I. Hội thoại
Park: |
- Chị Kimie này, chị đã đọc hết bài báo mà cô Hương cho hôm qua
chưa ? |
Kimie: |
- Chưa, tôi chưa đọc hết. Còn một đoạn nữa, tôi vẫn đang đọc.
Khó ơi là khó! |
Park: |
Vâng, bài này khó thật đấy, Hôm qua có mấy từ khó tôi tìm ở mấy
quyển từ điển mà vẫn không tìm ra. Tôi cố tự đọc lấy mà không
đọc được nên đành phải hỏi anh Thắng, bạn tôi. |
Kimie: |
Thế à! Nhưng tôi nghĩ là nếu tự đọc được thì thích hơn. |
Park: |
Vâng, nhưng anh Thắng nói rằng bài này khó hơn so với trình độ
của chúng ta bây giờ. Đây này, anh ấy đã tóm tắt nội dung bài
báo đây này, nhưng anh ấy viết đơn giản, dễ hiểu. Tôi hiểu ngay. |
Kimie: |
Cho tôi xem nào… À, ừ nhỉ! Bây giờ thì tôi hiểu rồi. Những từ
này rất quan trọng và nghĩa của chúng trong bài này không phải
là nghĩa mà chúng ta đã biết. Thảo nào tôi tra từ điển mà không
tìm.ra. |
Park: |
Chị Kimie ơi, có phải chúng ta học hết bài cuối cùng, sau đó
kiểm tra, phải không chị? |
Kimie: |
Phải đấy. Cô Hương dặn là chúng ta phải ôn tập từ bài 10 để làm
bài kiểm tra. Anh đã ôn hết chưa? |
Park: |
Chưa tôi chưa ôn hết. Nhiều quá. Hôm nay, về nhà, tôi sẽ ôn tiếp.
Ngày kia chúng ta kiểm tra phải không? |
Bảng từ |
học hành |
nghĩa |
bài báo |
tra (từ điển) |
đoạn |
ôn tập |
trình độ |
ôn |
tóm tắt |
kiểm tra |
nội dung |
|
II. Chú thích ngữ pháp
1. Ra; thấy; được
Ra; thấy, được
là các phụ từ, đứng sau động từ, dùng để biểu thị kết quả của hành động.
Mẫu:
|
Chủ ngữ + động từ + |
ra |
|
|
thấy
|
|
|
được |
a. Ra: thường kết hợp với
các động từ sau:
- nghĩ |
Ví dụ: Tôi đã nghĩ ra
cách giải bài toán này. |
- hiểu |
Ví dụ: Sau khi suy nghĩ, anh ấy đã hiểu ra vấn đề. |
- nhận |
Ví dụ: Mặc dù 10 năm rồi không gặp cô ấy nhưng tôi vẫn nhận
ra cô ấy. |
- tìm |
Ví dụ: Bạn tôi cho tôi địa chỉ nhà riêng cô ấy, nhưng tôi để đâu
mà bây giờ không thể tìm ra. |
- nhớ |
Ví dụ: Họ đã nhớ ra tôi là ai. |
- phát hiện |
Ví dụ: Chúng tôi đã phát hiện ra một con thú lạ. |
b. Thấy: thường kết hợp với
các động từ sau:
- nhìn |
Ví dụ: Trời tối quá nên
không nhìn thấy gì. |
- nghe |
Ví dụ: Tôi nghe thấy ai đó đang hát. |
- tìm |
Ví dụ: Anh Park đã tìm thấy chìa khóa ô tô. |
- nhận |
Ví dụ: Ai cũng nhận thấy anh ấy đang xấu hổ. |
- đọc |
Ví dụ: Tôi đọc thấy tin này trên báo v.v... |
c. Được: có thể kết hợp với
hầu hết các động từ
Ví dụ: |
- Tôi nhận được thư
của mẹ. |
- Không ai biết được cô ấy đang nghĩ gì. |
2. ............... ơi là.................!
Kết cấu tính từ + ơi
là + tính từ (tính từ được lặp lại) dùng để nhấn mạnh mức
độ cao của tính chất, trạng thái, kèm theo tình cảm của người nói.
