I.
Hội thoại
MAI:
|
- Anh
Trung ơi, sao hôm nay mãi chưa có chương trình thể thao nhỉ.
Lẽ ra nó phải bắt đầu từ tám giờ chứ. |
TRUNG: |
- Anh tưởng em không bao giờ xem thể thao. Chẳng lẽ em cũng bắt
đầu quan tâm đến chương trình này rồi à? |
MAI: |
- Lẽ ra em cũng chẳng xem đâu nhưng hôm nay người ta phỏng vấn
anh Quang ở mục giới thiệu vận động viên trẻ đấy. |
TRUNG: |
- Anh Quang nào? |
MAI: |
- Chẳng lẽ anh không nhớ anh Quang, bạn anh à? Anh Quang vừa
giành được huy chương vàng trong Đại hội Thể thao Châu Á ấy. |
TRUNG:
|
- À, tưởng là ai. Anh cũng định đến chúc mừng nó mà mãi chưa đi
được. Lẽ ra anh phải đến từ ngày đầu tiên nó về nước nhưng nhà
nó xa quá nên anh ngại đi. Lúc nào đó rỗi đi cùng anh không? |
MAI:
|
- Hôm qua em vừa gặp anh ấy rồi nên em mới biết hôm nay anh ấy
được lên ti vi. À, thế mà đầu tiên ông trưởng đoàn định đưa anh
ấy ra khỏi danh sách. |
TRUNG: |
- Ừ, anh cũng nghe ai đó nói chuyện ấy rồi nhưng chưa biết tại
sao. Anh Quang là đương kim vô địch quốc gia cơ mà. |
MAI:
|
- Nhưng trước thời gian tập huấn đi anh ấy bỗng nhiên gặp sự cố,
bị ngã xe máy, không luyện tập được mấy tuần liền. Ông trưởng
đoàn sợ anh ấy không thi đấu được nên không dám quyết định cho
đi. Huấn luyện viên của anh ấy phải can thiệp mãi. May quá, chân
anh ấy hồi phục rất nhanh và anh lại tiếp tục luyện tập. Chắc
anh ấy phải luyện tập vất vả lắm nhỉ? |
TRUNG: |
- Tất nhiên rồi. Bây giờ cũng vậy, ngày nào anh ấy cũng phải tập
hai buổi, sáng tập thể lực, chiều tập chuyên môn.
|
MAI: |
- Anh ấy chẳng giống anh nhỉ, cứ ngại là nghỉ. |
TRUNG: |
- Anh có phải là vận động viên chuyên nghiệp đâu nên chỉ tập
theo kiểu nghiệp dư, để tự vệ thôi. |
MAI: |
- Ơ, chương trình thể thao rồi kìa... |
Bảng từ |
vận động viên
trưởng đoàn
danh sách
đương kim
vô địch
sự cố
|
|
huấn luyện
viên
can thiệp
chuyên nghiệp
nghiệp dư
tự vệ
|
|
II. Chú
thích ngữ pháp
1. Ai đó, gì đó, nào đó, đâu đó
Đó
thường được dùng sau một đại từ nghi vấn để chỉ ý phiếm định.
Ví dụ:
|
-
Trước khi đi ngủ, em ấy thường bắt mẹ kể một câu chuyện
nào
đó. |
|
-
Chiều nay có ai
đó
đến tìm anh đấy. |
|
- Cậu có rỗi không? Đi
đâu đó
chơi cho mát đi. |
|
- Chiều nay mẹ nấu món gì
đó
thật ngon nhé. |
2. Nghi, ngờ, tưởng
a.
Nghi: nói về một
điều thường là không tốt mà người nói nghĩ rằng xảy ra nhưng chưa chắc
chắn.
Ví dụ: - Tôi nghi nó lấy
tiền của tôi.
b. Ngờ:
+ Khi
khẳng định: ý nghĩa gần như nghi.
Ví dụ: - Tôi ngờ nó lấy
tiền của tôi.
+ Khi phủ định: để nói đến điều mà
người nói ngạc nhiên khi điều đó xảy ra.
Ví dụ: - Tôi không ngờ
mình được điểm cao thế.
c.
Tưởng: Đã nghĩ sai
về điều gì.
Ví dụ: - Anh tưởng anh ấy
là người tốt.
(Thực chất anh ấy không tốt).
