Bài 15 – Giao thông đi lại |
|
I. Các tình huống hội thoại
1. Hỏi
thăm đường
Harry: Chào
bác. Bác làm ơn cho hỏi thăm, phòng bán vé máy bay Quốc tế ở phố Quang
Trung đi lối nào ạ?
Người đi đường:
Anh cứ đi thẳng, qua hai ngã tư, đến ngã tư thứ 3 thì rẽ bên trái, theo
đường Tràng Thi sẽ đến.
Harry: Cám ơn
bác.
2. Ở
phòng bán vé máy bay
Harry: Chào chị.
Chị cho mua một vé máy bay đi Băng Cốc.
Người bán vé:
Anh cho xem hộ chiếu.
... Anh định đi
máy bay hãng Hàng không nào? Vietnam Airlines hay Thai Airlines?
Harry: Hãng
Thai Airlines, chuyến thứ 3 tuần sau.
Người bán vé:
Thai Airlines thứ 3 hết vé rồi anh ạ, chỉ còn vé thứ 6 thôi. Hay anh đi
Vietnam Airlines vào thứ 4 nhé.
Harry: Vâng,
cũng được.
Người bán vé:
Anh mua một lượt hay khứ hồi?
Harry: Chị cho
mua một lượt thôi.
Người bán vé:
170 USD, anh sang kia trả tiền.
Harry: Xin lỗi
chị, Vietnam Airlines mấy giờ cất cánh.
Người bán vé:
10h30, tôi đã ghi ở trong vé rồi. Anh nhớ đừng nhầm với giờ Thai
Airlines kẻo nhỡ đấy.
Harry: Cám ơn
chị.
3.
Đi lại
bằng phương tiện gì?
Harry: Jack này,
ở Hà Nội cậu phải mua một cái xe đạp để đi lại chứ ô tô buýt không tiện
đâu.
Jack: Thế có
taxi không?
Harry: Có,
nhưng cũng chưa nhiều và giá còn đắt lắm.
Jack: Thế trong
thành phố, người ta đi lại bằng phương tiện gì?
Harry: Chủ yếu
là xe đạp hoặc xe máy, có người đi xe buýt, xích lô. Gần đây người ta đi
bằng cả xe ôm và xe lam nữa.
Jack:Một cái xe
đạp tốt giá bao nhiêu?
Harry: Khoảng
500 đến 700 ngàn đồng.
Jack: Cũng
không đắt lắm.
4. Đi
tham quan
Giáo vụ: Ngày
mai tất cả sinh viên của khoa sẽ đi tham quan chùa Hương.
Sinh viên: Hay
quá! Đi bằng gì ạ?
Giáo vụ: Ô tô.
Các bạn nhớ có mặt tại cổng ký túc xá trước 7 giờ. Đúng 7 giờ ô tô của
trường sẽ đến đón chúng ta đi.
Sinh Viên: Có
xa lắm không?
Giáo vụ: Khoảng
60 km nhưng đường xấu, ô tô chạy cũng phải mất hai tiếng. Các bạn nhớ
chuẩn bị mang theo bữa ăn trưa nhé.
II. Ghi chú ngữ pháp
1. Câu
có hai bổ ngữ
Có một
loại động từ khi làm vị ngữ thường kèm theo hai bổ ngữ, một bổ ngữ chỉ
đối tượng và một bổ ngữ chỉ sự vật. Đó là các động từ:
"mua", "bán", "trao", "tặng", "gửi", "biếu", "đưa"
(nhóm 1) và "vay", "lấy", "xin", "nhận"... (nhóm 2).
Bổ ngữ chỉ đối
tượng thường nối với động từ bằng giới từ "cho" (nhóm 1) và "của"
(nhóm 2).
Ví dụ: - Chị
bán cho tôi một vé máy bay.
- Chúng tôi
tặng cô giáo một bó hoa đẹp.
- Anh ấy vay
của tôi 10.000 đồng.