Ví dụ: |
- Bộ phim ấy hay ơi là
hay! |
- Mấy hôm trước, trời nắng ơi là nắng. |
3. ............. tự...............
lấy
Mẫu:
|
- Động từ
+ lấy |
|
- Tự
+ động từ |
|
- Tự
+ động từ + lấy |
Kết cấu này có ý nghĩa: ai đó có
thể làm việc gì một mình, không cần người khác giúp.
Ví dụ: |
- Anh ấy
có thể tự nấu cơm lấy. |
- Em phải tự suy nghĩ Iấy. |
* Chú ý
: Nếu có bổ ngữ thì “lấy” có thể đứng trước hoặc sau bổ ngữ.
Ví dụ: |
- Tôi
tự chữa xe đạp lấy. |
- Tôi tự chữa lấy xe đạp. |
4. là / rằng
Đây là từ nối hai mệnh đề trong
câu, mệnh đề sau là bổ ngữ cho động từ trong mệnh đề trước.
Mẫu:
|
Chủ ngữ + động từ + |
là |
+ mệnh đề bổ ngữ |
|
|
rằng |
|
Ví dụ: |
- Bạn tôi nói rằng
cô ấy rất buồn. |
- Tôi hứa là tôi sẽ làm việc đó. |
5.So với
Đây là cụm từ dùng để biểu thị sự
so sánh tính chất, trạng thái giữa hai sự vật, hiện tượng:
Mẫu:
|
So với + danh từ1
(thì) danh từ2 + |
tính từ |
+
hơn |
|
|
động từ |
|
|
|
phó từ |
|
Ví dụ: |
- So
với hôm qua thì hôm nay lạnh hơn. |
lll. Bài luyện
1. Dùng kết cấu “động từ + ra /
được / thấy” để hoàn thành các câu sau:
Mẫu: Tôi chưa ............ tài
liệu đó.
® Tôi chưa tìm thấy tài liệu
đó.
a. Chúng tôi không ........…… ông
ấy nói gì
b. Cuối cùng, họ đã …………. nhau.
c. Ông tôi ra vườn và .……………… một
bông hồng đã nở.
d. Tôi không
......................anh ta trong cuộc họp sáng hôm qua.
e. Các học sinh lớp tám chưa
.....................bài toán này.
f. Anh ấy vừa mới
......................tin này trên báo.
g. Columbus là người
đã......................châu Mỹ.
h. Hôm qua tôi đã đi nhiều cửa
hàng sách nhưng không................quyển sách mà tôi cần.
2. Dùng các từ ngữ dưới đây để
điền vào chỗ trống cho thích hợp:
mua được |
hiểu ra |
trông thấy |
nhìn thấy |
nhận được |
phát hiện ra |
tìm được |
|
gặp được |
a. Tôi chưa bao giờ
..................... người đàn ông đó.
b. Chúng tôi đã
..........................cách giải quyết vấn đề.
c. Chị gái tôi đã
...........................sau khi nghe anh rể tôi giải thích.
e. Anh đã
........................... cuốn từ điển Hán - Việt đó chưa ?
f. Hôm qua, họ đã
........................ anh ta trong một quán rượu.
g. Sau nhiều năm chờ đợi, họ đã
.......................... nhau.
h. Các nhà khảo cổ học mới
............................. một ngôi mộ cổ.
3. Dùng kết cấu "tính từ + ơi
là + tính từ" để biến đổi các câu sau:
Mẫu: Bài số 2 khó quá!
® Bài số 2 khó ơi là khó!
a. Hồ Tây ở Hà Nội rất rộng.
®
b. Trên tầng cao, gió thổi rất
mát.
®
c. Cảnh bình minh trên biển đẹp
quá!
®
d. Cửa hàng quần áo đó bán đắt.
®
e. Đường về nhà họ rất xa.
®
f. Em bé được chị tặng một con búp
bê xinh lắm
®
g. Con trai bác ấy học toán giỏi.
®
h. Con dao này sắc quá.
®
i. Các món ăn chị ấy nấu rất ngon.
®
4. Điền các tính từ thích hợp vào
chỗ trống:
Mẫu: Sáng nào mẹ tôi cũng dậy
.................. ơi là ...................
® Sáng nào mẹ tôi cũng dậy sớm
ơi là sớm
a. Hôm qua nó phải làm nhiều bài
tập nên đi ngủ .............. ơi là..................
b. Bộ quần áo này ...............