3. Sợ, ngại, dám
Biểu thị tâm trạng của người nói.
a. Sợ,
ngại: không muốn làm
gì vì không hợp với thói quen và sở thích.
Sợ:
biểu thị tâm trạng
lo lắng.
Ngại:
đơn giản là vì không
thích.
Ví dụ: |
- Em
rất sợ đi nắng. (Không muốn đi vì lo sẽ bị ốm) |
|
- Em
rất ngại đi nắng. (Không thích vì đi ngoài nắng rất khó
chịu) |
b. Dám:
trái nghĩa với sợ,
chỉ thái độ dũng cảm, liều lĩnh làm những việc khó, nguy hiểm mà người
khác sợ, không làm.
Ví dụ: - Anh ấy dám có ý
kiến chống lại cấp trên.
4. Lẽ ra, đáng ra, đáng lẽ (ra)
Lẽ ra
Đáng ra
Đáng lẽ (ra) |
|
+ |
câu |
a. Nói về những điều đã định làm
nhưng không thực hiện được vì một lý do nào đó.
Ví dụ: - Lẽ ra tôi đến từ
lúc 3 giờ nhưng bỗng nhiên xe bị hỏng.
b. Nói về những điều mà người nói
cho là không đúng, không nên làm sau khi sự việc đã xảy ra rồi.
Ví dụ: - Lẽ ra anh không
nên đánh nó.
Trong
trường hợp này, lẽ ra,
đáng ra
thường dùng với
nên, phải.
III. Bài
luyện
1.
Dùng những từ dưới
đây để điền vào chỗ trống:
lúc nào
đó
cái nhà nào đó
tờ báo nào đó |
chuyện
gì đó
ai đó
|
cái hộp
nào đó
người nào đó
món quà gì đó |
a. Hôm nay,
..................................... gọi điện thoại cho anh.
b. Hai bà ấy gặp nhau và nói thầm
với nhau ............................ nhưng tôi nghe không rõ.
c. Bây giờ tôi đang bận
............................ rỗi chúng ta nói tiếp chuyện này nhé.
d. Em đi chợ và cố tìm mua
............................ thật đẹp để tặng chị ấy nhé.
e. Cháu đã xem một
............................ có bài của bác nhưng không nhớ rõ là báo
nào.
f. Tôi nhớ là đã để tiền trong một
............................
g. Các em hãy nói cho cô biết, nếu
có ............................ bị thương thì chúng ta phải làm gì? .
h. Chị nhớ là đã vào
............................ ở phố này rồi nhưng không biết là nhà nào.
2.
Đặt câu theo mẫu:
Mẫu: - Tôi nghĩ rằng anh ấy yêu
tôi. Thật ra anh ấy không yêu tôi.
→ - Tôi tưởng anh ấy yêu tôi.
a. Bà ấy nghĩ rằng chiều nay trời
mưa nhưng chiều nay trời có mưa đâu.
b. Em nghĩ rằng quyển sách này của
em, nhưng không phải, mà là của bạn em.
c. Tôi nghĩ rằng tôi làm bài đúng.
Thực ra tôi làm bài sai.
d. Tôi nghĩ rằng anh ấy sẽ viết
thư cho tôi nhưng anh ấy không viết.
e. Anh ấy nghĩ rằng anh ấy sẽ đỗ.
Thực ra anh ấy bị trượt.
f. Em Lan nghĩ rằng trọng tài luôn
luôn công bằng. Sự thật thì trọng tài cũng thiên vị.
g. Chị ấy nghĩ rằng cầu thủ số ba
bị phạt thẻ vàng. Thực tế, anh ấy bị phạt thẻ đỏ.
3. Dùng “không ngờ” để nối một vế
ở cột A với một vế ở cột B để tạo thành một câu hợp lý:
Mẫu: Bà ấy rất khỏe mạnh nhưng
không ngờ lại bị chết một cách đột ngột.
A
a. Anh ấy
trông rất hiền
b. Tôi tưởng
anh ấy ghi bàn
c. Tôi mới mua
cái quạt này
d. Bà ấy rất
khỏe mạnh
e. Tôi nghĩ
rằng Tường Vân sẽ
giành chức vô địch.
f. Nó học rất
dốt |
|
<
B
A. Nó nhanh
hỏng quá
B. Bị chết một
cách đột ngột
C. Đỗ cao nhất
lớp
D. Anh ấy sút
vào lưới đội nhà
E. Gây ra án
mạng
F. Chị ấy về đích cuối cùng |
|
4.
