I. Các tình huống hội thoại
1. Sở
thích về âm nhạc
LAN: |
Helen
có thích nhạc nhẹ không? |
HELEN: |
Bình thường. Em thích nhạc cổ điển hơn. Em có thể nghe nhạc cổ
điển cả ngày mà không chán. Còn chị? |
LAN: |
Mình thích nhạc nhẹ. Nhưng có lẽ thích nhất là dân ca. |
HELEN: |
Em cũng rất thích dân ca của Việt Nam. Khi nào chị dạy cho em
hát một vài bài dân ca Việt Nam nhé! |
LAN: |
Hình như Helen đã thuộc bài "Người ơi người ở đừng về". |
HELEN: |
Nhưng em quên mất rồi. Chị dạy lại cho em và chị dạy thêm cho em
vài bài nữa, bài nào ngăn ngắn ấy. |
2. Hát
theo yêu cầu của thính giả
HÀ: |
Chị Lan
ơi! Tại câu lạc bộ của Hội nhạc sĩ Việt Nam đang có chương trình
biểu diễn các bài hát do các nghệ sĩ nổi tiếng hát. Chúng mình
đi nghe đi. |
LAN: |
Nghe nói các nghệ sĩ còn hát cả một số bài hát nổi tiếng ngày
xưa phải không? |
HÀ: |
Vâng! Ngoài ra các nghệ sĩ còn hát theo yêu cầu tại chỗ đấy. Chị
thích bài nào cứ nêu yêu cầu, các nghệ sĩ sẽ hát bài đó. |
LAN: |
Tuyệt quá nhở. Hôm nào chúng mình đi nhé! |
II. Ghi chú ngữ pháp
1.
Mất: phó từ, đặt
sau động từ biểu thị trạng thái không còn hiện diện hoặc để tính toán.
Ví dụ: |
- Em
quên mất rồi |
|
- Con chim bay mất |
|
- Từ thành phố Hồ Chí Minh ra Hà Nội, máy bay bay mất 2
tiếng. |
Chú
ý: Khi biểu thị
tính toán, sau mất phải có kết hợp số từ + danh từ; ý nghĩa giống
như hết.
Ví dụ: - Từ
thành phố Hồ Chí Minh ra Hà Nội máy bay bay hết 2 tiếng.
2.
Lặp tính từ: Hầu
hết các tính từ đơn âm đều có thể lặp lại để giảm nhẹ tính chất, mức độ
(trong khi đó danh từ lặp lại là để tăng lên về số lượng).
Ví dụ:
|
- Chị
dạy cho em bài nào ngăn ngắn ấy. |
|
- Tôi cảm thấy vui vui. |
|
- Trời hôm nay lành lạnh. |
Chú
ý: Khi lặp tính
từ (cũng như danh từ) về mặt ngữ âm có sự biến đổi như sau.
a/ Biến đổi âm
cuối:
Các từ có âm
cuối là -p, -t, -c, -ch, khi lặp, âm tiết đầu sẽ có các âm cuối tương
ứng là -m, -n, -ng, -nh.
b/ Biến đổi
thanh điệu:
Các từ có thanh
hỏi, sắc khi lặp, âm tiết đầu có thanh không, các từ có thanh ngã, nặng
khi lặp âm tiết đầu có thanh huyền.
c/ Các từ không
có âm cuối và thanh điệu như trên thì khi lặp giữ nguyên hình thức ngữ
âm.
Ví dụ:
|
tốt -
tôn tốt |
sạch -
sành sạch |
|
ngắn - ngăn ngắn |
đỏ - đo đỏ |
|
lạnh - lành lạnh |
vui - vui vui |
3.
Nào.... đó (ấy):
cặp đại từ dùng để liên kết hai thành phần, hai câu có quan hệ tương ứng.
Ví dụ: |
- Chị
thích bài nào các nghệ sĩ sẽ hát bài đó. |
|
- Anh đi hôm nào tôi đi hôm đó. |
Chú
ý: Hầu hết các
đại từ nghi vấn đều có thể tạo thành cặp từ liên kết loại này.
Ví dụ: |
ai...
nấy (ấy): |
Tôi hỏi
ai người ấy trả lời. |
|
đâu... đấy (đó): |
Anh đi đâu tôi đi đấy (đó). |
|
gì... ấy (nấy): |
Các bạn ăn gì tôi ăn nấy. |
|
sao... vậy: |
Anh bảo sao tôi làm vậy. |
|
thế nào... thế ấy: |
Họ yêu cầu thế nào thì cứ làm thế ấy. |
|
bao nhiêu... bấy nhiêu: |
Người bán nói bao nhiêu tôi trả bấy nhiêu. |
|
bao giờ... bấy giờ: |
Bao giờ họ trả lời bấy giờ chúng ta mới biết. |
III. Bài đọc
Một thiên
tài chơi Ghi-ta cổ điển
Trước giờ khai
mạc đêm diễn ba phút, một người đàn ông tuổi chừng 70 bước ra. Ông ăn
mặc lịch sự, nét mặt bình thản, bước đi chầm chậm, trên tay cầm một cây
đàn ghi-ta tuyệt đẹp. Ông ngồi một cách thoải mái trên chiếc ghế độc
nhất dành cho ông, đưa mắt nhìn về phía khán giả đầy vẻ ưu ái. Tiếng bàn
tán xôn xao chấm dứt. Cả nhà hát im lặng như tờ, trả lại không khí trang
nghiêm cho người nhạc sĩ...
Năm đầu ngón
tay ông lướt nhẹ trên dây đàn. Khán giả chìm đắm trong thế giới âm thanh,
họ đang thưởng thức tài năng của André Segovia diễn ghi ta cổ điển.
Tài nghệ của
ông được coi là siêu đẳng. Đối với ông, một trong những cái đẹp, cái
tinh hoa của âm nhạc là "mối tình" ràng buộc người nghệ sĩ với nhạc cụ
thân yêu của mình. Có lẽ mối tình đó được thể hiện nhiều nhất là lúc ông
âu yếm ôm đàn trước một số khán thính giả yêu nghệ thuật trong một môi
trường tĩnh mịch, thiêng liêng, đam mê, dạo lên những khúc nhạc âm thanh
mầu nhiệm.
Tiếng đàn
của Thuý Kiều
Trong như
tiếng hạc bay qua
Đục như tiếng suối mới sa nửa vời
Tiếng khoan như gió thoảng ngoài
Tiếng mau sầm sập như trời đổ mưa.
相关文章:
|