凭祥市南方外语学校 http://www.nanfangedu.cn
加入收藏
凭祥市南方外语学校
 首 页 | 学校简介 | 学习培训 | 越南概况 | 高等教育越南劳务| 联系咨询 | 下载中心
 

您现在的位置:下载中心 > 越南语C级 > 02课

 

Bài 2. Đi tham quan

 

                                       I. Hội thoại

 

BỐ:

- Con nhìn kìa ! Lối vào địa đạo đấy!


CON:


- Hình như đường hầm rất hẹp và thấp thì phải. Con chẳng nhìn thấy gì cả. Tối quá, tối đen như mực ấy.


BỐ:


- Con chưa quen đấy mà.


CON:


- Bố ơi, con khát khô cả cổ rồi.


BỐ:


- Bố đã bảo con mang chai nước đi, con quên rồi hả?


CON:


- Dạ, lúc bố nhắc, con không để ý lắm.


BỐ:


- Đáng lẽ phải bắt con về nhà lấy mới phải, để con nhớ.

CON:


- Thôi mà bố. À, bố ơi, ngày xưa du kích giỏi quá bố nhỉ. Họ phải sống ở trong hầm bao nhiêu ngày.

BỐ:


- Ừ,  thời chiến tranh mọi người vất vả lắm. Trông này, ở đây có một cái võng.


CON:


- Con ngồi thử nhé!

BỐ:


- Không được đâu, chỉ xem thôi. Hiện vật trưng bày đấy. Thôi, nhanh lên con. Mọi người đi ra cả rồi. Nhanh lên kẻo ô tô lại phải chờ.

CON:


- Đừng ra vội, bố. Cô thuyết minh còn đang mời mọi người đi sâu vào địa đạo kia kìa. Mình cũng đi theo xem tiếp nhé.

BỐ:


- Thế thì để bố nhờ người báo cho chú lái xe đã. Con muốn xem gì trong địa đạo?

CON:


- Con nghe nói trong ấy có nhiều phòng lắm, phòng họp này, phòng cho gia đình này... Cả làng có thể sống thoải mái trong ấy được. Con muốn nhìn tận mắt một phòng ở thực tế như thế nào?

BỐ:


- Ừ, nếu con thích thì vào xem đi. Nhưng mà cẩn thận con nhé, kẻo lạc đấy. Đường hầm tối và có nhiều ngóc ngách lắm. Bố chờ ở ngoài này.

CON:


- Bố ơi, cho con mượn cái đèn pin đi. Con muốn quan sát thật kỹ những thứ trong này.

 

                                   Bảng từ


địa đạo

hầm

du kích

chiến tranh

võng
 

 


hiện vật

trưng bày

thuyết minh

ngóc ngách

đèn pin
 

 

II. Chú thích ngữ pháp

1. Nhìn, xem, ngó, trông, thấy, ngấm, chứng kiến, quan sát, theo dõi, giám sát

Đây là nhóm động từ biểu đạt khả năng thị giác của con người. Chúng có một số đặc điểm sau:

a. Nhìn, xem: Là hai động từ có ý nghĩa trung tính và thường được dùng nhiều nhất.

b. Ngó: Có nghĩa là nhìn rất nhanh, trong giây lát.

Ví dụ: - Cô ấy ngó tôi rồi quay đi ngay.

c. Trông: Có những nghĩa sau:

+ Trông giống như nhìn

Ví dụ: - Anh ấy trông ra sân.

= Anh ấy nhìn ra sân.

+ Trông nghĩa là coi giữ

Ví dụ: - Mẹ nhờ tôi trông em.

d. Thấy: Có nghĩa hơi khác với các động từ trong nhóm vì nó biểu đạt kết quả của hành động. Do đó có thể có các kết hợp như: nhìn thấy, trông thấy, quan sát thấy... Nó cũng có thể đứng một mình.

Ví dụ: -Tôi nhìn ra cửa và thấy chị ấy đi vào.

- Đường tối quá, tôi chẳng nhìn thấy gì cả.

e. Ngắm: Giống như xem nhưng có nghĩa là "xem và thưởng thức vẻ đẹp"

Ví dụ: - Ông ấy thích ngồi cạnh cửa sổ để ngắm phong cảnh.

f. Chứng kiến: Có mặt tại nơi xảy ra sự việc và nhìn thấy trực tiếp sự việc diễn ra.

Ví dụ: - Trưa nay, tôi chứng kiến một vụ tai nạn.

g. Quan sát: Có nghĩa là xem và nhận xét.