Chọn một trong các từ “nghi, ngờ, tưởng”
để điền vào chỗ trống:
a. Tôi .................. anh đi
Sài Gòn từ hôm qua rồi. Anh chưa đi à?
b. Không ............. mùa đông ở
Việt Nam lạnh quá. Tôi .......... mùa đông rất ấm.
c. Tôi bị mất đồng hồ nhưng không
dám .................. ai.
d. Em không ...................
lại gặp anh trong hoàn cảnh này.
e. Ai cũng ................. ông
ấy là bố tôi vì không biết tại sao chúng tôi rất giống nhau.
f. Tôi ................... nó là
chị em nhưng không phải.
5.
Bạn sẽ dùng “sợ” hay “ngại” trong các trường
hợp sau:
a. Em rất .................. thi
vì khi thi phải học bao nhiêu bài.
b. Em rất ................... kỳ
thi này vì em nghĩ rằng mình sẽ không đỗ nổi.
c. Cô ấy ................... đi
chơi một mình buổi tối vì con gái đi buổi tối một mình rất nguy hiểm.
d. Mùa hè chị ấy rất
............... nấu cơm còn mùa đông thì rửa bát.
e. Tôi rất ................... nói
trước đám đông vì họ thường nhìn tôi chăm chú làm tôi mất tự nhiên.
f. Anh ................... gặp bà
ấy lắm vì anh vay bà ấy tiền từ năm ngoái mà chưa trả được.
6.
Dùng “lẽ ra”
để khuyên người khác nên làm gì trong
những trường hợp sau:
Mẫu: - Hương đâm xe vào một ông
già nhưng không xin lỗi.
→ - Lẽ ra Hương nên xin lỗi
ông ấy.
a. Bạn về nước nhưng không chào
những người cùng sống với bạn.
b. Anh ấy làm việc quá sức nên bị
ốm.
c. Cô ấy bị cảm lạnh vì đi ra
ngoài không mặc áo khoác.
d. Nó chủ quan nên đã thi trượt.
e. Anh ấy cãi lại trọng tài nên bị
đuổi khỏi sân.
f. Chúng tôi đến muộn nên họ bán
hết vé rồi.
7.
Viết tiếp các câu sau:
Mẫu: - Lẽ ra hôm nay tôi đi thành
phố Hồ Chí Minh .............
→ - Lẽ ra hôm nay tôi đi thành
phố Hồ Chí Minh nhưng lại có chút việc đột xuất nên mai mới đi được.
a. Lẽ ra tôi đến đây sớm hơn
..........................................................................
b. Đáng lẽ chị không lấy anh ấy
.....................<U1.....................................................
c. Đáng lẽ đội Cảng Sài Gòn thắng
................................................................
d. Lẽ ra hôm nay chúng ta học ở
phòng số ba ................................................
e. Đáng lẽ anh ấy được sang Hàn
Quốc ...........................................................
f. Lẽ ra em trả anh quyển sách này
từ hôm qua ..............................................
g. Lẽ ra tôi không nói với anh
điều này ..............................................................
IV. Bài đọc
Cuộc đua xe đạp “Về cội
nguồn”
Vừa qua, cuộc đua xe đạp “Về cội
nguồn” đã được tổ chức với qui mô lớn trên toàn quốc. Hơn 150 vận động
viên từ khắp các miền đất nước đã về Hà Nội để tham dự giải này.
Sáng ngày 14/5 cuộc đua đã khai
mạc bằng một cuộc tranh tài quanh hồ Hoàn Kiếm. Theo kế hoạch của ban tố
chức, đường đua lần này có bảy chặng với tổng chiều dài gần 1.000 km.
Có thể nói đây là một cuộc đua cực
kỳ gian nan. Trên một chặng đường thời tiết có thể thay đổi từ đông sang
hè. Ngay từ chặng khởi đầu các vận động viên đã phải đạp xe dưới trời
mưa tầm tã, về đích trong cái rét cắt da và khắp người đầy bùn. Chặng
được coi là khắc nghiệt nhất là chặng Cao Bằng - Bắc Cạn. Đoạn đường dài
120 km nhưng có tới năm cái đèo lớn nhỏ, đường núi rất khó đi. Các vận
động viên phải trèo đèo, leo dốc dưới trời nắng gắt. Nhiều người còn
nghĩ rằng có lẽ họ sắp phải bỏ cuộc.
