Bài 13.
Lao động và việc làm |
|
I.
Hội thoại
NAM: |
- Hà,
em đang vội hay sao mà đi nhanh thế? |
HÀ: |
- A, anh Nam đấy à? Lâu
lắm rồi mới gặp anh. Bây giờ em phải đến Trung tâm giới thiệu
việc làm ngay. Em nộp hồ sơ xin việc ở đấy mấy tháng nay rồi mà
chẳng thấy tin tức gì. Khi định rút hồ sơ ra thì bỗng
nhiên người ta gọi đến, nói là có công việc hợp với em. |
NAM: |
- Thế
thì lên xe đi cùng với anh. Anh cũng đi đường ấy mà. Thế chỗ làm
cũ chán hay sao mà em bỏ? |
HÀ: |
-
Chán thì không chán nhưng có
điều
là việc ấy
không hợp với chuyên môn của em nên em chẳng thấy hứng thú gì cả.
Mà ở đấy lúc nào cũng phải đi công tác đến các địa phương, vất
vả lắm. |
NAM: |
- Thế
ai giới thiệu Trung tâm này với em? |
HÀ: |
- Em
đọc báo, thấy viết về Trung tâm này. Đây là tổ chức của Đoàn
Thanh niên lập ra để giới thiệu việc làm cho những người có nhu
cầu. Tất nhiên tìm được một công việc lý tưởng rất khó, hy
vọng thì em cũng không dám hy vọng nhiều nhưng biết đâu chọn
được một công việc phù hợp với mình hơn. |
NAM: |
- Thế
ai nộp hồ sơ vào đó cũng được à? |
HÀ: |
- Tất
nhiên rồi. À, mấy giờ anh về, cho em về cùng với. |
NAM: |
- Được
rồi, khi nào xong việc anh sẽ chờ em ở đây. May mắn nhé. |
HÀ: |
- Công
việc thuận lợi hay sao mà trông em có vẻ vui thế. |
NAM: |
- Vâng,
em vừa gặp ông giám đốc Trung tâm. Ông ấy giải thích tỉ mỉ cho
em rồi. Em cũng hỏi thêm ông ấy vài điều về thủ tục nữa. Tám giờ
sáng mai đã phải có mặt ở công ty để thử việc rồi. |
HÀ: |
- Sao
nhanh thế? |
NAM: |
- Lúc
nãy ông giám đốc cũng nói với em rồi. Người mà từ trước đến nay
vẫn phụ trách công việc này bỗng nhiên xin nghỉ việc nên người
ta cần gấp. |
HÀ: |
- Thế
liệu công việc mới có tốt hơn việc cũ không? |
NAM: |
- Em
cũng chưa biết nữa. Theo em làm ở đấy rất nhàn, chỉ có
điều hơi đơn điệu. |
HÀ: |
Trời ơi,
em hay phàn nàn thế, chỗ thì chê vất vả, chỗ thì chê đơn điệu.
Em phải nhìn vào thực tế và khả năng của mình nữa chứ. |
Bảng từ |
nộp
hồ
sơ
rút
lý
tưởng
biết đâu |
tỉ
mỉ
phụ
trách
nhàn
đơn
điệu
chê |
II. Chú thích ngữ pháp
Động từ + thì (không) + động từ +
nhưng (mà)
Tính từ tính từ
(thật) |
Tính từ hoặc động từ được lặp lại
biểu thị ý thừa nhận, trước khi người nói muốn trình bày một hướng suy
nghĩ khác (đôi khi trái ngược).
Ví dụ:
- Lời bài hát này hay thì
hay thật nhưng nghe buồn quá.
- Nó học thì không học mà
cứ đòi thi đỗ.
Tổ hợp dùng nối hai vế của câu
ghép để nói điều sắp nêu ra (B) là đặc điểm hạn chế (và thường là duy
nhất) của điều vừa nói đến (A).
Ví dụ: -
Nó rất thông minh, chỉ có
điều là
hơi lười.
- Phòng
này rất rộng rãi thoải mái nhưng có
điều là
hơi thiếu ánh sáng.
* Chú ý: Các tổ hợp (1), (2) có
thể dùng kết hợp với nhau trong câu.
