I. Hội
thoại
CẢNH SÁT GIAO THÔNG (CSGT): |
- Đề nghị anh đỗ xe vào bên đường! |
NGƯỜI
ĐI ĐƯỜNG (NĐĐ): |
- Ơ kìa...? Sao thế ạ? |
CSGT: |
- Anh thử nhìn xem anh có đi đúng đường không?
Đây là đường một chiều. Anh có nhìn thấy tấm biển kia không? |
NĐĐ: |
- Đâu ạ? Tôi chẳng nhìn thấy cái biển nào cả! |
CSGT: |
- Kia kìa, anh nhìn xem. Biển to thế kia mà anh
không thấy thật à? |
NĐĐ: |
- À, ừ nhỉ, thế mà tôi không để ý. Anh thông cảm,
tôi vội quá! |
CSGT: |
- Giờ cao điểm, ai cũng vội anh ạ, chẳng phải
riêng anh, bất cứ người nào cũng muốn đi nhanh. Nếu ai cũng như
anh thì... Xin anh cho xem giấy đăng ký xe máy. |
NĐĐ: |
- Giấy đăng ký xe máy... tôi... tôi quên ở nhà
rồi anh ạ. Anh... mong anh bỏ quá cho? |
CSGT: |
- Bất cứ khi nào đi xe, anh cũng phải mang theo
các giấy tờ liên quan đến xe. Đề nghị anh nộp phạt. |
NĐĐ: |
- Nộp phạt à? Ôi
giời ơi,
đen quá? |
***
CHỊ AN: |
- Ơ anh này đi lạ nhỉ! Mắt
để đâu thế? |
ANH NAM:
|
- Thôi chết, em
xin lỗi chị. Em vô ý quá. Chị có sao không? |
CHỊ AN:
|
- Anh đi liều quá? Anh thử nhìn xem, giờ tan tầm,
đường thì chật, người thì đông. Thế mà anh lách xe như thế thì
dễ đâm xe như chơi? Thanh niên bây giờ phóng xe khiếp quá? Bất
cứ chỗ nào cũng phóng. |
ANH NAM:
|
-Chị, em xin lỗi nhé. Em có hẹn mà sắp quá giờ
rồi. |
Bảng từ |
đề nghị |
đen |
đường một chiều |
vô ý |
tấm biển |
liều |
giờ cao điểm |
giờ tan tầm |
giấy đăng ký |
lách xe |
bỏ quá |
đâm xe |
nộp phạt |
phóng xe |
II. Chú thích ngữ pháp
1. Kết cấu:
Mẫu:
|
Động
từ + xem |
|
Động
từ + thử xem |
|
Thử
+ động từ + xem |
a.
Xem
đứng sau một động từ, dùng trong câu cầu khiến khi muốn
đề nghị, khuyến khích người nào đó làm một việc gì.
Ví dụ: |
- Anh tìm xem cô ấy
ở đâu? |
- Chị nghĩ
xem việc
đó có nên
làm không? |
b.
Động từ +
thử xem
hay Thử +
động từ
+ xem
cũng được dùng với ý nghĩa trên.
Ví dụ: |
- Cam
ngon lắm, anh ăn thử xem. |
- Anh thử hỏi
ông ấy xem! |
2. Cấm
Mẫu:
Cấm
dùng để biểu thị ý không cho phép làm việc gì, có tính chất mệnh lệnh,
qui định.
Ví dụ: |
- Cấm hái hoa? |
- Cấm vứt
rác |
- Bố cấm
con hút thuốc lá! |
3. Thế mà (vậy mà / ấy
thế mà)
Thế mà
có ý nghĩa tương tự như “nhưng”, tuy nhiên về cách dùng có khác nhau một
chút.
a. Khi dùng từ “nhưng”, luôn luôn
phải có một ý kiến (A) đứng trước từ “nhưng” và đối lập với ý kiến (B)
đứng sau “nhưng”.
A
nhưng B |
|
Ví dụ: |
- Anh ấy
thông minh nhưng lười.
A
B |
- Đài báo hôm nay trời
mưa nhưng thực ra trời nắng.
