凭祥市南方外语学校 http://www.nanfangedu.cn
加入收藏
凭祥市南方外语学校
 首 页 | 学校简介 | 学习培训 | 越南概况 | 高等教育越南劳务| 联系咨询 | 下载中心
 

您现在的位置:下载中心 > 越南语C级 > 08课

 

Bài 8: Kinh tế

 

I. Hội thoại:  



KIÊN:


- Anh Nam ơi, nếu muốn tìm hiểu về thị trường Việt Nam thì phải đọc báo gì?


NAM:


- Nói chung, tin về kinh tế thì báo nào cũng có, nhưng chỉ có bốn tờ báo chuyên nói về kinh tế là
Thời báo Kinh tế,
Đầu tư, Doanh nghiệp Giá cả thị trường.

KIÊN:


- Thế à? Tôi mới chỉ đọc mỗi hai tờ là tờ Thời báo Kinh tế Doanh nghiệp. Hình như chẳng mấy hàng bán báo
Đầu tư cả.

NAM:


- Nhiều chứ, nhưng báo
Đầu tư bán chạy lắm nên anh phải đến sớm. Hàng mà tôi hay mua chỉ bán hai tiếng là hết. À mà sao anh vừa về Việt Nam đã tìm hiểu thị trường thế? Định đầu tư làm ăn trong nước à?

KIÊN:


- Vâng, nghe nói chính phủ Việt Nam vừa sửa lại luật đầu tư. Những Việt kiều như tôi được giảm 20% thuế so với người nước ngoài nên tôi định thử một lần xem sao. À, tôi có chút quà gọi là, anh mang về biếu hai bác và cho các cháu.


NAM:


- Ồ, anh cho nhiều thế. Cảm ơn anh nhé.

***


PHÓNG VIÊN:


- Công ty này thành lập lâu chưa?

ANH KIÊN:


- Công ty của tôi thực chất mới được thành lập hơn năm năm nay. Còn trước đây, nó chỉ là một đơn vị sản xuất nhỏ. Chúng tôi phải vay vốn ngân hàng để mở rộng sản xuất.

PHÓNG VIÊN:


- Tôi nghe nói anh vừa lãnh đạo ba năm nhưng doanh thu của công ty
đã tăng gấp bốn lần?

ANH KIÊN:


- Đúng, doanh thu của chúng tôi bây giờ đạt 1.600 tỷ đồng nhưng ba năm trước mới đạt 420 tỷ.

PHÓNG VIÊN:


- Có ý kiến cho rằng sản phẩm của các anh bán chạy là vì các anh được độc quyền, không phải cạnh tranh với các công ty khác?

ANH KIÊN:


- Đúng là chẳng mấy công ty trong nước sản xuất mặt hàng của chúng tôi nhưng chúng tôi vẫn phải cạnh tranh với các hàng ngoại và phải đóng thuế cao hơn các doanh nghiệp khác.

PHÓNG VIÊN:


- Thế mà các anh vẫn phát đạt và hình như còn định mở rộng mạng lưới đại lý ra tất cả các tỉnh và thành phố trong nước?

ANH KIÊN:


- Vâng, nhưng đó chỉ là dự kiến thôi. Chúng tôi còn nhiều khó khăn, vất vả lắm. Điều ấy thì có lẽ chẳng mấy phóng viên biết được, phải không anh?

 

Bảng từ


thị trường
đầu tư
doanh nghiệp
bán chạy
luật
thuế
thành lập
đơn vị
sản xuất


vốn
doanh thu
sản phẩm
độc quyền
cạnh tranh
mạng lưới
đại lý
phát đạt
dự kiến

II. Chú thích ngữ pháp:

1. Chỉ, mới, có, mỗi

Đây là nhóm từ tình thái chuyên dùng để nhấn mạnh số lượng ít theo ý kiến chủ quan của người nói. Sự khác biệt của chúng được biểu hiện như sau:

   chỉ    +  động từ
   mới

 


 
Động từ  +  có
                       mỗi

 

 

 Ví dụ:

- Anh ấy chỉ đi mười lăm phút.

 

 


- Anh ấy mới đi mười lăm phút.

 

 


- Anh ấy đi mười lăm phút.