Nhưng những nỗ lực của các vận
động viên đã được đền bù xứng đáng. Đi đến đâu họ cũng được đông đảo
đồng bào các dân tộc đón chào, cổ vũ rất nhiệt tình. Nhiều người dân đã
đi bộ hàng chục km từ các bản làng xa xôi đến đường đua, cầm cờ hoa đứng
chờ đoàn tới. Cuộc đua đã thực sự đem lại không khí ngày lễ hội sôi động
cho những nơi đoàn đi qua.
Cuộc đua có một số thành công về
chuyên môn. Vận tốc trung bình ở nhiều chặng tương đối cao: 39,095 km/h.
Các vận động viên đã thi đấu rất nhiệt tình để đạt được kết quả cao
nhất. Tay đua Huỳnh Kim Hùng mặc dù bị chấn thương trong vòng đua quanh
hồ Hoàn Kiếm nhưng anh vẫn không bỏ cuộc. Ở các chặng sau đó, anh luôn
luôn dẫn đầu và cuối cùng đã đoạt được chiếc áo vàng dành cho người vô
địch. Đó quả là một sự đền bù xứng đáng.
° ° °
Cúp bóng đá trẻ U-22
Từ vài năm nay, báo Thanh niên đã
tổ chức một giải bóng đá trẻ và duy trì thành một giải nằm trong hệ
thống các giải bóng đá quốc gia. Giải mới này mang tên Cúp bóng đá trẻ
báo Thanh niên. Các đội tham dự chỉ gồm các cầu thủ dưới 22 tuổi (U -
22).
Giải đầu tiên tổ chức có tám đội
bóng đăng ký tham dự. Tám đội này rút thăm làm bốn cặp thi đấu loại trực
tiếp. Đội nào thắng sẽ vào bán kết. Các trận đấu sẽ tổ chức trên hai sân
vận động Hà Nội và Cột Cờ từ ngày 30/5 đến ngày 12/6.
Ngoài việc lo ăn ở, chi phí đi lại
và bồi dưỡng trong mỗi trận đấu, ban tổ chức còn có giải thưởng 150
triệu cho đội vô địch, đội thứ nhì 80 triệu, hai đội thứ ba 50 triệu.
Cầu thủ ghi bàn nhiều nhất và cầu thủ xuất sắc nhất được thưởng 20
triệu. Trọng tài xuất sắc nhất giải cũng được tặng 10 triệu.
Có bốn trận đấu sẽ được truyền
hình trực tiếp là trận khai mạc, hai trận bán kết và trận chung kết. Ban
tổ chức cũng mời một số chuyên gia bóng đá và phóng viên thể thao các
báo, đài tham gia chọn các danh hiệu của giải.
Bảng từ |
cội nguồn
qui mô
giải
khai mạc
tranh tài
ban tổ chức
mưa tầm tã
đích
bùn
đèo
trèo
leo
bỏ cuộc
đền bù |
|
cổ
vũ
lễ hội
sôi động
thi đấu
xứng đáng
duy trì
cầu thủ
rút thăm
đấu loại
bán kết
chung kết
ghi bàn
trọng tài
danh hiệu |
V. Bài tập
1. Dựa vào bài đọc thứ nhất để trả
lời câu hỏi:
a. Kế hoạch của ban tổ chức về
cuộc đua này thế nào?
b. Tại sao nói rằng đây là một
cuộc đua cực kỳ gian nan, vất vả?
c. Những nỗ lực của các vận động
viên có được đền bù xứng đáng không?
d. Cuộc đua có thành công gì về
chuyên môn?
e. Tinh thần thi đấu của các vận
động viên thế nào?
f. Kết quả cuối cùng của cuộc đua
ra sao?
2. Vẫn dựa vào bài đọc thứ nhất
hoàn thành các câu sau:
a. Từ khắp các miền đất nước
...................................................................
b. Cuộc tranh tài quanh hồ Hoàn
Kiếm được tổ chức để .......................
c. Đường đua lần này có tổng chiều
dài 1.000 km và được chia.........................
d. Có năm cái đèo ở
..................................................................................
e. Vì cuộc đua hết sức gian nan,
vất vả nên ...................................
f. Những nơi đoàn đua đi qua có
không khí .......................................................
g. Để đạt được kết quả cao các vận
động viên đã phải .................................
h. Tay đua Huỳnh Kim Hùng luôn dẫn
đầu ở những chặng sau mặc dù
..........................................................