Ví dụ: -
Hôm nay trời nắng thì không nắng lắm
nhưng có điều
oi quá
- Cô ấy
giỏi thì giỏi thật nhưng có
điều
hơi kiêu căng.
3.
Hay
sao thường được dùng
ở cuối câu biểu thị ý phỏng đoán, mà biểu thị kết quả. Tổ hợp
này dùng trong câu để nói về mối quan hệ nguyên nhân (A) - kết quả (B)
nhưng nguyên nhân ở đây chỉ là sự phỏng đoán.
Ví dụ:
- Cô ấy đang có chuyện gì hay
sao mà trông buồn thế.
- Em chưa làm bài tập hay sao
mà có vẻ lúng túng thế.
4.
Ra,
vào dùng sau động từ
để chỉ hướng của hành động.
a. Ra
Biểu thị hướng của hoạt động từ
trong đến ngoài, từ hẹp đến rộng, từ kìm hãm đến tự do.
Ví dụ:
- Từ cửa sổ phòng này, anh ấy có
thể nhìn ra biển.
- Cô ấy lấy một quyển sổ ra
khỏi túi và bắt đầu trình bày.
b. Vào
Trái nghĩa với ra, biểu thị
hướng hoạt động từ ngoài vào trong, rộng đến hẹp.
Ví dụ:
- Sau khi học xong, nó cho sách vở
vào cặp rồi vội vàng chạy xuống sân.
- Tôi không thích sống dựa vào
người khác.
* Chú ý: Các từ này có thể
được dùng theo mấy dạng như sau:
Động từ + ra + danh từ
vào |
Ví dụ:
-
Đi ra đường |
-
Bơi vào bờ |
-
Chạy ra sân |
-
Nhìn vào tường |
-
Nắm ra ngoài |
-
Chạy vào nhà |
+
Động từ + cái gì +
ra + (khỏi) danh từ
Động từ + cái gì + vào
+ danh từ
Ví dụ:
- Lấy tiền ra khỏi ví.
- Cho tiền vào ví.
- Bỏ chè vào ấm.
- Bỏ sách vở ra bàn.
III. Bài luyện
1.
Dùng kết cấu nào: “... thì ... thật” hay “' ... thì
không...” và tính từ
để tạo câu:
Mẫu:
- Bài này .....................
nhưng nhiều từ mới.
→ - Bài này khó thì không khó
nhưng nhiều từ mới.
a. Cái áo này
........................ nhưng đắt quá. (đẹp)
b. Học tiếng Việt
........................ nhưng yêu cầu người ta phải kiên nhẫn. (khó)
c. Từ đây lên Thái Nguyên
..................... nhưng đường rất xấu. (xa)
d. Anh ấy .......................
nhưng không khiêm tốn. (giỏi)
e. Lớp ấy .......................
nhưng cô giáo giảng rất hay. (đông)
f. Ông ấy ................. nhưng
cũng có nhiều người biết. (nổi tiếng)
g. Ở Việt Nam, số người ở độ tuổi
lao động ....................... nhưng số người có trình độ chuyên môn
còn ít. (nhiều)
h. Làm việc ởcông ty ấy lương
....................... nhưng rất vất vả. (cao)
2.
Chọn một trong những tổ hợp dưới
đây để hoàn thành câu sau:
không đủ tiền mua |
hay
mưa |
hay
ghen |
không đúng thực tế |
vất
vả |
hơi
buồn |
chữ
in hơi khó đọc |
|
|
a. Làm việc ở đó lương cao thì cao
thật nhưng có điều .................
b. Sống ở đó thích thì thích thật
nhưng có điều ............................
c. Ông ấy nói hay thật nhưng có
điều ...........................................
d. Thời tiết mùa này rất đẹp nhưng
có điều ..................................
e. Luận văn của anh ấy rất công
phu nhưng có điều .....................
f. Tôi rất thích cái nhà này nhưng
có điều ...................................
g. Vợ tôi là người rất tốt nhưng
có điều ........................................
3.
