I. Hội thoại:
LIÊN:
|
- Nga ơi, đến Câu lạc bộ
nghệ thuật truyền thống xem chèo đi. Anh Tâm nhắn cậu đến
xem đấy. |
NGA: |
- Thôi, mình không đi đâu,
chán lắm. Thà ở nhà ngủ còn hơn đi xem chèo. Kịch
nói mình còn không thích nữa là chèo. |
LIÊN: |
- Đi đi. Anh ấy dặn chúng mình nhất định phải đến. Hôm
nay chị Bình diễn trích đoạn ''Thị Mầu lên chùa''. |
NGA: |
- Chị Bình vừa đoạt giải diễn viên xuất sắc trong hội diễn sân
khấu toàn quốc ấy à ? |
LIÊN: |
- Ừ, ở đoàn chèo Trung ương không ai hát hay bằng
chị ấy đâu. Mình mê tiếng hát của chị ấy lắm. |
NGA: |
- Công nhận chị ấy hát hay thật. À, mình chưa đến Câu lạc bộ
nghệ thuật truyền thống bao giờ. Ở đó người ta cũng biểu diễn
như ở nhà hát chèo à ? |
LIÊN: |
- Không. Ở nhà hát chèo thì diễn viên biểu diễn trên sân khấu
giống như kịch nói, cải lương hoặc tuồng. Còn ở Câu lạc
bộ này sân khấu là bốn cái chiếu và diễn viên biểu diễn trên đó. |
NGA: |
- À, như cách biểu diễn chèo xưa kia, trên chiếu trải ở sân đình,
đúng không? Nhưng phông và dàn nhạc thì thế nào nhỉ ? |
LIÊN: |
- Dàn nhạc thì ngồi hai bên, phông thì là những bức tranh cổ
treo khắp phòng. Mình thấy không
đâu
có không gian biểu diễn thú vị bằng ở đấy. |
NGA: |
- Thế tối nào ở đó cũng diễn một vở à? |
LIÊN: |
- Không, người ta chỉ diễn những trích đoạn ngắn, hay và nổi
tiếng thôi. Nhiều khi người ta còn biểu diễn theo yêu cầu khán
giả nữa. Thôi, sắp đến giờ biểu diễn rồi, cậu chuẩn bị đi. |
***
VỢ: |
- Anh thấy chưa, chúng ta đến sớm quá. Thế mà anh cứ giục
em. |
CHỒNG: |
- Thà đến sớm còn hơn đến muộn. Em có nhớ lần
trước sắp đến giờ chiếu chúng ta mới đi nên suýt bị đâm xe không?
Anh phải rút kinh nghiệm chứ. |
VỢ: |
- Anh có nhớ mang kính không đấy ? Phim này không có thuyết minh
đâu, chỉ có phụ đề tiếng Việt thôi. |
CHỒNG: |
- Chết rồi, em phải
nhắc anh từ ở nhà chứ. |
VỢ: |
- Em cũng có nhớ đâu. Kính
của anh, anh còn quên nữa là em. Làm sao mà em nhớ được. |
CHỒNG: |
- Thế này thì thà ở
ngoài đi dạo còn hơn. Hay anh về lấy nhé. |
VỢ: |
Không về được đâu. Người ta sắp chiếu rồi đấy. Đây, kính của anh
đây. Em phải nhớ mang để anh nhìn rõ mặt cô diễn viên mà anh hâm
mộ chứ. |
CHỒNG: |
- Ôi, anh lấy em không nhầm chút nào. Thế em có biết đạo diễn là
ai không ? |
VỢ: |
:- Ông Minh đấy. Ông ấy vừa là đạo diễn, vừa viết kịch bản, vừa
là nam diễn viên chính. Phim này được quay công phu lắm. Kìa,
bắt đầu rồi! |
Bảng từ |
chèo
kịch nói
trích đoạn
hội diễn
sân khấu
công nhận
cải lương
tuồng
đình
phông |
dàn nhạc
treo
rút kinh nghiệm
thuyết minh
phụ đề
hâm mộ
đạo diễn
quay
công phu
kịch bản |
II. Chú thích ngữ pháp:
1. Một số kiểu so sánh
a. Bằng, như
Hai từ này thường dùng để biểu thị
sự so sánh tương đồng. Tuy nhiên, bằng nói lên sự giống nhau tuyệt đối
về kích thước hoặc số lượng.