A B |
|
|
|
b. Khi dùng từ “thế mà”, có hai
trường hợp:
- Trường hợp 1, dùng giống như
“nhưng”
A thế mà B |
|
|
Ví dụ: |
- Ông ấy
đã cao tuổi rồi, thế mà vẫn rất khỏe. |
|
- Anh ấy sắp đi nước ngoài, thế mà không
nói với gia đình. |
|
|
|
|
- Trường hợp 2, dùng trong đối
thoại, và “thế mà” đứng đầu câu của người thứ hai (khi ý kiến đề xuất là
của người thứ nhất) để biểu thị sự ngạc nhiên.
Người đối thoại 1:
- A
Người đối thoại 2: -
Thế mà B
|
|
|
Ví dụ 1:
|
- Ngày mai chúng
ta nghỉ học
đấy. |
|
- Thế mà
tôi không biết gì cả. |
|
Ví dụ 2:
|
- Anh Hòa nói
với tôi anh ấy bỏ thuốc lá rồi. |
|
- Thế mà
hôm qua tôi vẫn thấy anh ấy hút. |
|
|
|
|
4. Bất cứ ... nào ...
cũng
Kết cấu “bất cứ... nào... cũng” là cách nói nhấn
mạnh của kết cấu nào ... cũng
Ví dụ: |
- Bất cứ quyển sách
nào của nhà văn Nguyễn Tuân, tôi cũng thích. |
- Bất cứ đường phố nào trong thành
phố này, chúng tôi cũng đã đến. |
III. Bài luyện:
1.
Chọn
động từ thích hợp
để điền vào các câu sau đây:
Mẫu: |
- Quyển tạp chí
Mỹ thuật
đâu nhỉ? |
|
- Anh ........... trên giá
sách xem! |
|
- Anh xem trên giá
sách xem! |
a. - Chị có thấy cái
kính của em ở
đâu không?
- Hình như ở trên bàn thì
phải. Em ........... lại xem
b. Anh ........... xem, kia có
phải là thầy Minh không.
c. Hùng ơi, cậu ........... Hoa
xem, sáng mai lớp ta có nghỉ học không?
d. Cháu ........... xem, trong báo
viết gì hả cháu?
e. Nam, tại sao em không nghe thầy
giảng? Thầy vừa nói câu gì, em ........... lại xem!
2. Dùng kết sau “thử + động
từ
+ xem”
để hoàn chỉnh các
câu sau:
Mẫu: Cam ngọt lắm, chị
...............
→ Cam ngọt lắm, chị ăn thử
xem!
a. Băng nhạc Trịnh Công Sơn này
hay lắm, em ..................
b. Loại bút bi này viết rất tốt,
chị .....................
c. Kem đánh răng “Close-up”, mọi
người rất thích. Bác ..................
d. Bài báo thú vị quá, cậu
......................
e. Tớ đã hỏi nhưng cô ấy không
nói, cậu ......................
f. Cô đã bao giờ ăn thịt chó chưa?
Nếu chưa thì ..............?
g. Cái mũ này có lẽ hợp với chị,
chị ....................
3. Anh / chị nói thế nào khi muốn gợi ý hay khuyến khích
người khác làm những việc sau:
(dùng kết cấu “động
từ
+ thử xem” hoặc “thử +
động từ
+
xem”)
a. Bạn của anh / chị bị ốm và
không biết nên uống thuốc gì.
b. Em của anh / chị muốn đến nhà
bạn em ấy chơi, nhưng không biết bạn ấy có ở nhà không.
c. Anh / chị mới đọc tiểu thuyết
“Cuốn theo chiều gió” và nghĩ rằng cuốn sách đó rất hay. Anh / chị muốn
giới thiệu cho các bạn đọc.
d. Có một bạn nước ngoài chưa bao
giờ ăn nước mắm. Anh / chị muốn bạn ấy ăn thử.
e. Hai người bạn của anh / chị yêu
nhau, nhưng họ quyết định chia tay nhau. Anh / chị khuyên họ nên nói
chuyện với nhau một lần nữa.
4. Hãy viết thông báo “Cấm ...............”
ở các
địa điểm sau (Mỗi
địa điếm có thể có nhiều thông báo khác nhau):
Mẫu: - Trong rạp chiếu phim: “Cấm
hút thuốc”
a. Trong rạp chiếu phim
b. Ở công viên
c. Trên đường phố
d. Ở đường một chiều
e. Ở bệnh viện
f. Trên máy bay
g. Ở trạm bán xăng
5. Dùng từ “thế mà” để chuyển đổi
các câu sau:
Mẫu: Anh ấy đã về nước rồi, nhưng
tôi không biết điều đó.
