凭祥市南方外语学校 http://www.nanfangedu.cn
加入收藏
凭祥市南方外语学校
 首 页 | 学校简介 | 学习培训 | 越南概况 | 高等教育越南劳务| 联系咨询 | 下载中心
 

您现在的位置:下载中心 > 基础越南语 > 13课

 

Bài 13 - Mua sắm, ăn uống

 

I. Các tình huống hội thoại

1. Ở cửa hàng bách hoá

Harry: Chào chị
Người bán: Chào anh. Anh cần gì ạ?
Harry: Tôi muốn mua một đôi giầy.
Người bán: Mời anh lên tầng hai, quầy bán giầy ở trên đó.  Harry: Anh cho xem đôi màu đen kia một chút.
Người bán: Cỡ số bao nhiêu ạ?
Harry: Cỡ 42
Người bán: Cỡ 42 màu đen hết rồi anh ạ, chỉ còn màu nâu thôi. Harry: Màu nâu cũng được. Tôi đi thử nhé.
Người bán: Vâng, mời anh.  

2. Trong hiệu ăn đặc sản

Người phục vụ: Xin mời ngồi bàn này. Thực đơn đây ạ.
Jack: Trước hết là món súp. Mình súp lươn, còn các bạn?
Harry: Mình súp gà.  
Helen: Cho 2 súp lươn, 1 súp gà.
Người phục vụ: Các món tiếp theo?
Jack: Helen gọi tiếp đi!
Helen: Chim quay, cá bỏ lò, nem rán, khoai tây rán và salat.
Người phục vụ: Các vị uống gì ạ? Bia hay rượu?
Harry: Bia thôi. Cho bia Halida nhé!
Người phục vụ: Vâng ạ.
Jack: Ăn xong có gì tráng miệng không?
Người phục vụ: Có đấỵ ạ! Quýt, táo hoặc caramen.  

3. Ở hàng bán hoa quả

Bà bán hàng: Mời cô mua đi, cam, táo hay nho?
Hà: Cam giá bao nhiêu một cân (kg) ạ?
Bà bán hàng: 6.000 cô ạ, cam ngọt lắm.
Hà: Đắt thế! 4.000 thôi.
Bà bán hàng: Tôi không bán đắt cho cô đâu, khỏi phải mặc cả.
Hà: Thôi 5.000 bà cho 1 cân, cân đủ bà nhé.
Bà bán hàng: Bán mở hàng cho cô vậy. Cô mua táo đi. Táo cũng ngon lắm.
Hà: Táo thì bao nhiêu 1 kilô?
Bà bán hàng: Dạo này cuối mùa nên đắt rồi cô ạ. 15.000 một kilô.
Hà: 10.000.
Bà bán hàng: Không được.  

4. Trong hiệu sách

Helen: Ở đây có từ điển Việt - Pháp không chị?
Người bán hàng: Chỉ có Pháp - Việt thôi chị ạ. Chị có mua không?
Helen: Cám ơn. Tôi cần Việt - Pháp cơ. Chị cho mua cuốn Việt - Anh vậy.
Người bán hàng: Chị lấy loại nào? Loại to hay loại nhỏ?
Helen: Loại to thì giá bao nhiêu ạ?
Người bán hàng: 45.000
Helen: Chị cho mua một cuốn.  

II. Ghi chú ngữ pháp

1. Câu cầu khiến với ngữ khí từ "đi"

Đi đặt ở cuối câu để biểu thị ý cầu khiến (yêu cầu, đề nghị ai làm một việc gì). Có thể dùng kết hợp từ mời: mời... đi (để tỏ ý lịch sự, kính trọng) hoặc với từ: hãy... đi! (để tỏ ý giục giã).

Ví dụ:

- Cô mua táo đi!
- Mời anh uống nước
đi!
- Anh hãy nói
đi!

2. "Thì"

 Ngoài việc cùng với "nếu" làm thành cặp từ nối "nếu...thì...", thì còn dùng để nối thành phần khởi ngữ với câu chính.

Ví dụ: 

- Táo thì bao nhiêu một kilô?
- Loại to thì giá bao nhiêu?
- Câu hỏi ấy thì ai cũng trả lời được. 

 3. Cách nói giá cả

Mẫu câu để hỏi giá cả như sau: Vật cần mua + giá bao nhiêu

Ví dụ: 
- Cái này giá bao nhiêu?
- Cái áo này giá bao nhiêu?

Nếu vật cần mua không phải tính theo đơn chiếc mà tính số lượng, dung lượng thì mẫu câu để hỏi là: Bao nhiêu tiền 1 kilô (lít, mớ, tạ...)

hoặc: Tên sự vật + bao nhiêu một kilô (lít, mớ, tạ...)

4. "Xong", "rồi" 

a. Xong: Phó từ, đứng kèm sau động từ hoặc cuối câu để biểu thị ý nghĩa hoàn thành của hoạt động.

