I. Các tình huống hội thoại
1. Ở nước ngoài về.
Huy: |
Cháu chào ông! Ông có được mạnh khoẻ không
ạ? |
Ông Hòa |
Huy đấy à? Cháu về bao giờ thế? |
Huy |
Dạ, cháu mới về hôm qua ạ. |
Ông Hòa |
Nào! Để ông xem có to béo như ông Tây không nào? |
Huy |
Chuẩn bị về nước cháu lại bị gầy đi đấy ông ạ, trước cháu còn
béo hơn nhiều. |
Ông Hoà |
Kể chuyện du học của cháu ở Úc cho ông nghe
xem nào? |
2. Thủ tục xin cấp Visa xuất nhập cảnh
Helen |
Chị Lan ơi! Sắp tới em về nước nghỉ hè. Thủ
tục xin xuất nhập cảnh thế nào hả chị. |
Lan |
Em viết 1 cái đơn trong đó nói rõ lý do xin
về nước, ngày về, ngày trở lại Việt Nam, nhớ ghi đầy đủ họ, tên,
ngày sinh, số hộ chiếu,... |
Helen |
Đơn viết kính gửi ai hả chị? |
Lan |
Chỉ cần gửi ông chủ nhiệm khoa thôi. Khoa sẽ
làm công văn gửi Bộ Nội vụ xin cho em. Nhưng nhớ đơn phải viết
thành 2 bản nhé. |
Helen |
Chị ơi! Thế sau bao lâu thì được. |
Lan |
Nhanh thôi. Khoảng 1 tuần.
|
3. Đi nước ngoài.
Bác sĩ Hoàng |
Chào thầy! Em nghe nói thầy sắp đi Pháp?
|
Giáo sư |
Ừ, theo lời mời của Hội châm cứu mình sang đó vài tháng, sau đó
có thể sẽ đi Ý.
|
BS Hoàng |
Để giảng dạy ạ?
|
Giáo sư |
Thuyết trình thì đúng hơn. Nhân tiện họ cũng
muốn mời mình hướng dẫn cho một số người của họ thực hành về
châm cứu gây tê.
|
BS Hoàng |
Giá mà họ mời sớm hơn, thầy sang khi em còn
thực tập ở bên đó thì thế nào em cũng được đi theo thầy để học
thêm. |
II. Ghi chú ngữ pháp
1. Nào:
ngữ khí từ, đặt cuối câu kể hoặc câu hỏi khi muốn yêu cầu một cách nhẹ
nhàng thân mật.
Ví dụ |
- Kể chuyện..... cho ông xem nào. |
- Nhanh lên nào! |
- Làm xem có được không nào? |
Chú ý:
a) Có thể dùng phối hợp các yếu tố biểu thị cầu khiến
khác như hãy, hoặc
để:
Ví dụ |
- Để ông xem có to bé như ông Tây không nào? |
- Hãy nhanh lên nào! |
b) Có thể đặt thêm ở đầu câu 1 từ nào với ý nghĩa
thúc giục, hoặc thân mật hơn.
Ví dụ |
- Nào! để ông xem nào. |
2. Chăng:
ngữ khí từ, đặt cuối câu tường thuật để tạo câu hỏi khi người hỏi đã
đoán biết phần nào nội dung.
Ví dụ |
- Đi Tây chăng? |
- Ta uống bia chăng? |
- Trời lại mưa chăng? |
Chú ý:
Trong văn viết chăng
có thể dùng tạo câu hỏi tu từ, thường có ý nghĩa phủ định. Trường hợp
này có thể dùng kết hợp phải chăng
(đặt ở đầu câu) hoặc
phải vậy chăng
(đặt ở cuối câu).
Ví dụ |
- Phải chăng lẽ phải chỉ dành cho kẻ mạnh? |
- Lẽ phải chỉ dành cho kẻ mạnh, phải vậy
chăng? |
3. Theo:
phó từ, đặt sau động từ chuyền động biểu thị một hành động diễn ra theo
một hướng.
Ví dụ |
- Đi theo thầy |
- Chạy theo mốt |
- Bước theo dòng người |
Giới từ theo đặt trước một thành phần trạng ngữ biểu
thị cơ sở xuất phát của hành động vị ngữ: trạng ngữ loại này thường là
danh từ, danh ngữ...
Ví dụ |
- Theo lời mời của Viện châm cứu, mình sang
đó vài tháng. |
- Theo tôi thì anh ấy rất tốt. |
- Theo hãng tin AFP, Đoàn đại biểu Bộ Ngoại
giao Pháp sẽ đến Hà Nội ngày 8/6. |
4. "Giá... thì...": cặp từ nối trong câu ghép có quan
hệ điều kiện - kết quả.