Câu hỏi với các
bổ ngữ này là: "cho ai?", "của ai?", "cái gì?"
Chú
ý: Nếu bổ ngữ
chỉ đối tượng đặt sau bổ ngữ chỉ sự vật thì giới từ "cho", "của"
bắt buộc phải xuất hiện.
Ví dụ: Chúng
tôi tặng một bó hoa đẹp cho cô giáo.
2. Cách
biểu thị phương tiện của hành động: "bằng "
Trạng ngữ biểu
thị phương tiện tiến hành hành động thường nối với động từ vị ngữ qua
giới từ "bằng".
Ví dụ: - Đi
lại bằng xe đạp.
- Đi bằng
ô tô.
Câu hỏi cho
thành phần trạng ngữ này là: "bằng gì?" hoặc "bằng phương tiện
gì?"
3. Cách
biểu thị sự lựa chọn: "hay", "hoặc".
Muốn biểu thị
sự lựa chọn dùng liên từ hay, hoặc.
Ví dụ: - Anh
định đi bằng máy bay hãng nào? Thai Airlines hay Vietnam
Airlines?
- Phương tiện
chủ yếu là xe đạp hoặc xe máy.
- Anh đi ngày
nào? Ngày mai hay ngày kia?
- Ngày mai
hoặc ngày kia tôi sẽ đi.
Chú
ý: "Hay"
dùng trong câu nghi vấn, "hoặc" dùng trong câu tường thuật.
4. "Cả...
nữa": dùng để nhấn mạnh vào một yếu tố, một bộ phận nào đó (thường
do danh từ biểu thị) trong câu.
Ví dụ: - Người
ta đi bằng ô tô buýt, xích lô, gần đây người ta đi cả bằng xe ôm
nữa.
- Anh ấy uống
nhiều bia, lại uống cả rượu nữa.
- Hà mời Helen
đến chơi, Hà cũng mời cả Harry và Jack nữa.
III. Bài đọc
1. Đường sắt
thế kỷ 21
Hiện nay ở
nhiều nước, đường sắt đang phát triển nhanh về mặt khoa học kỹ thuật
hiện đại cũng như về vai trò và khối lượng vận tải.
Nhưng các
chuyên gia Nhật Bản đã dự đoán là trong tương lai, đường sắt sẽ mất dần
ưu thế của mình. Ô tô và máy bay sẽ thay thế đường sắt trong nhiều
trường hợp. Tới thế kỷ 21, trong khoảng cách dưới 300 km, phương tiện
vận tải chủ yếu là bằng ô tô và trên 700 km thì chủ yếu là bằng phương
tiện máy bay. Đường sắt sẽ chỉ được dùng trong khoảng cách từ 300 đến
700 km. Ngoài ra, vì mật độ dân số ở Nhật Bản cao nên đường sắt của nước
này sẽ được dùng để chuyên chở hành khách trong thành phố, vùng ngoại ô
và các khu công nghiệp lớn.
Tốc độ của các
tàu hoả siêu tốc sẽ đạt từ 300 đến 500 km/giờ. Các đoàn tàu này sẽ có
đầy đủ tiện nghi để phục vụ khách đi lại an toàn và có thể chạy cả trên
những dốc cao nữa.
2. Rẽ thẳng
Ông khách đi xe
đạp đến đầu làng thì gặp một lối rẽ, không biết phải đi thẳng hay rẽ,
ông ngồi trên yên hỏi một bà bên đường:
- Tôi về xóm
Thượng thì phải rẽ đường nào hả bà?
Bà ta trả lời
ngay:
- Rẽ thẳng!
Nghi ngờ, ông
xuống xe hỏi lại:
- Rẽ hay đi thẳng
hả bà?
- Đi thẳng!
Ông khách bực
mình:
- Sao vừa rồi bà
không bảo đi thẳng để tôi phải xuống xe?
Bà thản nhiên trả
lời:
- Ông hỏi rẽ chứ
ông có hỏi đi đâu!
相关文章:
|