Ví dụ: - Chị Thu cao bằng
tôi.
(Chị Thu cao 1,6 m,
tôi cũng cao 1,6 m)
Như
biểu thị sự giống nhau tương đối về tính chất, mức độ, cách thức hoặc
hình thức bên ngoài.
Ví dụ: - Nó làm chậm như
rùa.
b.
Kết cấu này dùng để so sánh, lựa
chọn một trong hai điều, một tốt hơn (A) và một xấu hơn (B) nhưng thường
thì cả hai đều không được ưa thích.
Ví dụ: - Cô ấy thà sống
một mình suốt
đời
còn hơn lấy anh ấy.
A B
* Chú ý:
Đôi khi, B được đảo lên đầu câu để nhấn mạnh. Nó được phân cách với phần
còn lại bằng từ "thì".
Ví dụ: Lấy anh ấy thì cô ấy thà
sống một mình suốt
đời
còn hơn.
A
B
c.
Không |
gì
ai
đâu
nào |
+ |
tính từ |
+ |
bằng
hơn |
Kết cấu này dùng hình thức phủ
định và đại từ nghi vấn để so sánh tuyệt đối.
Ví dụ: |
- Ở lớp này không ai
giỏi bằng tôi.
(Ở lớp này tôi giỏi nhất). |
|
- Đối với tôi, không gì
thích bằng xem đá bóng.
(Đối với tôi, xem đá bóng thích nhất). |
2. Giục, nài nỉ, nhắc, nhắn, dặn
Nhóm từ này cùng biểu hiện hành
động lời nói nhưng mang những sắc thái nghĩa khác nhau.
a. Giục
Nói để thúc đẩy người khác làm
việc gì đó nhanh hơn hoặc làm ngay, không để chậm.
Ví dụ: |
- Nghe tiếng còi tàu, mẹ
tôi giục tôi lên tàu. Mọi người ở lại sân ga và giơ tay
vẫy chào. |
|
- Cô ấy mới 18 tuổi mà đã
bị ông bà giục lấy chồng. |
b. Nài, nài nỉ
Nói nhiều, nói một cách tha thiết
để người khác không từ chối được điều mà mình muốn.
Ví dụ: |
- Tôi không muốn cho nó
mượn sách nhưng nó cứ nài nỉ mãi nên đành đồng ý. |
c. Nhắc
Nói để người khác không quên làm
việc gì.
Ví dụ: |
- Mai mẹ nhớ nhắc
con mang quyển sách này đi học nhớ. |
d. Nhắn
Gửi tin đến một người bằng cách
nhờ người khác nói.
Ví dụ: |
- Nếu em gặp chị ấy thì
nhắn chị ấy gọi điện cho anh nhé. |
e. Dặn
Nói cho người khác biết điều cần
phải làm.
Ví dụ: |
- Trước khi em đi, mẹ
dặn hàng tuần phải viết thư về. |
3. Nữa là
Trong câu, nữa là thường
được dùng trong hai kết cấu:
a.
A |
+ |
động từ
tính từ |
+ |
nữa là |
+ |
B |
Trong trường hợp này A là chủ ngữ.
Ví dụ: |
- Ở Hà Nội, tháng 12
còn không lạnh nữa là tháng 10.
A
B |
|
-
Đi bằng xe máy
còn đến muộn nữa là
đi bộ.
A B |
b.
A |
+ |
chủ ngữ |
+ |
động từ
tính từ |
+ |
nữa là |
+ |
B |
Trong trường hợp này, A là bổ ngữ.
Ví dụ: - Bài này, tôi còn
không làm được nữa là bài kia.