 

 


- Anh ấy đi mỗi mười lăm phút.

     

Mới cũng để nhấn mạnh số lượng ít nhưng còn có sự tiếp tục sau đó.

Khi nói:

- Các anh ấy chỉ họp mười lăm phút.

- Các anh ấy họp mười lăm phút.

- Các anh ấy họp mỗi mười lăm phút.

thì nghĩa là sau mười lăm phút thì cuộc họp kết thúc.

Nhưng nếu nói:

- Các anh ấy mới họp mười lăm phút.

thì có nghĩa là sau mười lăm phút cuộc họp vẫn tiếp tục.

Vì vậy người ta hay dùng mới để nói về thời gian hoặc tuổi vì sau đó luôn có sự tiếp tục.

Ví dụ:

- Mùa hè, mới bốn giờ mà trời đã sáng

 


- Con trai tôi mới lên ba.

+ Trong câu có thể dùng kết hợp đồng thời các từ trong nhóm này.

Ví dụ:

- Tôi chỉ mới gặp anh ấy có mỗi một lần.

- Tôi gặp anh ấy có mỗi một lần.

- Tôi chỉ mới gặp anh ấy một lần.

-   Tôi mới gặp anh ấy chỉ một lần.


chẳng mấy
+ danh từ               (1)

 


Chẳng + tính từ (
động từ) + mấy            (2)


Ví dụ:  - Chẳng mấy ngày chị ấy ở nhà.

            = Ít ngày chị ấy ở nhà.

            - Bài này chẳng khó mấy.

            = Bài này không khó lắm.

3.


  Vừa 
+ động từ (tính từ) +  đã  + động từ (tính từ)

Kết cấu này diễn tả sự tiếp nối của hai hành động, trạng thái. (Hành động trạng thái sau diễn ra khi hành động trước cũng vừa diễn ra). Nó muốn nhấn mạnh tính chất quá sớm của hành động trạng thái sau.

Ví dụ: -  Tôi vừa ăn đã đói.

           - Cô ấy vừa đến đã đi tìm anh ấy.

4.


Động từ + gọi là l gọi là + động từ
 

Gọi là dùng sau động từ chỉ rằng hành động của động từ chỉ có tính chất hình thức tượng trưng.

Ví dụ:

- Chị không ăn được nhiều nhưng cũng nên ăn gọi là một chút cho bố mẹ vui lòng.

 


- Tôi mới đọc gọi là chứ chưa có thời gian đọc kỹ quyển sách này.

Trong đời sống hàng ngày gọi là được dùng để biểu thị thái độ khiêm tốn của người nói trong trường hợp biếu tặng ai cái gì.

Ví dụ: - Tôi mới đi công tác về, gọi là có chút quà biếu bác.

Ở đây người ta không biết quà nhiều hay ít nhưng cách nói này biểu thị thái độ khiêm tốn của người nói cho rằng quà rất ít, chỉ có tính chất tượng trưng thôi.

III. Bài luyện

1. Lần lượt thêm các từ "chỉ, có, mỗi"  vào các câu sau theo mẫu:

Mẫu: - Tôi mua một cái bút.

   ® - Tôi chỉ mua một cái bút.

   ® - Tôi mua mỗi một cái bút.

   ® - Tôi mua một cái bút.

a. Ông ấy đi dự hội nghị khoa học ba ngày.

b. Doanh thu của công ty tôi năm nay đạt 10 tỷ.

c. Anh ấy ngồi chơi ở nhà tôi hai mươi phút.

d. Phòng của cô ấy rộng 10 mét vuông.

e. Thời gian thi là ba tiếng nhưng nó làm bài trong một tiếng.

f. Tôi cần nhiều tiền nhưng chị ấy cho vay 200.000 đồng.

g. Anh ấy xa nhà năm năm rồi nhưng viết cho chị ấy ba bức thư.

2. Thêm từ "mới"  vào các câu sau:

Mẫu: - Gia đình tôi dùng cái tivi này tám năm rồi nhưng nó chỉ bị hỏng một lần.