→ Anh ấy đã về nước rồi, thế
mà tôi không biết điều đó.
a. Chị Lan là em của chị Mai nhưng
tôi không biết.
b. Tôi đã dặn đi dặn lại, nhưng cô
ấy vẫn quên.
c. Anh ấy học tiếng Việt ở trường
đại học, nhưng anh ấy không muốn sang Việt Nam.
d. Anh ấy nói thật nhưng chị ấy
không tin.
e. Đường đông nhưng Minh phóng xe
rất nhanh.
f. Đài báo hôm nay trời nắng nhưng
trời lại mưa.
g. Bạn Hồng rất chăm viết thư cho
Hồng nhưng Hồng lại rất lười viết thư cho bạn.
h. Cô Nhàn vừa lấy chồng, nhưng
không ai biết.
6. Hoàn thành các câu sau:
Mẫu: Anh biết, thế mà
............................
→ Anh biết, thế mà chẳng nói
gì cho em cả
a. Trời mưa to quá, thế mà
.......................
b. Đường từ nhà anh ấy đến trường
rất xa, thế mà .............................
c. Cô ấy chỉ mới 20 tuổi, thế mà
..................................
d. Ông ấy nói là ông ấy sẽ về nước
vào ngày hôm nay, thế mà ............................
e. Chị Hồng vừa mới khỏi ốm, thế
mà ....................................
f. Đây là đường một chiều, thế mà
...................................
g. Bây giờ đã là 10 giờ sáng, thế
mà ..................................
h. Ngày mai tôi có bài kiểm tra,
thế mà ....................................
7. Thêm từ “bất cứ” vào vị trí
thích hợp trong các câu sau:
Mẫu: Bài hát nào của Beatles, anh
ấy cũng biết.
→ Bất cứ bài hát nào của
Beatles, anh ấy cũng biết.
a. Bài toán nào nó cũng giải được.
b. Khi nào gặp cô ấy, anh ấy cũng
hồi hộp.
c. Người nào cũng phải học và làm
việc.
d. Lúc nào anh ấy cũng lạc quan.
e. Buổi họp nào bà ấy cũng vắng
mặt.
f. Nơi nào anh ấy cũng đã đến.
g. Ngày nào cậu bé cũng đi học
đúng giờ.
h. Tuần nào ông ấy cũng đi câu cá.
8. Chuyển
đổi các câu sau
sang kết cấu “Bất cứ
... nào
... cũng”
Mẫu: Ông ấy đã đến thăm tất cả các
nước ở châu Âu.
→ Bất cứ nước nào ở châu Âu,
ông ấy cũng đã đến thăm.
a. Tất cả những người bạn của anh
ấy đều tốt.
b. Tất cả các con đường ở thành
phố này đều có cây xanh.
c. Tôi không thích tất cả các tác
phẩm của nhà văn ấy.
d. Tất cả các bể bơi trong thành
phố này đều rất sạch.
e. Tất cả mọi khó khăn đều được
anh ta giải quyết.
f. Ông giám đốc không đồng ý với
tất cả các kế hoạch mà chúng tôi đưa ra.
g. Chồng thích tất cả các món ăn
mà vợ nấu.
h. Ông ấy đọc tất cả các mục trong
tờ báo.
IV. Bài đọc
Người đàn ông tốt bụng
Chú Bình, chú của Nam sống ở nông
thôn. Năm nào, vào mùa hè, Nam cũng về thăm chú trong vài tuần. Hai chú
cháu thường đi dạo với nhau rất vui. Có một điều rất lạ là bất cứ lúc
nào, chú Bình cũng vẫy chào những người chú gặp trên đường. Nam ngạc
nhiên lắm, nên hỏi chú:
- Chú Bình ơi, chú quen tất cả mọi
người trong vùng à?
Chú Bình mỉm cười và nói:
- Không, chú chỉ biết một số người
thôi.
Thế mà cháu thấy chú vẫy chào tất
cả mọi người. Sao lại thế ạ?