Ví dụ: 

- Ăn xong có gì tráng miệng không?
- Nói xong anh ấy đi.
- Làm xong bài tập.

b. Xong có thể kết hợp với "rồi" thành "xong rồi" để nhấn mạnh vào ý nghĩa hoàn thành

Ví dụ:

- Làm xong bài tập rồi
- Làm bài tập xong rồi.

Chú ý: Muốn biểu thị ý nghĩa hoạt động chưa hoàn thành có thể dùng "chưa xong" hoặc "sắp xong"

Ví dụ: 
- Làm bài tập chưa xong.
- Chưa làm bài tập xong.

hoặc: 
- Làm bài tập sắp xong.
- Sắp làm bài tập xong.  

III. Bài đọc 

1. Treo biển  

Ở phố nọ có một cửa hàng bán cá, trước cửa treo tấm biển, trên đó viết: "Ở đây bán cá tươi".

Một hôm, có một người khách đến mua cá. Mua xong, người khách nói: "Trên tấm biển này nên bỏ chữ tươi đi vì chẳng lẽ bán cá ươn hay sao?" Chủ hiệu thấy người khách nói có lý bèn bỏ chữ tươi, trên tấm biển chỉ còn "Ở đây bán cá".

Mấy hôm sau, có một người khách khác đến mua cá. Mua xong, người khách nói: "Chưa đến đầu phố đã ngửi thấy mùi cá, ai cũng biết ở đây bán cá, vì thế nên bỏ chữ đây đi. Chủ hiệu thấy người khách nói có lý bèn bỏ chữ đây, trên tấm biển chỉ còn "bán cá" .

Mấy hôm sau, lại có một người khách đến mua cá. Người khách đọc tấm biển thấy có hai chữ bán cá thì ngạc nhiên và nói với chủ hiệu: "Cá bày ra chẳng lẽ để xem hay sao? Nên bỏ chữ bán đi!" Chủ hiệu thấy người khách nói cũng có lý lại bỏ chữ bán. Bây giờ trên tấm biển chỉ còn chữ . Chủ hiệu nghĩ chắc chẳng còn ai góp ý nữa.

Nhưng, một hôm, có một ông khách đến mua cá, nhìn tấm biển, ông khách cười và nói với chủ hiệu: "Chẳng lẽ người ta không biết đây là con cá hay sao mà ông phải đề chữ ?" Nghe nói vậy, chủ hiệu liền cất tấm biển đi.  

 2. Bánh cốm Nguyên Ninh

Bánh cốm Nguyên Ninh được làm từ nguyên liệu cốm đặc biệt của làng Vòng. Cốm có màu xanh của lá mạ. Nhân bánh là đậu xanh, có thêm những sợi dừa trắng. Khi ăn bánh có vị ngọt, lại có vị bùi của dừa và mùi thơm của cốm non. Bánh hình vuông, bọc lá chuối xanh, buộc dây lạt đỏ. Bánh cốm Nguyên Ninh là thứ bánh dùng trong dịp cưới, thay cho thiếp báo hỉ. Ngày Tết, chiếc bánh cốm Nguyên Ninh được bày trên mâm cỗ cúng tổ tiên.

Giữa thời buổi thông tin quảng cáo ồn ào mà ở tại số nhà 11 Hàng Than chỉ có một tấm biển nhỏ trên đó viết mấy chữ "Bánh cốm Nguyên Ninh" gia truyền. Khách tới đặt hàng, mua hàng rất đông. Ở Hà Nội bánh cốm Nguyên Ninh thì chẳng mấy ai không biết.

Việt kiều ở các nước mỗi lần về thăm Tổ quốc đều tìm đến phố Hàng Than mua bánh cốm Nguyên Ninh làm quà.

 

 

联系我们

 

相关文章:
 
越南语相关课程

基础越南语第01课

基础越南语第02课

基础越南语第03课

基础越南语第04课

基础越南语第05课

基础越南语第06课

基础越南语第07课

基础越南语第08课

基础越南语第09课

基础越南语第10课

基础越南语第11课

基础越南语第12课

基础越南语第13课

基础越南语第14课

基础越南语第15课

基础越南语第16课

基础越南语第17课

基础越南语第18课

基础越南语第19课

基础越南语第20课

基础越南语第21课

基础越南语第22课

基础越南语第23课

基础越南语第24课

基础越南语第25课

基础越南语第26课

基础越南语第27课

基础越南语第28课

基础越南语第29课

基础越南语第30课

基础越南语第31课

基础越南语第32课

基础越南语第33课

基础越南语第34课

基础越南语第35课

基础越南语第36课

基础越南语第37课

基础越南语第38课

 

 

 

 

凭祥市南方外语学校      地址:凭祥市中山路134号(北环路134号)