  ® - Gia đình tôi dùng cái tivi này tám năm rồi nhưng nó chỉ mới bị hỏng một lần

a. Akiko học tiếng Việt hai tháng nhưng có thể giao tiếp khá trôi chảy.

b. Cô giáo giao cho chúng tôi mười bài tập mà tôi chỉ làm xong hai bài.

c. Khi đất nước Việt Nam thống nhất tôi lên 6 tuổi.

d. Tôi làm kế toán ở công ty này hai tháng.

e. Thu nhập bình quân theo đầu người năm 1996 ở Việt Nam là 310 đô la.

f. Đến giờ học rồi nhưng chỉ có tám sinh viên đến lớp, còn thiếu 12 người nữa.

g. Công cuộc đổi mới tiến hành được hai năm nhưng đã đạt được những thành tựu đáng kể.

3. Chọn "chỉ, có, mới, mỗi" để điền vào chỗ trống trong các câu sau:

a. ................. năm giờ sáng mà cả nhà đã dậy.

b. Mỗi sáng, mẹ ................. cho tôi ................. 5.000 đồng.

c. Anh ấy nợ tội 100.000 nhưng hôm qua ................. trả 20.000.

d. Em ................ mua 2 kg cam. Chị mua tiếp đi.

e. Ở nhà còn nhiều cam lắm. Em mua thêm .................... 2 kg nữa thôi.

f. Hôm nay anh ấy mệt nên ................. ăn một bát cơm.

g. Tôi .................... ăn một bát cơm. Chờ tôi ăn xong rồi chúng tôi đi.

h. Tàu ................. chạy được một ngày. Hai ngày nữa tàu mới đến thành phố Hồ Chí Minh.

i. Cả đời ông ấy chỉ sáng tác được ................. hơn mười bài thơ nhưng bài nào cũng nổi tiếng.

k. Em cứ yên tâm ở nhà. Anh đi ................. một năm thôi.

l. Anh ấy ................. đi được một năm. Ba năm nữa anh ấy mới về.

4. Hãy dùng “chẳng mấy” kết hợp với một trong những danh từ sau điền vào chỗ trống sao cho phù hợp:

      khi

   nhân viên

  người Việt Nam

      cậu bé

   cửa hàng

  ngày

      sinh viên

 

  gia đình


a. Ở công ty này ..................... không biết sử dụng máy tính.

b. ..................... thích xem ba lê.

c ..……………... phải thi lại lần này.

d. ..................... anh ấy đến đúng giờ.

e. ..................... không nghịch ngợm.

f. Ở Hà Nội, ..................... không có xe máy.

g.....................................nó ở nhà.

h. Khuya quá rồi, chắc ..........…......... còn mở.

5. Dùng “chẳng + động từ (tính từ) + mấy” để trả lời câu hỏi:

Mẫu: - Anh có thích ăn nem chua không?

         - Chẳng thích mấy.

a. Bộ phim hôm qua trên ti vi có hay không?

b. Chị có thích chính trị không?

c. Món ăn Huế có cay không?

d. Bà ấy có khó tính không?

e. Đám cưới chị Thùy có đông không?

f. Dạo này công việc của anh có bận không?

g. Đọc báo bằng tiếng Việt có khó không?

6. Chuyển đổi các câu sau theo mẫu:

Mẫu: - Ở phố này ít người biết tôi.

  ® - Ở phố này chẳng mấy người biết tôi.

       - Món này không ngon lắm.

  ® - Món này chẳng ngon mấy.

a. Ít nhà ở phố này quét vôi màu xanh.

b. Tôi có ít thời gian đi chơi.

c. Quyển truyện này không hay lắm.

d. Anh ấy rất giỏi tiếng Việt. Những bài dịch của anh ấy có rất ít lỗi.

e. Ở chợ Hôm ít hàng không nói thách.

f. Tuần này tôi ở nhà suốt, ít đi chơi.

g. Ít em bé thích bị đòn.

h. Tôi ít dùng quyển sách này.

7. Dùng “vừa ... đã ... “ để nối các vế sau thành câu sao cho hợp nghĩa.

Mẫu: - Anh ấy đi làm về, đến nhà cô ấy.