Ý nghĩa chung của hai kết cấu này
là nếu hành động hoặc trạng thái được nói đến có (hoặc không có) ở A thì
chắc chắn có hoặc không có ở B.
III. Bài luyện
1. Dùng kết cấu “thà... còn
hơn...” và các tình huống gợi ý để tạo câu.
Mẫu: - Đi bộ / đi xích lô
→ - Tôi thà đi bộ còn hơn đi
xích lô.
2. Chọn tính từ thích hợp
để
điền vào chỗ trống trong các câu sau:
a. Ở trường này không ai dạy
...................... bằng cô ấy.
b.Trong tất cả các bạn tôi, không
người nào ................. bằng anh ấy.
c. Nhiều người nước ngoài nói rằng
trong tất cả các món ăn Việt Nam không món nào ......................
nem.
d. Buổi tối mùa đông, không gì
.................. bằng ngồi trong một quán cà phê ấm cúng.
e. Ở Việt Nam, không nơi nào
...................... bằng Hạ Long.
f. Chưa mùa hè nào
...................... bằng mùa hè năm nay.
g. Ở công ty này, không phòng nào
...................... bằng phòng tôi.
3. Chuyển đổi các câu sau theo
mẫu:
Mẫu: - Tôi nghĩ rằng Hà Nội đẹp
nhất.
→ - Tôi không thấy đâu đẹp
bằng Hà Nội.
a. Lan chịu khó học nhất lớp tôi.
b. Hùng mê bóng rổ nhất trong các
môn thể thao.
c. Trong phòng tranh này bức tranh
treo gần cửa sổ đẹp nhất.
d. Ở đây cô ấy ăn mặc mốt nhất.
e. Ở phố này hàng ấy luôn đóng cửa
muộn nhất.
f. Năm nay, bộ phim này ăn khách
nhất.
g. Chị ấy bán đắt nhất nhưng hàng
của chị ấy luôn ngon nhất.
h. Ông ấy giàu nhất Hà Nội.
4. Bạn sẽ dùng “bằng” hay
''như'' trong các câu dưới
đây:
a. Phong cảnh ở đây đẹp
............. tranh.
b. Nó làm việc gì cũng chậm
.............. rùa.
c. Anh nghĩ rằng cái máy tính này
có đắt .............. cái tôi đang dùng không?
d. Bà ấy bảy mươi tuổi rồi mà trẻ
.............. người bốn mươi.
e. Sông Hồng không dài
............. sông Mekong.
f. Có lẽ phòng này rộng
............. phòng tôi.
g. Cô ấy cười tươi ..............
hoa.
h. Chúng ta có thể bơi được ở sông
này vì nó không sâu ............. sông kia.
5. Chọn từ thích hợp
để điền
vào chỗ trống:
a. Anh ấy gọi điện đến đây nhưng
không gặp chị, nên ................ chị tối nay anh ấy về muộn. (giục /
nhắn)
b. Trước khi nghỉ hè, cô giáo
................. các em học sinh nhớ ôn bài. (nhắc / nài nỉ)
c. Trước khi chia tay, anh ấy
................. tôi phải giữ gìn sức khỏe. (nhắn / dặn)
d. Trong khi thi, các học sinh
thường .................... bài cho nhau. (dặn / nhắc)
e. Tôi .................. mãi ông
ấy mới đồng ý cho mang quyển sách này về nhà. (nài nỉ / dặn)
f. Sắp hết giờ kiểm tra nên cô
giáo .................. chúng tôi hoàn thành bài nhanh. (giục / dặn)
g. Khi làm việc gì tôi không thích
bị ai .................. (giục / nhắn)
h. Trước khi ra ngoài, mẹ
.................. con ở nhà phải trông nhà cẩn thận. (dặn / năn nỉ)
6. Dùng “nữa là”' để
tạo câu theo mẫu:
Mẫu :- Quả bóng ở trên cao. Anh
Minh không thể lấy được. Nam thấp hơn anh Minh.