Ví dụ: - Nó đang quan sát bầy kiến tìm mồi.

h. Theo dõi: Chú ý xem, nghe để biết được diễn biến từ đầu đến cuối của một hành động hoặc sự việc.

Ví dụ: - Hiện nay có khoảng 3 tỷ khán giả đang theo dõi trận đấu này.

i. Giám sát: Giống như theo dõi nhưng với mục đích kiểm tra xem việc xảy ra có đúng như kế hoạch hay ý định trước không.

Ví dụ: - Ông tổ trưởng giám sát công việc của công nhân rất chặt.


2. Mời, nhờ, khuyên, bắt, bảo, sai, yêu cầu, đề nghị

Đây là một số động từ cầu khiến, được dùng khi người nói muốn người nghe làm gì theo ý mình.

a. Mời: Muốn người khác làm gì một cách lịch sự.

Ví dụ: - Bạn tôi mời tôi đến dự sinh nhật.

b. Nhờ: Muốn người khác giúp mình làm gì.

Ví dụ: - Mai nhờ Nam mua báo.

c. Khuyên: Muốn người khác làm gì với dụng ý tốt theo ý kiến chủ quan của mình và thường đi kèm với từ ''nên''.

Ví dụ: - Thày giáo khuyên học sinh nên chăm chỉ học.

d. Bắt: Muốn người khác làm gì với thái độ ép buộc và thường kết hợp với từ ''phải''.

Ví dụ: - Mẹ bắt tôi phải đi ngủ ngay.

e. Bảo: Muốn người khác làm gì với thái độ nhẹ nhàng.

Ví dụ: - Chị ấy bảo tôi gọi điện thoại cho chị ấy.

f. Sai: Giống như ''bảo'' nhưng thường dùng trong quan hệ gia đình bố mẹ - con cái; ông bà - cháu... và có sắc thái thân mật.

Ví dụ: - Ông sai cháu đi mua cho ông tờ báo.

g. Yêu cầu, đề nghị: Muốn người khác làm gì, lịch sự nhưng không thân mật và thường dùng trong công việc.

Ví dụ: - Giám đốc yêu cầu công nhân đi làm đúng giờ.

III. Bài luyện

 1. Hãy điền những động từ nghe nhìn dưới đây vào chỗ trống sao cho thích hợp (mỗi chỗ có thể chọn một hoặc hơn một từ):
 


nhìn

nhìn thấy

xem

trông thấy


ngắm

theo dõi

quan sát


ngó

nghe

nghe thấy

a. - Anh đang làm gì đấy?

- Tôi đang ...................... ti vi.

b. Anh Hùng, anh có ................. em nói không?

c. Ông ta có hai niềm say mê là ...................... phong cảnh đẹp và ................... các cô gái đẹp.

d. Trên tivi, một người công an đang chăm chú .................... kẻ trộm.

e. Cửa sổ gác hai là một nơi lý tưởng để ..................... mọi chuyện xảy ra trên đường phố.

f. Nga, em ..................... gì đấy? Hãy ................... vào tôi đây này.

g. Ông Kim không muốn ăn cơm. Ông ấy mải ....................... trận đấu bóng đá.

h. Chỗ này ồn ào quá. Tôi cố gắng ................... anh ta nói mà hoàn toàn không .................. gì.

i.  Hôm qua tôi đã .............................. ông tổng thống Pháp ở Văn Miếu.

k. - Cậu đang ........................ gì đấy?

    - À ................. hai người cãi nhau.


2.
Điền các từ chỉ khả năng thị giác vào các chỗ trống trong đoạn văn sau sao cho thích hợp:

Đây là ông Mai, người đã ......................... tận mắt vụ cướp. Lúc 6 giờ chiều, ông ấy đi dạo để ......................... cảnh đường phố. Lúc đi qua sạp báo, ông ấy ......................... thấy một tờ báo hay và dừng lại để .... .................. Bỗng có tiếng người kêu ''cướp ! cướp !''. Quay lại ông Mai thấy hai tên cướp bịp mặt, đi xe máy lớn đang giơ dao dọa một phụ nữ đeo nhiều đồ trang sức đắt tiền. Bà ấy có vẻ rất hoảng sợ. Khi ông định chạy ra hô hoán thì một anh công an bỗng xuất hiện.

Hình như anh ấy đã ......................... bọn cướp này từ trước. Anh ấy đánh ngã hai tên cướp và bắt chúng với sự giúp đỡ của mọi người. Là người ......................... sự việc từ đầu đến cuối, ông Mai rất khâm phục anh công an. Khi anh ấy đi rồi, ông còn đứng ......................... theo mãi.