ơi là ..............., em mặc không vừa.
c. Cậu bé chơi một mình, không
khóc gì cả, ............... ơi là ..............
d. Cái vali của anh ấy
............... ơi là ..............., tôi không xách nổi.
f. Trời mưa suốt ngày, đường
.................. ơi là ...................
g. Tối nay tôi chẳng có việc gì để
làm, ............... ơi là ...................
h. Từ sáng đến giờ tôi chưa ăn gì
cả, ............... ơi là ...................
5. Điền động từ thích hợp vào các
câu sau:
Mẫu : Tôi tự ................ lấy
cơm.
® Tôi tự nấu lấy cơm.
a. Anh Bình thường phải tự
................... lấy quần áo.
b. Em Thắng 5 tuổi. Em có thể tự
................... đầu.
c. Học sinh phải tự
....................... lấy bài trong giờ kiểm tra.
d. Nhiều nam sinh viên thường tự
...................... xe đạp lấy.
e. Chúng ta nên tự
........................ cuộc sống của mình.
f. Anh ấy thích tự
.......................... lấy tất cả mọi việc.
g. Chị Mai rất khéo tay. Chị ấy
thường tự ......................... lấy quần áo
h. - Phòng anh có màu đẹp quá nhỉ!
- Tôi tự
...................... lấy đấy.
6. Dùng cách nói “So với
.............. thì ............” để chuyển đổi các câu sau:
Mẫu: Em tôi gầy hơn tôi.
® So với tôi thì em tôi gầy
hơn.
a. Bạn tôi cao hơn tôi.
®
b. Ông ấy già hơn bạn ông ấy.
®
c. Hồ Gươm nhỏ hơn hồ Tây.
®
d. Con gà vàng nặng 2kg. Con gà
đen nặng 3 kg.
®
e. Khách sạn Horison đông khách
hơn khách sạn Melia.
®
f. Chị ấy làm việc 8 tiếng một
ngày, còn cô ấy làm việc 6 tiếng một ngày.
®
g. Bài tập số 6 khó. Bài tập số 5
không khó lắm.
®
7. Điền động từ thích hợp vào chỗ
trống trong các câu sau:
khuyên |
dặn |
kể |
biết |
báo |
thông báo |
hiểu ra |
giải thích |
sợ |
nói |
công nhận |
viết |
a. Hôm qua, thầy giáo
..................... rằng tuần sau sẽ thi học kỳ.
b. Anh Kim .............. là năm
18 tuổi, anh ấy nhập ngũ.
c. Mọi người đều
..................... rằng ý kiến của ông đúng.
d. Nếu anh không nói thật thì cuối
cùng cô ấy vẫn sẽ.....................rằng anh lừa dối cô ấy.
e. Đài ..................... rằng
ngày mai không mưa.
f. Các báo .....................
là ở Hồ Gươm có nhiều rùa.
g. Mẹ tôi..................... tôi
là phải đi xe cẩn thận.
h. Bà giám đốc đã
..................... rằng quyết định của bà ấy sai lầm.
i. Anh ấy .....................
với người yêu rằng xe máy anh ấy bị hỏng.
k. Cô ấy luôn luôn
..................... rằng cô ấy không gặp may.
l. Bố tôi .....................
tôi là tôi nên thi đại học xây dựng.
m. Tôi ..................... là
chúng ta lạc đường rồi.
IV. Bài đọc
Giới trẻ Việt Nam coi học tập là
việc ưu tiên hàng đầu
Đó là kết luận được rút ra từ một
cuộc thăm dò có tên là New Gener Asians (Thế hệ mới người châu Á) do
công ty Nghiên cứu Quốc tế A.C Nielsen tiến hành với hơn 7.700 thanh
thiếu niên sống ở 29 quốc gia khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Ở Việt
Nam, cuộc thăm dò diễn ra ở Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh từ tháng 10
đến tháng 12/1999.
Theo kết quả thu được, 70% giới
trẻ Việt Nam cho rằng việc đạt được kết quả học tập cao tại trường học
và thi đỗ vào các trường đại học nổi tiếng là những ưu tiên hàng đầu
trong đời. Về việc giải trí, họ rất hâm mộ một số ngôi sao trong nước,
nhưng đồng thời thích phim ảnh và bài hát nước ngoài. Hình thức giải trí
phổ biến nhất của họ là truyền hình.