   ® - Anh ấy vừa đi làm về đã đến nhà cô ấy.

a. Nó đi học về, đi đá bóng.

b. Cô ấy nhắc tới anh ấy, anh ấy xuất hiện.

c. Hôm qua lạnh, hôm nay nóng.

d. Tôi uống nước, khát.

e. Anh ấy khỏi ốm, đi công tác.

f. Cô ấy chia tay anh ấy, có người yêu khác.

g. Mẹ nó mắng, nó cãi.

h. Anh ấy đi, cô ấy nhớ.

IV. Bài đọc

Cùng với cả nước, Hà Nội đã và đang đổi mới. Nếu kế hoạch 5 năm 1981 - 1985 là thời gian tìm kiếm và thử nghiệm các chính sách, phương pháp làm việc để thay đổi cơ cấu kinh tế thì khoảng thời gian 1986 - 1990 là lúc bắt đầu thực hiện chính sách đổi mới. Mục tiêu của Hà Nội là thực hiện thành công 3 chương trình: lương thực thực phẩm, hàng tiêu dùng, hàng xuất khẩu.

Tổng sản phẩm quốc dân (GDP) của Hà Nội trong thời gian này đã tăng bình quân 7,1%/ năm, thu nhập GDP tính theo đầu người là 442 USD/ năm. Công nghiệp tăng 2,4%. Tổng thu nhập của nông nghiệp tăng 3,8%.

Nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần được thành lập, trong đó kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo trong nhiều lĩnh vực; kinh tế tiểu thủ công nghiệp được tăng cường; kinh tế tư nhân dần dần phát triển. Dưới đây là một vài con số cụ thể.

Về sản xuất công nghiệp: các ngành công nghiệp do nhà nước quản lý chiếm vị trí quan trọng, tăng từ 5,1% năm 1991 lên 15,6% năm 1995, chiếm 60,9% tổng thu nhập công nghiệp và đạt mức tăng trưởng bình quân hàng năm là 12,7% (1991 - 1995). Công nghiệp do địa phương quản lý tăng bình quân hàng năm là 19,1%. Công nghiệp ngoài quốc doanh cũng phát triển nhanh và đạt mức tăng trưởng 14,4%.

Về xây dựng thủ đô: với chính sách thu hút vốn đầu tư tại chỗ và nước ngoài, trong vòng 5 năm (1991 - 1995) Hà Nội đã sử dụng số vốn đầu tư là 32.570 tỷ đồng Việt Nam. Đã có 266 dự án được thực hiện, trong đó có 32 dự án về công nghiệp, 42 dự án về nông nghiệp, lâm nghiệp và ngư nghiệp.

Về thương mại, dịch vụ: trong khoảng 1991 - 1995, hoạt động thương mại phát triển mạnh, nhất là ở các thành phần kinh tế ngoài quốc doanh. Với sự ra đời của 770 công ty trách nhiệm hữu hạn và doanh nghiệp tư nhân. 27.753 hộ kinh doanh gia đình, các thành phần kinh tế ngoài quốc doanh tiếp tục duy trì tỷ trọng 66,5% (1990) và 67% (1995) trong tổng số bán lẻ. Cuối năm 1995, đã có 210 dự án đầu tư nước ngoài với tổng số vốn đăng ký là 3,3 tỷ USD, trong đó có 67 dự án do thành phố quản lý, với tổng số vốn là hơn 1,4 triệu USD.

                          Bảng từ


  thử nghiệm
  cơ cấu
  mục tiêu
  lương thực
  thực phẩm
  bình quân
  thu nhập
  vai trò
 


chủ đạo
tiểu thủ công nghiệp
quốc doanh
lâm nghiệp
ngư nghiệp
công ty trách nhiệm hữu hạn
duy trì
tỷ trọng
 

 

V. Bài tập

1. Dựa vào bài đọc, hãy chọn câu trả lời đúng cho những câu hỏi sau:

a. Mục tiêu chính trong quá trình đổi mới của Hà Nội là:

A. Điện, cung cấp nước, hàng tiêu dùng
B. Hàng xuất khẩu, hàng nhập khẩu, hàng tiêu dùng
C. Hàng xuất khẩu, hàng tiêu dùng, lương thực thực phẩm
D. Hàng xuất khẩu, thể thao, sản phẩm văn hóa

b. Hiện nay, cơ cấu kinh tế của Hà Nội là:

A. Kinh tế tập trung hoàn toàn do Nhà nước quản lý
B. Kinh tế tư bản tư nhân
C. Kinh tế gia đình
D. Kinh rế hàng hóa nhiều thành phần

c. Vai trò của kinh tế nhà nước là:

A. Lãnh đạo

C. Cùng phát triển

B. Giúp đỡ

D. Không có vai trò gì

d. Từ năm 1991 đến 1995, tốc độ tăng trưởng của các ngành công nghiệp do nhà nước quản lý tăng thêm khoảng ................