3. Hãy tạo ra các kết hợp có thể có giữa nhóm động từ và nhóm bổ ngữ sau:

Động từ:  xem, ngắm, quan sát, theo dõi, chứng kiến

Bổ ngữ:  tivi, video, bộ phim mới, cái áo đẹp, quyển sách hay, phong cảnh hoàng hôn, vụ án về tội tham nhũng, kẻ bị nghi, vụ đánh nhau, các hoạt động của tù nhân, bức tranh mùa xuân.

4. Hãy chọn các động từ cầu khiến thích hợp và điền vào những câu dưới đây:

Mẫu: Bạn tôi mời tôi đến nhà chơi.

a. Bố .................. con đi mua báo.

b. Bác sĩ .................. bệnh nhân không nên hút thuốc quá nhiều.

c. Sáng nay anh Minh ...................  tôi ghé qua bưu điện gửi thư hộ anh ấy.

d. Thủ tướng .................. các quan khách tới dự tiệc chiêu đãi.

e. Cô giáo .................. học sinh nhớ làm đầy đủ bài tập.

f. Vì Hòa nghịch quá nên mẹ nó .................. nó phải đi ngủ sớm.

g. Giám đốc .................. chúng tôi phải hoàn thành dự án này càng sớm càng tốt.

h. Bố................. con không nên xem phim trên vô tuyến

i. Chồng .................. vợ đi mua thuốc cho anh ấy uống.

k. Hôm qua, tôi đã gọi điện thoại để .................. nhân viên sở Điện đến kiểm tra hệ thống điện trong nhà tôi.

5. Viết tiếp những câu sau:

a. Tôi khuyên anh ấy ............................

b. Chị sai em ............................

c. Nhân dân yêu cầu Chủ tịch thành phố...................................

d. Ông sai cháu ............................

e. Cảnh sát đề nghị các phóng viên............................

f. Bạn tôi nhờ tôi ............................

g. Bố Linh bắt Linh ............................

6. Chuyển những câu nói trực tiếp sau đây thành lối nói gián tiếp, dùng các động từ cầu khiến:

Mẫu: Mẹ nói với con: ''Nhớ đi học đúng giờ nhé!''

     → Mẹ bảo con nhớ đi học đúng giờ.

a. Mẹ nói với con: ''Nhớ đi học đúng giờ nhé !''

b. Bạn tôi nói với tôi: ''Khi anh ra khỏi phòng, nhớ tắt đèn và khóa cửa cẩn thận''.

c. Hùng nói với Mai: ''Em nên thi vào trường Đại học Ngoại ngữ''.

d. Tôi nói với thày: ''Thày có thể mua giúp em cuốn từ điển tiếng Việt được không ạ?”.

e. Khi tôi đi trên đường, một cảnh sát gọi tôi lại và nói: ''Làm ơn cho xem bằng lái xe của anh''.

f. Anh nói với em: ''Đi mua cho anh tờ báo mới, nhanh lên !''

g. Phương làm vỡ bát. Mẹ Phương nói: ''Con phải dọn sạch tất cả những mảnh vỡ này''.

IV. Bài đọc

Thập kỷ 60 của thế kỷ XX, quân đội Mỹ ném bom khắp ba miền Bắc, Trung, Nam Việt Nam. Để tránh bom đạn, người dân Việt Nam đã đào những căn hầm ở dưới đất và sống ở trong đó. Có rất nhiều đường hầm dài, nối với nhau, rộng đến mức đủ cho một làng sống được. Người ta gọi những hầm như thế là địa đạo. Nổi tiếng hơn cả là hai địa đạo: địa đạo Vĩnh Mốc ở miền Trung và địa đạo Củ Chi ở miền Nam. Địa đạo Vĩnh Mốc thuộc xã Vĩnh Thanh, huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị đã được công nhận là di tích lịch sử văn hóa. Vùng này đã bị tấn công hơn 1.000 trận với khoảng 9.680 tấn bom đạn, trung bình một mét vuông có 9,6 tấn, một người chịu 3,2 tấn. Chính vì chiến tranh, bom đạn nên dân quân Vĩnh Mốc phải đào hầm để sống trong 600 ngày đêm. Địa đạo dài 2.034 m với không gian 6.000 m3, có thể chứa cả người và hàng hóa. Trong địa đạo cũng có ''tầng trên'', ''tầng dưới'', có một số ''gian phòng'' rộng dùng để hội họp, có các ''khu tập thể'' dành cho người sống một mình và có ''nhà riêng'' cho các gia đình.