3. Đặt 10 câu hỏi cho bài đọc thứ
hai:
4. Dựa vào bài đọc thứ hai để sửa
lại những thông tin dưới đây cho đúng:
a. Giải Cúp bóng đá trẻ U-22 do
báo Phụ nữ đứng ra tổ chức.
b. Các cầu thủ tham gia giải này
trên 22 tuổi.
c. Năm nay có hơn mười đội bóng
đãng ký tham dự giải.
d. Các cặp đấu loại do ban tổ chức
chỉ định.
e. Chỉ có đội vô địch mới nhận
giải thưởng....f. Giải thưởng cho trọng tài xuất sắc nhất cao hơn giải
thưởng cho cầu thủ xuất sắc nhất.
g. Tất cả các trận đấu đều được
truyền hình trực tiếp.
h. Ban tổ chức quyết định các danh
hiệu của giải.
5. Điền từ vào chỗ trống:
vận tốc
sôi động
bỏ cuộc |
nỗ lực
huy chương |
nhà vô
địch
vận động viên
thể lực |
a. Những vận động viên thể thao
thường là những người có ......................... tốt.
b. Các cuộc thi đấu thể thao
thường có ba loại ........................ vàng, bạc, đồng.
c. Cuộc đua xe đạp về cội nguồn có
150 ............................................... tham gia.
d. Những người giành chiến thắng
trong các cuộc đua được gọi là ..................
e. Nói chung, cuộc thi đấu thể
thao nào cũng rất ....................................
f. Tay đua số 3 vì bị thương nên
phải .........................................................
g. Những vận động viên không quyết
tâm và ......................... thì không thể giành chiến thắng.
h. ....................... trung
bình trong cuộc đua xe đạp “Về cội nguồn” là bao nhiêu?
6. Hãy liệt kê tên một số môn thể
thao mà bạn biết.
7.
Nghe băng và hoàn thành đoạn đối thoại sau:
A - Hôm qua cậu có đi xem đá bóng
không?
B -
...................................................
A -
....................................................
B - Đội Câu lạc bộ Quân đội và đội
Tổng cục Đường sắt.
A -
...................................................
B - Đội Câu lạc bộ Quân đội thắng
3 - 2.
A - Đội nào ghi bàn trước?
B -
.............................................
A - Thế thì lẽ ra đội Tổng cục
Đường sắt phải thắng chứ.
B - Hết hiệp một, đội Quân đội
phải đổi chiến thuật và đổi người..............................................
A - Thế à. Thế mà mình không đi
xem được. Tiếc thật đấy.
8. Nghe băng bài “Giải đi bộ Tuổi
vào đời”.
9. Chọn một trong các khả năng
đúng dưới đây:
a. Giải đi bộ “Tuổi vào đời” diễn
ra ngày .............................
b. Giải này do
........................... tổ chức.
A.
Đoàn Thanh niên |
C.
Nhà văn hóa Thanh niên |
B.
BáoThanh niên |
c. Những người tham gia giải này
chủ yếu có độ tuổi từ .............................
A. 15 -
20 |
B. 16 –
20 |
C. 18 -
20 |
d. Cuộc thi có
........................ người tham dự.
e. Tham dự cuộc thi có
......................................
A.
Nam vận động viên |
B.
Nữ vận động viên |
C.
Cả nam lẫn nữ vận động viên |
f. Vận động viên Nguyễn Trường
Chinh nổi bật vì...................................................
A.
Giống vận động viên chuyên nghiệp |
B.
Đẹp trai |
C.
Thể lực tốt |
g. Vận động viên Lê Thị Lượng đoạt
giải .........................
A. Nhất
nữ |
B. Hoa
hậu |
C. Cả
hai giải |
h. Đường đua lần này dài
.........................
A. 2,5
km |
B. 3,5
km |
C. 5,5
km |
i. Người già nhất tham gia cuộc
thi này ........................
A. 70
tuổi |
B. 80
tuổi |
C. 75
tuổi |
k. Sau đường đua dài, nét mặt cụ
.......................
> A.
Tươi tỉnh |
B. Mệt
mỏi |
C. Căng
thẳng |
l. Cụ được phép tham dự cuộc thi
để .........................
A.
