01课

基础越南语第02课

基础越南语第03课

基础越南语第04课

基础越南语第05课

基础越南语第06课

基础越南语第07课

基础越南语第08课

基础越南语第09课

基础越南语第10课

基础越南语第11课

基础越南语第12课

基础越南语第13课

基础越南语第14课

基础越南语第15课

基础越南语第16课

基础越南语第17课

基础越南语第18课

基础越南语第19课

基础越南语第20课

基础越南语第21课

基础越南语第22课

基础越南语第23课

基础越南语第24课

基础越南语第25课

基础越南语第26课

基础越南语第27课

基础越南语第28课

基础越南语第29课

基础越南语第30课

基础越南语第31课

基础越南语第32课

基础越南语第33课

基础越南语第34课

基础越南语第35课

基础越南语第36课

基础越南语第37课

基础越南语第38课

 

 

 

凭祥市南方外语学校      地址:凭祥市中山路134号(北环路134号)