Dùng “hay sao mà”
để nối vế sau thành câu:
Mẫu:
Trời mưa hay sao mà nó ướt.
a. Trời mưa / nó ướt
b. Anh không muốn gặp bà ấy / ghét
bà ấy.
c. Ông ấy hút thuốc lá nhiều / ho
suốt ngày.
d. Anh ấy suốt ngày đi uống rượu /
chán gia đình.
e. Ở đây không khí bị ô nhiễm nặng
/ có nhiều nhà máy hóa chất.
f. Loại đồng hồ này không tốt /
không ai mua.
g. Ai cũng quí chị ấy / chị ấy đối
xử tốt với mọi người.
4.
Chuyển
đổi các câu sau theo mẫu:
Mẫu:
- Ở Việt Nam trời nóng quá nên nhiều người ốm.
→ - Ở Việt Nam trời nóng quá hay
sao mà nhiều người ốm.
a. Mẹ nó mắng nó nên nó dỗi.
b. Anh ấy và chị ấy bỏ nhau rồi
nên không đi cùng với nhau nữa.
c. Bài này chưa tốt nên em phải
làm lại bài khác.
d. Anh ấy thay đổi rất nhiều nên
không ai nhận ra anh ấy.
e. Bây giờ nhiều người có video
nên rạp chiếu phim rất vắng.
f. Đường tối quá nên bà ấy bị ngã.
g. Chị ấy bị tắc đường nên đến
muộn.
5.
Dùng ''ra '' hay ''ra khỏi'' trong các câu
sau:
Mẫu:
- Sáng nào tôi cũng đi ..................... nhà trước tám giờ.
→ - Sáng nào tôi cũng đi ra khỏi
nhà trước tám giờ.
a. Có lẽ con chim kia đang muốn
................. lồng.
b. Cô ấy lúc nào cũng thích ngồi
bên cửa sồ để nhìn .................... ngoài.
c. Không biết có chuyện gì mà bỗng
nhiên chị ấy chạy ............... ngoài.
d. - A lô, chị Nga còn ở đấy không
ạ?
- Chị Nga ................. đây
một tiếng rồi.
e. Năm nay nhà máy này tung
................. thị trường nhiều sản phẩm mới.
f. Thấy cô ấy đi
....................... cửa hàng, anh ấy vội đi theo.
g. Trước khi nấu ăn, cháu phải lấy
thịt ................. ngăn đá tủ lạnh trước hai tiếng.
h. Nga rất thích chạy chân trần
................. biển.
6.
Dùng ''vào, ra, ra khỏi
'' để
tạo câu theo mẫu:
Mẫu:
- Nó / cất / quần áo / tủ
→ - Nó cất quần áo vào tủ.
a. Bà Tư / rót / nước / chén
b. Ông Cẩn / bỏ / thư / phong bì
c. Anh Nam / cho tiền / ví
d. Con chim / không thể / bay /
lồng
e. Cô ấy / cất ảnh / album
f. Bà Lan / để / hoa quả / tủ lạnh
g. Nó / lấy / sách vở / túi
h. Cô ấy / ném / hòn đá / vườn
7.
Chọn một trong những giới từ
đã cho để điền vào chỗ trống:
a. Ông ấy viết quyển tiểu thuyết
này dựa (với / vào) một câu chuyện có thật.
b. Trong cuộc họp chiều qua không
ai nhắc (về / đến) vấn đề này.
c. Hiện nay đang có nhiều người
quan tâm (đến / vào) đề tài nghiên cứu của anh ấy.
d. Phòng của cô ấy có một cửa sổ
nhìn (ra / đến) vườn.
e. Chưa bao giờ tôi nghĩ (với /
đến) khả năng ấy sẽ xảy ra.
f. Anh ấy thích đọc sách (vào /
về) tôn giáo.
g. Sáng nay tôi nghe rất nhiều
người bàn tán (về / đến) vụ tối qua ở nhà ông Ban.
h. Cơn bão số 7 ảnh hưởng
trực tiếp (đến / vào) các tỉnh miền trung.
i. Ở Việt Nam có một số người vẫn
bày hàng (với / ra) hè phố bán mặc dù không được phép.