Khuyến khích lớp trẻ |
B.
Cổ vũ lớp trẻ |
C.
Làm gương cho lớp trẻ |
10.
Theo bạn muốn trở thành vận
động viên giỏi thì cần phải làm gì?
Hãy viết mười yêu cầu mà bạn cho là quan trọng nhất. Bắt đầu bằng:
- Phải có huấn luyện viên giỏi
VI. Bài đọc
thêm
Các ngôi sao
điền kinh học động vật và vượt động vật
Vận động viên chạy cự ly ngắn
người Mỹ C.Sherill là người đầu tiên tìm ra bí mật chạy nhanh của giới
động vật và đã áp dụng cách xuất phát của con Căng-gu-ru. Sherill đã
thắng liền trong ba cuộc thi thể thao Ô-lim-pic.
Nhà điền kinh vĩ đại người Phần
Lan Paavo Numi đã khám phá ra cách chạy tiết kiệm sức nhất của giới động
vật và sáng tạo ra phong cách chạy mới cho thời đại ông. Ông đã lập liền
10 kỷ lục thế giới, giành 9 huy chương vàng trong ba đại hội Ô-lim-pic.
Sau Numi là vận động viên da đen Jess Owen. Quan sát hoạt động của loài
mèo, tham khảo công trình nghiên cứu của các nhà khoa học, ông đã tạo
nên một cuộc cách mạng thật sự trong kỹ thuật chạy: để đạt được tốc độ
tối đa,các vận động viên phải biết chạy một cách thư giãn. Suốt hai năm
nghiên cứu và luyện tập, ông đã làm nên một thành công phi thường chưa
ai sánh được: trong vòng 45 phút, ông lập liền 5 kỷ lục thế giới trong
các cự ly khác nhau và ít lâu sau lại lập kỷ lục thứ sáu thế giới về
nhảy xa.
Để thử sức, Owen đã chạy thi với
ngựa và thắng ngựa ngay trong cự ly 100m. K.Watts cũng chạy thi với
ngựa sáu ngày liền. Sau sáu ngày chạy liên tiếp với quãng đường dài 556
km, Watts đã vượt ngựa 30 km.
Giải thích sự kiện đó, các nhà
khoa học thể thao cho biết rằng ở cự ly xa, con vật thiếu dai sức so với
các vận động viên đã tập luyện. Con báo có thể chạy với tốc độ tối đa
120 km/h nhưng chỉ chạy được 90 km. Voi có thể đạt tốc độ 42 km/h trong
cự ly 100m. Đà điểu châu Phi chạy được 80 km/h nhưng không quá 800 m.
Vận động viên chạy ma-ra-tông nổi
tiếng Abebe Bikila của Ê-ti-ô-pi tham gia luyện tập với một con sư tử đã
thuần hóa. Hai nhà điền kinh vĩ đại của Ke-nya là Kipchogo Keimo và
Wilson Kiprugut có phương pháp luyện tập khác nhau nhưng đều kết luận là
cách luyện tập tốt nhất là luyện tập với đà điểu. Vận động viên hai lần
vô địch Ô-lim-pic của Liên Xô cũ Vladimir Kuts luôn luyện tập với thỏ
rừng bằng cách chạy theo nó từ sáng đến tối...
VII. Từ ngữ
thông tục và thành ngữ
1. Thua keo này bày keo khác
Thành ngữ này dùng để khuyên người
ta khi thất bại không nên chán nản, hãy cố gắng tìm mọi cách để làm lại
công việc từ đầu để đạt được kết quả như mong muốn.
Ví dụ:
|
- Thi
đại học trượt một lần là chuyện bình thường, thua keo này bày
keo khác. Cháu hãy cố gắng, năm sau thi lại. |
|
-
Lần này chúng ta bán hàng lỗ vốn nhưng không sao,
thua keo này bày keo khác. |
2. Khỏe như voi
Voi là một con vật to lớn, có sức
mạnh. Vì vậy thành ngữ này được dùng để nói về những người có sức khỏe.
Ví dụ: - Anh ấy khỏe như voi
thế mà ốm à?
3. Bới lông tìm vết
Thành ngữ biểu thị hành động cố ý
tìm kiếm khuyết điểm của người khác để gây hại cho người ta.
Ví dụ: - Anh ta chuyên bới
lông tìm vết người khác nên chẳng ai thích cả
相关文章:
|