→ - Anh Minh còn không lấy được
quả bóng nữa là Nam.
a. Nó không giải được toán lớp
năm. Toán lớp bảy khó hơn toán lớp năm.
b. Tôi không mặc vừa cái áo này.
Chị ấy to hơn tôi.
c. Thày giáo tôi không dịch được
câu này. Tôi kém hơn thày giáo.
d. Anh ấy không đủ tiền đi xích
lô. Đi taxi đắt hơn đi xích lô.
e. Em Bình không bê được cái túi
này. Cái túi kia nặng hơn cái túi này.
f. Ông Tâm không có khả năng mua
xe ô tô. Ông Phúc nghèo hơn ông Tâm.
IV. Bài đọc
Chèo - một loại hình
nghệ thuật dân tộc truyền thống
Nghệ thuật hát chèo, tuồng, múa
rối nước, dân ca... là những loại hình nghệ thuật truyền thống đã tồn
tại ở Việt Nam hàng trăm năm nay. Trong đó, nghệ thuật hát chèo được
người nông dân miền Bắc đặc biệt yêu thích và được phổ biến rộng rãi ở
vùng đồng bằng sông Hồng. Trước đây, chỉ riêng hai tỉnh Thái Bình và Hải
Hưng đã có gần một nghìn đoàn chèo bán chuyên nghiệp và nghiệp dư.
Có một thời gian dài, đối với
người nông dân Việt Nam không hình thức giải trí nào lôi cuốn họ bằng
nghệ thuật chèo vì đó là món ăn tinh thần duy nhất của họ. Những hội
chèo được tổ chức theo định kỳ ở các làng và đôi khi kéo dài cả tuần lễ.
Khi xem các vở chèo, người nông dân thấy được đời sống thực của mình,
với những mặt tích cực và tiêu cực, với những ước mơ cũng như những quan
niệm rất cụ thể về cái tốt và cái xấu.
Bên cạnh đó, cái hay của chèo còn
ở những lời hát, điệu múa và âm nhạc phù hợp với từng hoàn cảnh và nhân
vật riêng. Những lời hát trong chèo sử dụng rất nhiều tục ngữ, ca dao,
dân ca có từ lâu đời. Các diễn viên biểu diễn tâm trạng bằng các điệu
múa, nhưng những điệu múa ấy không trừu tượng như một số loại hình nghệ
thuật khác mà rất cụ thể. Nó có nguồn gốc từ sinh hoạt và lao động của
người nông dân.
Đặc biệt trong chèo còn có những
vai hề hết sức hài hước. Nó làm cho người ta quên hết mệt mỏi sau một
ngày lao động vất vả.
Hiện nay, một số đoàn chèo chuyên
nghiệp đã được thành lập ở một số tỉnh và thành phố. Qua chèo, người xem
vẫn cảm nhận được những giá trị đạo đức cao quí như lòng dũng cảm, sự hy
sinh, sự trung thành... Do vậy, những vở chèo cổ mặc dù khác xa với thực
tế hôm nay nhưng vẫn làm khán giả từ già đến trẻ xúc động. Bên cạnh đó,
để đáp ứng nhu cầu của khán giả, những đề tài về cuộc sống hiện đại cũng
dần dần được đưa vào trong chèo và cũng đã có nhiều tác phẩm thuộc loại
này được người xem hoan nghênh.
Bảng từ |
loại hình
lôi cuốn
món ăn
định kỳ
phản ánh
trung thực
tích cực
tiêu cực
quan niệm
lời hát
điệu múa
nhân vật
tục ngữ |
ca dao
dân ca
tinh thần
trừu tượng
hề
giá trị
đáo đức
hy sinh
trung thành
tác phẩm
hoan nghênh
cảm nhận
cao quí |
V. Bài tập
1. Dựa vào bài
đọc để
xem thông tin mà những câu dưới đây đưa ra đúng hay sai? Nếu sai thì bạn
hãy sửa lại cho đúng:
a. Chèo, tuồng, múa rối nước, dân
ca ... là những loại hình nghệ thuật mới xuất hiện trong những năm gần
đây.