IV. Bài đọc
Việc Làm
Mỗi người sinh ra, khi đến tuổi
lao động đều mong có một chỗ làm việc ổn định và phù hợp. Việc làm là cơ
sở để từ đó con người trưởng thành. Nhiều người nghĩ rằng trong cuộc
sống thì nỗi lo việc làm là nỗi lo lớn nhất. Con người có việc làm và
thu nhập ổn định là con người hạnh phúc.
Ở Việt Nam có nhiều mô hình việc
làm như: việc làm trong biên chế nhà nước, việc làm ở các doanh nghiệp
có vốn đầu tư nước ngoài, ở các khu công nghiệp và khu chế xuất, các
doanh nghiệp tư nhân, các loại hình dịch vụ. Ngay ở khu vực sản xuất
nông nghiệp cũng xuất hiện nhiều việc làm mới như sản xuất ở các làng
nghề, phát triển nghề thủ công.
Cách đây mười năm, tỷ lệ thất
nghiệp ở khu vực đô thị Việt Nam là 13,2% nhưng đến nay thì chỉ còn
5,88%. Người ta tính rằng trong năm năm qua, nhà nước và xã hội đã tạo
việc làm cho 5,6 triệu người.
Mặc dù vậy giải quyết việc làm vẫn
là một vấn đề gay gắt. Hàng triệu lao động vẫn thất nghiệp, hàng triệu
người khác thiếu việc làm. Ở khu vực nông thôn, tỷ lệ thời gian lao động
được sử dụng mới chỉ đạt 72%. Tỷ lệ thất nghiệp 5,88% vẫn còn cao so với
nhiều nước trong khu vực. Trung bình mỗi năm nhà nước phải giải quyết
việc làm cho 1,5 triệu lao động.
Vấn đề bức xúc hiện nay là cần
nhanh chóng đào tạo và đào tạo lại đội ngũ công nhân kỹ thuật, thợ có
tay nghề cao ở tất cả các nghề từ thủ công đến kỹ thuật hiện đại. Theo
các nhà khoa học lao động, số lao động được đào tạo của Việt Nam đã thấp
lại không cân bằng trình độ. Bên cạnh đó, công cuộc công nghiệp hóa và
hiện đại hóa đang tạo ra nhiều chỗ làm việc mới, yêu cầu tay nghề cao.
Như vậy, mục tiêu của chúng ta là cần phải xây dựng các trung tâm dạy
nghề, trước hết ở các khu công nghiệp và đô thị nhằm cung cấp lực lượng
lao động có chất lượng cao ở khu vực này. Bên cạnh đó, cần quan tâm đến
ngành nghề ở nông thôn, tạo việc làm cho nông dân, xây dựng một chương
trình việc làm cho nông dân và khu vực nông thôn.
Việc làm có thể không trở thành
nỗi lo nếu như nhà nước, cộng đồng xã hội, từng gia đình và người lao
động đều có trách nhiệm tạo việc làm, khai thác mọi lợi thế phát triển
lao động.
Bảng từ |
ổn
định
cơ
sở
thu
nhập
mô
hình
biên chế
chế
xuất
dịch vụ
làng nghề |
nghề thủ công
gay
gắt
bức
xúc
đội
ngũ
tay
nghề
lực
lượng
khai thác
lợi
thế |
V. Bài tập
1.
Trả lời câu hỏi cho bài
đọc:
a. Việc làm quan trọng thế nào đối
với cuộc sống con người?
b. Hiện nay ở Việt Nam có những
loại mô hình việc làm như thế nào?
c. Tỷ lệ thất nghiệp ở Việt Nam
hiện nay là bao nhiêu? Con số đó cao hơn hay thấp hơn mười năm trước?
d. Vấn đề thất nghiệp ở Việt Nam
hiện nay không còn là vấn đề đáng lo, phải không?
e. Tại sao vấn đề bức xức nhất
hiện nay là phải đào tạo lại đội ngũ công nhân kỹ thuật có tay nghề cao?
f. Để giải quyết nạn thất nghiệp
Việt Nam, chúng ta phải làng gì?
2.