Đa số thanh thiếu niên Việt Nam có
một lối sống giản dị, trong đó 87% cho biết họ chưa bao giờ đi ăn ở nhà
hàng.
Bảng từ |
giới trẻ |
thi đỗ |
ưu tiên |
diễn ra |
hàng đầu |
hâm mộ |
coi |
giải trí |
kết luận |
phổ biến |
thăm dò |
giản dị |
thế hệ |
lối sống |
tiến hành |
|
V. Bài tập
1. Dựa vào bài đọc, hãy giải thích
thững con số sau:
a. 70%
........:.............................................................
b. 87%
.........................................................................
c. 10 -12/1999
............................................................
d. 7.700
.......................................................................
e. 29
............................................................................
2. Dựa vào bài đọc, hoàn thành
những câu sau:
a. “Thế hệ mới người châu Á” là
..............................
b. Những ưu tiên hàng đầu của 70%
giới trẻ Việt Nam là.........................
c. Cuộc thăm dò do
...............................................................
d. Giới trẻ Việt Nam rất thích
.............................. và hâm mộ
e. Truyền hình là
..........................................................
f. Nói chung lối sống của thanh
niên Việt Nam .......................................
3. Chọn câu trả lời đúng:
a. Anh trai bạn tôi có thể tự
..................... được những bộ quần áo rất đẹp.
A. giặt |
B. may |
C. làm |
D. mặc |
b. Hai cô gái đều đẹp. Nhưng
...................... cô áo xanh thì cô áo hồng dễ thương hơn.
A. với |
B. so với |
C. so sánh |
D. B&C đúng |
c. Cậu bé rất lo vì
..................... hết bài tập.
A. đã |
B. làm |
C. chưa làm |
D. làm xong |
d. Cậu đã .............. địa chỉ
của cô ấy chưa?
A. mua được |
B. hiểu được |
C. nhìn thấy |
D. hỏi được |
e. Tôi không thể tự
..................... xe máy vì tôi không có dụng cụ.
A. mua |
B. sửa chữa |
C. đi |
D. bán |
4. Nghe và điền thanh điệu vào câu chuyện sau:
Co môt câu be rat lươi. Môt hôm,
câu ta đên lơp muôn. Cô giao hoi:
- Vi sao hôm nay em đên lơp muôn
như vây?
Câu be tra lơi:
- Thưa cô, em đên lơp muôn vi trên đương em bi môt
tên cuop tân công a.
Cô giao ngac nhiên hoi:
- Môt tên cươp tân công em a? Nó
đa cươp cai gi cua em?
- Thưa cô, no đa cươp bai tâp ơ
nha cua em a.
5. Các câu sau, câu nào đúng, câu
nào sai?
a. Tôi chưa mua thấy quyển sách đó.
b. Anh phải hiểu lấy lí do chứ!
c. Cô ấy khỏe hơn so sánh với năm
ngoái.
d. Tôi nhận được rằng việc làm của
tôi sai.
e. Tôi chưa làm hết xong bài tập ở
nhà
f. Chúng tôi nghĩ rằng ông chủ
nhiệm khoa sẽ đồng ý
g. Anh Nam đi chợ mua lấy thức ăn
tự.
h. So với tôi, bạn tôi không gầy
hơn.
6. Điền từ thích hợp vào chỗ trống:
Có một thầy giáo ............
ngoại ngữ. Ông ta ............. một sinh viên .......... lười. ba năm
học, anh ta chỉ nói………….. rất ít. Thầy giáo buồn .............. Khóa học
sắp………., sinh viên lười đến ............. ông và nói:
- Thưa thầy, em rất
................. thầy vì thầy đã dạy em………….ba năm. Em rất muốn
............ một việc gì đó để trả ơn thầy. Xin thầy .…… từ chối.
Thầy giáo nói:
- Chỉ có một việc mà tôi muốn anh
.............. tôi là anh đừng bao giờ nói .......... ai tôi .......….
thầy giáo dạy ngoại ngữ……... anh.
7. Hãy viết về những môn học mà
bạn đã học ở trường đại học. Bạn thích những môn nào và không thích
những môn nào? Vì sao? Theo bạn, có cần thay đổi gì trong chương trình
học đó không?
相关文章:
|