- À, cháu thử nghĩ xem, Nam. Khi
chú vẫy một người mà người đó biết chú, anh ta sẽ rất vui. Anh ta sẽ đi
tiếp với tâm trạng vui vẻ. Còn khi chú vẫy một người mà người đó không
biết chú, thì anh ta sẽ ngạc nhiên và tự hỏi: “Ai đấy nhỉ? Mình gặp ông
ấy ở đâu nhỉ? Sao ông ấy biết mình?” v.v... và v.v... Thế là anh ta nghĩ
về chuyện này suốt trên đường đi. Quãng đường sẽ có vẻ ngắn lại. Và tất
cả mọi người đều cảm thấy hạnh phúc, đúng không Nam?
Bảng từ |
tốt bụng |
vùng |
đi dạo |
tâm trạng
|
vẫy chào |
suốt |
quen |
quãng đường
|
V. Bài tập
1. Trả lời các câu hỏi về bài đọc:
a. Chú Bình sống ở đâu?
b. Nam thường về thăm chú khi nào?
c. Nam ngạc nhiên vì điều gì?
d. Nam nghĩ thế nào về điều đó?
e. Chú Bình biết tất cả mọi người
phải không?
f. Tại sao chú Bình vẫy họ?
g. Theo anh / chị, chú Bình là
người như thế nào?
2. Kể lại câu chuyện trong bài
đọc.
3. Dựa vào ý nghĩa của các cách nói: bỏ quá, ối
giời ơi,
đen, thôi chết, phóng, để dùng trong các trường hợp sau
cho thích hợp (có thể thêm các từ khác, nếu cần).
a. Hôm nay tôi quên mang áo mưa
thì trời mưa rất to......................!
b. - Anh vi phạm luật lệ giao
thông. Đề nghị anh theo tôi về đồn công an.
-
.......................................................!
c. Chị đừng giận em, em không biết
gì về việc này. Chị ............ cho em.
d. Tôi xin lỗi anh, tôi vô ý quá.
Anh ................................
e. ...............! Con làm vỡ bát
rồi phải không?
f. Hôm nay tôi chuẩn bị đi làm thì
xe máy hỏng. Định gọi xe ôm thì không có xe nào
...........................!
g. Đi cẩn thận cháu nhé! Đừng
........................!
4. Các câu sau
đây,
câu nào đúng, câu nào sai?
Chữa lại các câu sai cho
đúng.
a. Cấm không được vứt rác trên
đường phố.
b. Truyện này hấp dẫn lắm, anh đọc
xem thử xem.
c. Bất cứ người nào, anh ấy không
biết.
d. Cấm đi xe vào đường một chiều.
e. Ông ấy giúp đỡ bất cứ người nào
cũng.
f. Chị đùng thử loại xà phòng này
xem?
g. Bất cứ thành phố nào ở Việt
Nam, cũng anh Kim biết.
5. Chọn câu trả lời thích hợp:
a. Chị thử nhìn xem, cá
.................... lắm, nấu canh chua rất ngon.
A. tốt
C. đẹp |
B. sống
D. tươi |
b. Bất cứ người nào
.................... biết cô ấy vì cô ấy rất nổi tiếng.
A. đều
C. cũng |
B. rất
D. (không cần) |
c. Cấm sử dụng
.................... trong khi thi.
A. giấy tờ
C. tài liệu |
B. tin tức
D. thông báo |
d. Anh thử
.................... cho tôi việc làm của anh xem?
A. suy nghĩ
C. nghe |
B. giải thích
D. giải quyết |
6.
Nghe và
điền thanh điệu
vào câu chuyện sau:
Môt anh đi nhâm giay, chiêc cao
chiêc thâp. Ra đương, anh ta đi bươc cao bươc thâp va cam thây rât kho
đi. Anh ta noi: “La thât, tai sao chân minh hôm nay chân cao chân thâp,
hay la đương không băng phăng?”. Co môt ngươi đi đương trông thây noi:
“Bac thư xem lai xem, bac đi nhâm giay kia kia!”. Anh ta ben quay vê nha
đê đôi giay. Câm đôi giay ơ nha lên, anh ta noi: “Sao la thât, vân chiêc
cao chiêc thâp!”.
相关文章:
|