Dựa vào bài
đọc để hoàn thành những câu sau:
a. Ở Việt Nam, nhiều người nghĩ
rằng nỗi lo lớn nhất trong cuộc sống là ..............
b. Con người hạnh phúc là
.........................
c. Sản xuất ở các làng nghề là một
trong những mô hình việc làm mới ở ..............
d. Trong những năm qua, nhà nước
đã tạo việc làm cho 5,6 triệu người bằng các chính sách
.......................
e. 72 % là tỷ lệ thời gian lao
động. ....................
f. So với nhiều nước trong khu
vực, tỉ lệ thất nghiệp ở Việt Nam ............
g. Công cuộc công nghiệp hóa và
hiện đại hóa đang tạo ra nhiều chỗ làm việc mới với yêu cầu
......................
h. Xây dựng các trung tâm dạy nghề
là ..................
i. Nếu nhà nước, xã hội, gia đình
và mỗi người đều có trách nhiệm tạo việc làm thì
........................
3.
Bạn hãy xem những từ dưới
đây phù hợp với định nghĩa nào:
mục
tiêu |
bức
xúc |
nỗ
lực |
thúc đẩy |
ổn
định |
tay
nghề |
a. Không có những thay đổi lớn.
b. Làm cho hoạt động phát triển
mạnh hơn, tốt hơn.
c. Trình độ về nghề nghiệp.
d. Đích mà người phải cố gắng đạt
đến
e. Rất cố gắng.
f. Yêu cầu cần được giải quyết
ngay.
4. Điền từ vào chỗ trống:
đội
ngũ |
tỉ
lệ |
lợi
thế |
gay
gắt |
trưởng thành |
làng nghề |
|
qui
hoạch |
|
a. Khi con cái
...................... cũng là lúc cha mẹ già yếu.
b. Ở Việt Nam hiện nay nhiều
........................ truyền thống đang được khôi phục lại.
c. .......................... bác
sĩ ở bệnh viện Bạch Mai rất tận tình với công việc.
d. ..................... thất
nghiệp ở Thái Lan là 1%.
e. Trong cuộc họp chiều nay anh ấy
bị thủ trưởng phê bình ................
f. Ở vùng này có nhiều
.............. để phát triển du lịch.
g. Để phát triển đô thị, nhiều khu
vực dân cư đang được..................... lại.
5.
Nghe bài: “Nguồn lao động”.
6. Từ những thông tin ấy, hãy chọn
một trong những khả năng đúng dưới đây:
a. Nguồn lao động Việt Nam hiện
nay là ........................
A. 32,9 triệu B. 33,9 triệu
C. 31,6 triệu
b. Mỗi năm nguồn lao động được bổ
sung .......................
A. 11 triệu B. 0,1 triệu
C. 1,1 triệu
c. Người lao động Việt Nam có
.................... tiếp thu khoa học kỹ thuật.
A. Tiềm năng B. Khả
năng c. Kỹ năng
d. Đội ngũ lao động có chuyên môn,
kỹ thuật ngày càng ...............
A. Đông đủ B.
Ít C. Đông đảo
e. ........................ nguồn
lao động ngày càng cao.
A. Chất lượng B. Số
lượng C. Số lượng và chất lượng
g. Trong số lao động có chuyên môn
kỹ thuật, số người có trình độ ................. chiếm 20%.
A. Trên đại học và cao đẳng
B. Đại học và cao đẳng
C. Đại học và cao đẳng trở lên
h. Lực lượng lao động tập trung
nhiều nhất ở ........................
A. Đồng bằng sông Hồng
B. Các thành phố lớn
C. Vùng Đông Nam Bộ
7.
Nghe băng
bài “Trở về mái nhà xưa”.
8. Trả lời những câu hỏi sau:
a. Ông Bob là người nước nào?
b. Ông ấy sống ở Sài Gòn thời gian
nào?
c. Ông ấy kết hôn với ai?
d. Cô Nga quê ở đâu?
e. Từ khi lấy vợ, ông Bob vẫn sống
ở Sài Gòn à?
f. Mới đây, hai ông bà mở nhà hàng
ở đâu?
g. Ở đó không có khách nước ngoài,
phải không?
h. Vào nhà hàng, người ta cảm thấy
không khí ở đó thế nào? Tại sao?
i. Hai người chủ nhà có hiểu tình
hình Việt Nam không?
k. Không khí ấm cúng ở nhà hàng
giúp khách quên điều gì?
l. Tại sao bà Nga thông cảm với
khách?