Khác với địa đạo Vĩnh Mốc, địa đạo Củ Chi dùng để phục vụ bộ chỉ huy quân đội và chiến đấu. Vì thế địa đạo tuy dài tới 200 km nhưng không phức tạp như Vĩnh Mốc. Trong địa đạo có các căn hầm nhỏ như hầm quân y, hầm tư lệnh, hầm thông tin, hầm hội họp... Ngày nay các địa đạo được sửa sang rất nhiều để đón khách tham quan. Ở địa đạo Củ Chi, người ta đã làm lại những góc rừng với những người lính trẻ và các cô gái mặc áo bà ba đen. Một góc khác có bàn để nồi cơm, đĩa thịt kho, đĩa sắn chấm muối... thức ăn quen thuộc của dân địa đạo trước kia.

Khu di tích địa đạo Củ Chi nằm dưới rừng, còn di tích địa đạo Vĩnh Mốc nằm ở bờ biển. Ngày nay, chúng là những điểm du lịch hấp dẫn.

                                        Bảng từ
 


quân đội

ném bom

bom đạn

đào

công nhân

di tích

tấn công

 


khu tập thể

bộ chỉ huy

quân y

tư lệnh

thông tin

áo bà ba

sắn

 


V.  Bài tập 

1. Dựa vào bài đọc, hãy kiểm tra những câu dưới đây xem câu nào đúng, câu nào sai:

a. Địa đạo có nghĩa là những con đường đi trong lòng đất.

b. Địa đạo xuất hiện ở Việt Nam từ đầu thế kỷ XX.

c. Người ta sống ở địa đạo để tránh nắng.

d. Địa đạo rộng đến mức một làng có thể ở được.

e. Địa đạo Củ Chi dài hơn và phức tạp hơn địa đạo Vĩnh Mốc.

f. Địa đạo Vĩnh Mốc nằm ở bờ biển miền Nam.

g. Người Vĩnh Linh đã ở trong địa đạo hơn 6.000 ngày đêm.

h. Các địa đạo bây giờ đã bị phá hủy hoàn toàn.

2. Hãy tìm tất cả những từ có liên quan đến “chiến tranh” xuất hiện trong bài đọc.

3. Hãy hoàn chỉnh các câu sau đây với những từ sau: vất vả, trưng bày, chỉ huy, tàn phá, tránh, đạn, đào, ác liệt, áo bà ba, lòng đất.

a. Cả thành phố bị trận động đất hôm qua .......................

b. Sau một ngày làm việc ......................., anh ấy ngủ như chết.

c. Súng này không có .......................

d. ....................... là biểu tượng của du kích miền Nam Việt Nam chống Mỹ.

e. Chiến sự trở nên ....................... đến mức Liên hợp quốc phải đưa quân đội đến.

f. Trong chiến đấu, vai trò của người ......................... hết sức quan trọng.

g. Bảo tàng lịch sử ....................... nhiều hiện vật từ thời đồ đá.

h. - Chị làm gì vậy?

- Tôi ....................... hố trồng cây.

i. Trong ....................... có nước không?

k. Bọn trẻ con ....................... nắng dưới bóng cây.

4. Hãy tưởng tượng ngày mai bạn sẽ đi thăm địa đạo Củ Chi. Có rất nhiều điều bạn chưa biết. Mời bạn hãy đặt các câu hỏi (càng nhiều càng tốt cho người hướng dẫn.

Gợi ý: Các bạn có thể hỏi về:

a. Lịch sử địa đạo.

b. Vị trí địa lý của địa đạo.

c. Công dụng của địa đạo.

d. Ý nghĩa của từ ''địa đạo''.

e. Ở địa đạo có gì hay, có gì nổi tiếng.

f. Đường đi đến địa đạo.

g. Hành lý cần chuẩn bị.

h. Giờ khởi hành, thời gian tham quan v.v ...

5. Nghe câu chuyện trong băng

6. Sắp xếp những câu hỏi sau sao cho đúng thứ tự:

a. Ngày thứ nhất trên tàu trôi qua như thế nào?

b. Ngày thứ hai anh ấy ăn mấy bữa cơm?

c. Mua vé tàu hỏa xong anh ấy còn nhiều tiền không?

d. Tại sao cô phục vụ ngạc nhiên?

e. Khi lên tàu, anh ấy quyết định gì?

f. Ai đi thành phố Hồ Chí Minh?

g. Tại sao anh ấy lo lắng khi lên tàu?

h. Tại sao anh ấy quyết định ăn bữa tối?

i. Khi đi, anh ấy đi bằng gì?

k. Khi ăn anh ấy có lo không?

l. Anh ấy tự nói gì và đã làm gì?

m. Ăn xong, anh ấy hỏi gì cô phục vụ?