A. 20%

C. 15%


B. 10%


D. 15,6%

2. Dựa vào bài đọc, hãy tìm số liệu để hoàn chỉnh các thông tin sau:

a. Từ 1991 đến 1995, số dự án đầu tư nước ngoài cho thương mại là .............................

b. Mức tăng GDP trung bình hàng năm của Hà Nội là .................

c. Từ 1990 đến 1995, tỷ trọng của các thành phần kinh tế quốc doanh trong tổng số bán lẻ tăng thêm .......................

e. Số hộ kinh doanh gia đình là .......................

f. Công nghiệp ngoài quốc doanh tăng .......................

g. Tổng số vốn đăng ký của các nhà đầu tư nước ngoài dành cho thương mại Hà Nội đến cuối năm 1995 là .......................

3. Dựa vào bài đọc, hoàn thành các câu sau:

a. Trước đổi mới, cơ cấu kinh tế của Hà Nội nói riêng và ................... nói chung là kinh tế .......................

b. Mục tiêu chiến lược của Hà Nội bao gồm ................................

c. Sau đổi mới, cơ cấu kinh tế của Hà Nội là ................................

d. Kinh tế nhà nước ....................... vai trò .......................

e. Đã có khoảng ....................... công ty ....................... hữu hạn trong thời gian 1991 - 1995.

f. Cuối năm 1995, đã có 210 ....................... với ................... là 3,3 tỷ USD.

g....................................... của nông nghiệp tăng 3,8%.

4. Nghe băng "Thế kỷ XXI, Việt Nam sẽ có hai Hà Nội”.

5. Nghe bài đọc một lần nữa và chọn câu trả lời đúng cho những câu hỏi sau:

a. Kế hoạch xây dựng khu đô thị mới .......................

A. Bắt đầu từ 1986, tháng 8
B. Đã trở thành thực tế
C. Được xúc tiến từ năm 1996, tháng 8
D. Chưa có

b. Số lượng các nước tham gia thực hiện dự án là:

A. 4

C. 3


B. 2


D. 5

c. Hai khu đô thị mới của Hà Nội nằm ở ......................

A. Phía Nam và phía Bắc sông Hồng

B. Phía Tây và phía Đông sông Hồng

C. Phía Đông Bắc sông Hồng

D. Phía Bắc sông Hồng

d. Trách nhiệm của công ty OMA của Hà Lan đối với việc xây dựng đô thị mới là ......................

A. Xây dựng đô thị mới

B. Kỹ thuật thiết kế


C. Trị thủy sông Hồng


D. Xây nhà cao tầng

e. Bài viết này nói về ......................