VI. Bài đọc thêm
Thực
trạng lao động nông thôn Việt Nam
Theo số liệu thống kê, từ khi đổi
mới, ở Việt Nam có từ 30% đến 40% lao động ở nông thôn thiếu việc làm.
Tình hình này đã ảnh hưởng đến cuộc sống của người dân và tình hình kinh
tế xã hội Việt Nam.
Trước hết, tình trạng thiếu việc
làm đã gây nên hiện tượng di dân. Số lượng các cuộc di dân ngày càng
nhiều. Chẳng hạn, bình quân mỗi năm có khoảng 20.000 người từ 21 tỉnh và
thành phố trong cả nước di cư đến vùng cao nguyên Lâm Đồng. Ở một số
thành phố lớn như Hà Nội, tháng cao nhất cũng có khoảng 3 vạn người đến
kiếm việc... Vấn đề này đã gây ra không ít khó khăn cho chính quyền
trong việc quản lý ảnh hưởng đến kế hoạch đầu tư cơ sở hạ tầng.
Nguyên nhân chủ yếu của tình trạng
này là vấn đề dân số. Tỷ lệ sinh ở một số vùng nông thôn vẫn còn quá
cao. Bên cạnh đó, thiên tai, mất mùa, bệnh tật làm cho cuộc sống của
người nông dân khó khăn hơn. Đất bị thiếu và dần dần xấu đi cũng là một
nguyên nhân nữa. Trong khi đó, vốn đầu tư vào đất đai của người nông dân
hết sức ít ỏi. Và nguyên nhân cuối cùng là do sự phát triển mất cân bằng
giữa nông thôn và thành thị.
Trước tình hình đó, Nhà nước đã có
nhiều biện pháp để khắc phục. Rất nhiều chính sách đúng đắn về ruộng
đất, thu mua nông sản được ban hành đã tạo điều kiện cho nông nghiệp
phát triển. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã thành lập “Quĩ cho vay ưu
đãi'' đối với các hộ nghèo để phát triển sản xuất và cải thiện đời sống.
Ngoài ra, việc xây dựng cơ sở hạ tầng ở nông thôn cũng được quan tâm chú
ý.
Hiện nay, sự phân bố dân cư và lao
động giữa các vùng đang được điều chỉnh, để vừa tạo thêm việc làm, vừa
khai thác tốt hơn tiềm năng của mỗi vùng. Nhiều vùng kinh tế mới được
qui hoạch đã tiếp nhận hàng chục vạn lao động từ các tỉnh đồng bằng sông
Hồng và duyên hải miền Trung.
VII. Từ ngữ thông tục và thành ngữ
1. Chết đuối vớ được cọc
Thành ngữ này có nghĩa là khi đang
ở trong một hoàn cảnh rất khó khăn bỗng nhiên gặp được một điều may mắn
giúp cho khó khăn giảm bớt hoặc hết.
Ví dụ: -
Sáng nay, tôi bị hỏng xem trong túi không có đồng nào, may quá lúc đó
chị Hà đi qua cho tôi vay tiền. Đúng là chết
đuối vớ được cọc.
- Nhà máy
anh ấy vừa hết việc làm thì có người xin cho anh ấy việc khác ngay. Đúng
là chết
đuối vớ được cọc.
2. Mồm miệng đỡ chân tay
Thành ngữ nói về những người lười,
luôn dùng những lời nói khéo để không phải làm việc.
Ví dụ: -
Nó cứ nói khéo là bà ấy làm cho hết. Mồm miệng
đỡ chân tay
sướng thật.
3. Về vườn
Từ nói về những người đang có chức
nhưng bị mất chức và phải nghỉ việc.
Ví dụ: - Từ ngày ông ấy về
vườn, nhà ông ấy có rất ít khách đến thăm hỏi.
- Này, tôi báo cho chị tin này
nhé. Ông Tư về vườn rồi đấy
相关文章:
|