b. Nghệ thuật hát chèo phổ biến
rộng rãi ở vùng đồng bằng sông Cửu Long.
c. Có một thời gian dài, nghệ
thuật chèo là món ăn tinh thần duy nhất của những người nông dân Việt
Nam.
d. Những người nông dân yêu nghệ
thuật chèo vì nó mang tính chiến đấu tích cực.
e. Cái hay của nghệ thuật chèo chỉ
thể hiện ở nội dung.
f. Những lời hát trong chèo sử
dụng nhiều tục ngữ, ca dao, dân ca.
g. Những điệu múa trong chèo hết
sức trừu tượng, khó hiểu đối với người nông dân.
h. Những vở chèo cổ đã mất hết ý
nghĩa trong cuộc sống hôm nay.
i. Bây giờ, người xem không thích
tất cả những vở chèo nói về cuộc sống hiện đại.
2. Trong bài
đọc và bài đối
thoại có rất nhiều từ liên quan đến nghệ thuật sân khấu và điện ảnh. Bạn
hãy liệt kê tất cả những từ đó.
3. Dưới
đây là một số từ
và một số định nghĩa. Hãy xem từ nào phù hợp với định nghĩa nào?
phông |
trích đoạn |
ước mơ |
tác phẩm |
quan niệm |
sân khấu |
khán giả |
|
hề |
a. Nơi để cho diễn viên biểu diễn.
b. Một phần của một tác phẩm văn
học, một vở kịch.
c. Người xem biểu diễn.
d. Cảnh trang trí ở phía sau sân
khấu, làm nền cho các diễn viên biểu diễn trước cảnh đó.
e. Cách hiểu và suy nghĩ về một
vấn đề.
f. Công trình do các nhà văn hóa,
nghệ thuật sáng tạo ra.
h. Người chuyên biểu diễn hài trên
sân khấu, làm khán giả vui.
4. Một phóng viên
đang
chuẩn bị phỏng vấn một diễn viên chèo. Dưới đây là một số câu hỏi mà anh
ấy đã viết sẵn:
a. Vai diễn đầu tiên của chị là
gì?
b. Nói thực là bây giờ không còn
nhiều người thích xem chèo, có bao giờ chị cảm thấy chán nản và muốn bỏ
nghề không?
c. Nhiều người nói chị có một
giọng hát rất đặc biệt. Chị có nghĩ rằng mình có năng khiếu không?
d. Chị yêu thích loại hình nghệ
thuật này từ khi còn nhỏ phải không?
e. Mẹ chị là một diễn viên chèo và
bà đã bắt chị theo nghề của bà?
f. Chị cảm thấy tâm đắc nhất với
vai diễn nào?
g. Chị làm việc ở đoàn chèo Hà Nội
bao nhiêu năm rồi?
Hãy nghe băng phỏng vấn và sắp xếp các câu hỏi theo đúng
trình tự phỏng vấn.
5. Nghe băng
một lần nữa và viết câu trả lời của chị diễn viên (bạn không cần viết
chính xác tất cả các từ. Có thể nghe hiểu và sau đó trả lời bằng câu của
bạn).
6. Nếu bạn là người phóng viên
đi phỏng vấn, bạn muốn hỏi gì chị ấy nữa? Cố gắng hỏi một
số câu, càng nhiều càng tốt.
7. Dựa vào thông tin bài nghe,
hãy viết một bài ngắn giới thiệu về chị diễn viên này.
8. Có một số ý kiến cho rằng
các loại hình nghệ thuật truyền thống ngày càng bị mai một. Nước bạn có
tình trạng ấy không?
VI. Bài đọc thêm
Một chuyến biểu diễn tại Trung Quốc
Chuyến thăm và biểu diễn của đoàn
Nghệ thuật Quốc gia Việt Nam từ ngày 29/8 - 10/9 vừa qua tại Cộng hòa
Nhân dân Trung Hoa đã thành công rực rỡ. Về hát, có ba nghệ sĩ tiêu biểu
của ba dòng ca hát: dân gian, cổ điển quốc tế và nhạc nhẹ. Lần đầu tiên,
một nghệ nhân cao tuổi của dòng ca hát dân gian - hát xẩm - được mời
tham gia vào đoàn biểu diễn ở nước ngoài và bà đã chiếm được tình cảm
của khán giả nước bạn.