Ví dụ |
- Giá thầy sang sớm thì em đi theo thầy. |
- Giá anh không nói thì tôi cũng không biết. |
- Giá tôi có nhiều tiền thì thế nào tôi cũng
mua. |
Chú ý:
Giá... thì... thường dùng trong điều kiện giả định, nghĩa
là điều kiện không xảy ra. Khi dùng giá... thì... có nghĩa là sự việc
xảy ra trái ngược hẳn.
- Giá thầy sang sớm......, nghĩa là: thầy không sang
sớm.
- Giá anh không nói......, nghĩa là: anh đã nói.
- Giá tôi có tiền............., nghĩa là: tôi không
có tiền.
III. Bài đọc
1. Tình huống không ngờ
Một ngày tháng năm, trời nắng, nóng, chúng tôi lên
Nội Bài để đón giáo sư Paul. Máy bay Thái hôm nay đến chậm. Đã quá giờ
quy định mà máy bay vẫn chưa đến. Bỗng tiếng cô nhân viên hướng dẫn nhà
ga vang lên trong loa phóng thanh, thông báo máy bay Thái Lan đang hạ
cánh xuống đường băng. Chúng tôi đã nghe tiếng động cơ máy bay rít lên.
Vì không kịp xin giấy phép vào đón khách ở phòng làm thủ tục nên chúng
tôi đành chờ ở ngoài. Vả lại khách là giáo sư Paul, người đã rất quen
thuộc các thủ tục ở sân bay Nội Bài và cũng đã rất quen chúng tôi nên
chúng tôi rất yên tâm. Khách đã bắt đầu ra, 10 phút, 20 phút rồi 30 phút
trôi qua, vẫn chưa thấy giáo sư đâu, chẳng lẽ kế hoạch của ông lại thay
đổi? Phúc, lái xe của cơ quan chúng tôi, vốn là người tháo vát bảo với
tôi: "Để tôi vào trong xem thế nào nhé!". Nói rồi, anh biến mất. Hình
như những người khách cuối cùng đã ra khỏi phòng làm thủ tục. Nhân viên
nhà ga đã đóng bớt một cửa ra vào, chỉ để lại một cửa. Vừa lúc ấy tôi
thở phào khi thấy Phúc tay xách một túi vải to đang cùng giáo sư Paul đi
ra. Còn giáo sư Paul thì mồ hôi nhễ nhại. Ông khẽ mỉm cười bắt tay tôi
và không nói một câu nào. Mãi đến khi lên xe về Hà Nội tôi mới biết sở
dĩ giáo sư ra chậm là vì cái túi vải mà Phúc xách hộ. Đó là chiếc máy vi
tính cùng máy in ông mang theo để làm việc ở Việt Nam. Nhân viên hải
quan yêu cầu ông phải đóng thuế hàng hoá trong khi ông thì nghĩ rằng đó
chỉ là một công cụ làm việc. May mà Phúc vào được phòng làm thủ tục và
sự việc đã được giải quyết nhanh gọn. Tất nhiên là giáo sư không phải
đóng thuế, nhưng ông có vẻ không vui. Ông nói rằng hình như mỗi lần đến
Việt Nam, khi làm thủ tục ở sân bay thế nào ông cũng gặp một tình huống
nào đó mà ông không ngờ.
2. Thà chết đi còn hơn!
Có một anh nhà nghèo nhưng rất lười, suốt ngày chỉ
chơi bời lêu lổng không chịu lao động. Thấy người ta ra đồng cày cấy,
suốt ngày làm việc nặng nhọc, anh ta nghĩ: "Làm việc vất vả thế, thà
nhịn đói còn hơn". Thấy người ta lên rừng kiếm củi, đốt than để sưởi ấm
mùa đông, họ phải đi từ sáng tinh mơ đến tối mịt mới về, anh ta nghĩ: "Làm
việc suốt ngày thế, thà chịu lạnh còn hơn". Mùa đông đến, mọi người có
cơm ăn, có củi sưởi. Anh ta thì chẳng có gì, cuộc sống thật khốn khổ.
Thấy thế mọi người bảo: "Con người sống mà không chịu làm việc, không
chịu lao động để đến nỗi cơm không có mà ăn, áo không có mà mặc, phải
chịu đói chịu rét thì thà chết đi còn hơn!".
相关文章:
|