A. Một thành công mới của Daewoo

B. Kế hoạch xây dựng và phát triển khu đô thị mới của Hà Nội.

C. Khả năng tiết kiệm kinh phí của một dự án

D. Tầm quan trọng của việc bảo tồn Hà Nội cổ

6. Kể lại nội dung bài nghe.

7. Hãy viết một bức thư cho một người nước ngoài kể về thành phố quê hương của bạn.

VI. Bài đọc thêm

Lịch sử Hà Nội

Thủ đô Hà Nội đến nay đã có gần một nghìn năm lịch sử. Nhưng ngược dòng thời gian, ta sẽ thấy, vùng đất này có lịch sử xa xưa hơn rất nhiều. Khoảng thế kỷ V, IV trước Công nguyên, thời đại các vua Hùng dựng nước, nước Việt cổ có hai tộc người: Âu Việt và Lạc Việt. Các vua Hùng cai trị nước Văn Lang, mà cư dân chủ yếu là người Lạc Việt, còn người Âu Việt có thủ lĩnh riêng của họ là Thục Phán. Sau chiến tranh chống Tần (208 trước CN), Thục Phán đem quân bao vây và lật đổ triều vua Hùng. Thục Phán lên làm vua, sáp nhập Âu Việt và Lạc Việt thành một nước lấy tên là Âu Lạc. Vua Thục đã đưa trung tâm đất nước Việt cổ từ miền trung du xuống miền đồng bằng là Cổ Loa (ngoại thành Hà Nội ngày nay). Vua Thục đã xây ở đó thành Cổ Loa nổi tiếng. Cổ Loa không chỉ là trung tâm chính trị - xã hội, mà còn là trung tâm nông nghiệp và luyện kim, trung tâm giao lưu kinh tế - văn hóa quan trọng ở vùng đồng bằng sông Hồng. Khoảng đầu năm 179 trước CN, một tướng Trung Quốc sau nhiều lần xâm lược Âu Lạc nhưng thất bại, cuối cùng đã chiếm được thành Cổ Loa. Nước Việt bị Trung Hoa thống trị suốt 1000 năm.

Thế kỷ X sau CN, Ngô Quyền lãnh đạo dân nước Việt giành độc lập. Ông lên làm vua, định đô ở Cổ Loa. Sáu năm sau, Ngô Quyền mất. Vùng đất Hà Nội bị bỏ quên. Những thời vua sau đó (Đinh, Tiền Lê) đều chọn Hoa Lư (Ninh Bình) làm thủ đô.

Đến cuối 1009, Lý Công Uẩn lên làm vua, sáng lập ra vương triều Lý (1009 - 1225). Năm 1010, Lý Công Uẩn tự viết Chiếu dời đô, nói rõ lý do dời đô và quyết định chọn thành Đại La (Hà Nội).

Có một huyền thoại kể rằng: Mùa Thu năm Canh Tuất 1010, Lý Công Uẩn đi thuyền ngược dòng Nhị Thủy, dời đô từ Hoa Lư về thành Đại La. Bỗng nhiên một con rồng vàng hiện ra dưới chân thành, bơi tới gần thuyền vua rồi bay lên trời. Vì thế, vua đổi tên Đại La thành Thăng Long (có nghĩa là rồng bay).


VII. Từ ngữ thông tục và thành ngữ

1. Của ngoại, của nội

Của ngoại nghĩa là hàng của nước ngoài, của nội nghĩa là sản xuất trong nước.

Ví dụ: - Các chị mua cái áo này đi, của ngoại đấy.

- Ở Việt Nam của ngoại luôn đắt hơn của nội.

2. Hai bàn tay trắng

Câu này có nghĩa là ở trong tình trạng không có tài sản của cải gì hoặc mất hết vốn liếng riêng, phá sản.

Ví dụ:

- Anh ấy rất giỏi kinh doanh. Khi bắt đầu đến đây anh ấy chỉ có hai bàn tay trắng nhưng bây giờ đã là giám đốc hai công ty rồi.

 


- Sau nhiều năm buôn bán, bây giờ tôi chỉ còn hai bàn tay trắng, tôi biết làm gì?

3. Có bột mới gột nên hồ

Hồ giống như keo để dán, được làm ra từ bột. Không có bột thì không có hồ. Câu này muốn nói làm việc gì cũng phải có điều kiện ban đầu.

Ví dụ:

- Anh ấy giỏi nhỉ, làm nên sự nghiệp từ hai bàn tay trắng.

 


- Không phải đâu, bố mẹ anh ấy giúp đỡ nhiều đấy, có bột mới gột nên hồ chứ

 

 

联系我们

 

相关文章:
 
越南语相关课程

越南语C级第01课

越南语C级第02课

越南语C级第03课

越南语C级第04课

越南语C级第05课

越南语C级第06课

越南语C级第07课

越南语C级第08课

越南语C级第09课

越南语C级第10课

越南语C级第11课

越南语C级第12课

越南语C级第13课

越南语C级第14课

越南语C级第15课

越南语C级第16课

越南语C级第17课

 

 

 

凭祥市南方外语学校      地址:凭祥市中山路134号(北环路134号)