7. Trả lời những câu hỏi ấy.

8. Hãy viết một vài lời khuyên cho những người sắp đến nước bạn du lịch.

VI. Bài đọc thêm

Lịch và thiên văn

Lịch là một hệ thống đếm các khoảng thời gian như ngày, tuần, tháng, mùa, năm, thế kỷ.... Những người làm lịch thường dựa vào sự chuyển động của Mặt trời, Mặt trăng trên bầu trời mà người ta quan sát được từ trái đất.

Cũng như các ngành khoa học và kỹ thuật khác, lịch ra đời do nhu cầu của đời sống và trước hết là của sản xuất. Chính việc chăn nuôi và trồng trọt đã có nhu cầu này đầu tiên. Người ta cần biết và dự đoán trước sự thay đổi của các mùa, mưa, gió, nóng, lạnh, hạn hán, lụt lội, nước, thủy triều, trăng sáng, trăng tối. Các yếu tố này của thời tiết, khí hậu là do Mặt trời quyết định và một phần chịu ảnh hưởng của Mặt trăng. Vì vậy, thiên văn học đã sớm phát triển. Đó là cơ sở của việc làm lịch.

Thiên văn học có ba đơn vị thời gian quan trọng nhất là ngày Mặt trời, tuần Trăng, năm Mặt trời. Ngày Mặt trời là chu kỳ chuyển động của ngày, đêm sinh ra do Trái đất tự quay quanh nó và được Mặt trời chiếu sáng, Ngày Mặt trời trung bình là 24 giờ. Tuần Trăng có độ dài 29,53 ngày, được tính theo chu kỳ thay đổi của mặt trăng. Năm Mặt trời dài 365,24 ngày, là chu kỳ chuyển động 4 mùa trong một năm.

Việc có cả tuần Trăng lẫn năm Mặt trời đã gây ra không ít khó khăn cho các nhà làm lịch. Vì họ cố gắng dùng cả hai đơn vị thời gian này nên đã dẫn đến việc hình thành các loại lịch âm và lịch dương. Các loại lịch âm dựa vào tuần Trăng và các loại lịch dương dựa vào năm Mặt trời.

Theo lịch sử, lịch âm xuất hiện trước tiên, vào thời kỳ con người đã biết chăn nuôi. Ở những vùng vĩ độ thấp, do ban ngày nắng và nóng nên người ta phải chăn nuôi gia súc ban đêm. Vì thế, Mặt trăng trở nên thân thiết, quen thuộc và quan trọng đối với con người. Từ sự quan sát chu kỳ thay đổi của Mặt trăng con người đã làm ra lịch âm.


VII. Từ ngữ thông tục và thành ngữ


1. Khát khô (cả) cổ

Thành ngữ này có nghĩa: khát quá, cổ họng như bị khô.

Thành ngữ tương tự: Khát cháy họng

Ví dụ: - Anh ấy đi đường xa lúc trời nắng, nên khát khô cổ.

           - Sau ba tiếng giảng bài cô ấy khát khô cổ.

2. Sính ngoại

Sính có nghĩa là thích.

Sính ngoại là từ dùng để nói về những người thích dùng hàng hóa ngoại, thích nước ngoài mà chê hàng hóa trong nước.

Ví dụ:


- Cô bạn tôi rất sính ngoại, luôn tìm mua quần áo nước ngoài, giá thì đắt mà kiểu dáng thì kỳ quặc.

 


- Thanh niên bây giờ có nhiều người
sính ngoại.

3. Lắm mồm

Có nghĩa là nói nhiều quá, gây cho người khác khó chịu.

Ví dụ:


- Tôi không thích bà Lân vì bà ấy lắm mồm quá, ai cũng mệt khi nói chuyện với bà ấy.

 


- Chị rất ghét đàn ông
lắm mồm.

 

 

联系我们

 

相关文章:
 
越南语相关课程

越南语C级第01课

越南语C级第02课

越南语C级第03课

越南语C级第04课

越南语C级第05课

越南语C级第06课

越南语C级第07课

越南语C级第08课

越南语C级第09课

越南语C级第10课

越南语C级第11课

越南语C级第12课

越南语C级第13课

越南语C级第14课

越南语C级第15课

越南语C级第16课

越南语C级第17课

 

 

 

凭祥市南方外语学校      地址:凭祥市中山路134号(北环路134号)