Do hoàn cảnh địa lý và lịch sử,
Việt Nam và Trung Quốc từ lâu đã chịu ảnh hưởng lẫn nhau về văn hóa.
Trong lĩnh vực âm nhạc, nhạc cụ cổ truyền của hai nước có nhiều loại
giống nhau. Tuy nhiên, trong chuyến lưu diễn lần này, các nghệ sĩ hàng
đầu của Việt Nam đã sử dụng những nhạc cụ độc đáo, chỉ của riêng Việt
Nam. Trên sân khấu của Hải điện Kịch viện (Bắc Kinh) ngay đêm đầu tiên,
hàng ngàn khán giả nước bạn đã bị cuốn hút bởi những âm thanh độc đáo
Việt Nam. Lần đầu tiên tiếng đàn đá Việt Nam vang lên ở Trung Quốc đã
làm mê hồn khán giả. Các âm thanh đặc biệt của tre nứa Việt Nam đã khiến
các bạn rất thích thú và ngưỡng mộ.
Ở Bắc Kinh cũng như Quảng Châu, nhiều nghệ sĩ Trung Quốc
đã đến xem và trao đổi về chuyên môn với các nghệ sĩ trong đoàn. Ông
giám đốc nhà hát Phương Đông đã nhận xét: “Tôi đã xem các bạn Việt Nam
biểu diễn cách đây trên hai mươi năm nhưng lần này các bạn đã biểu diễn
với phong cách rất mới, sôi động, mang tính dân tộc và kết hợp được với
những màu sắc hiện đại nghe rất hay, rất lạ và thú vị. Các bạn đã thực
sự thành công”.
VII. Từ ngữ thông tục và thành ngữ
1. Giống như đúc
Đúc
là chế tạo cái gì
đó bằng khuôn. Những sản phẩm làm ra từ một khuôn rất giống nhau, thậm
chí không có sự khác biệt nào cả. Vì vậy khi muốn so sánh những cái gì
rất giống nhau người ta dùng thành ngữ này.
Ví dụ: |
- Cô ấy
giống mẹ như
đúc. |
|
- Bài thi
của hai học sinh ấy giống nhau
như
đúc. |
2. Trống đánh xuôi kèn thổi ngược
Xuôi - ngược
là cặp từ trái
ngược nhau. Trống, kèn là những nhạc cụ mà khi biểu diễn phải phù
hợp với nhau. Nếu trống đánh xuôi kèn thổi ngược thì sẽ dẫn đến sự hỗn
độn. Thành ngữ này được dùng để nói về những hành động không phù hợp
nhau, mỗi người một cách.
Ví dụ: |
- Hai vợ
chồng nhà ấy lúc nào cũng trống
đánh xuôi kèn thổi ngược. |
|
- Nếu cứ
trống
đánh xuôi
kèn thổi ngược
thế này
thì bao giờ mới giải quyết được hết công việc. |
3. Ăn khách
Cụm từ này dùng trong khẩu ngữ để
nói về những mặt hàng, những sản phẩm được ưa thích.
Ví dụ: |
- Ông ấy
là một nhà văn nổi tiếng. Những tác phẩm của ông ấy rất
ăn khách. |
|
- Mùa hè
năm nay kiểu áo này rất
ăn khách. |
4. Ngứa mắt, ngứa tai
Ngứa mắt, ngứa tai
là nhìn thấy,
nghe thấy một điều gì đó vô lý làm cho người ta khó chịu.
Ví dụ: |
- Anh nói thế nghe ngứa
tai lắm. |
|
- Những người già thường
ngứa mắt khi thấy thanh niên trẻ ôm nhau ngoài đường. |
相关文章:
|