I.
Hội thoại
Nga: |
Nhanh lên các bạn ơi! Gần
tám rưỡi rồi! |
Vân: |
Tám rưỡi rồi kia à? Nhanh
thế! Tớ đi chợ nhé. Danh sách các thứ cần mua đâu? |
Nga: |
Đây, đây. Cậu nhớ tìm mua
cho đủ nhé! |
Vân: |
Để tớ xem nào... Thịt lợn
để làm nem này, thịt bò để xào này, miến, bánh đa nem, giá, măng,
mộc nhĩ, rau sống, chanh, tỏi, ớt, hành... Ôi trời ơi, bao nhiêu
thứ. Một mình tớ làm sao mà cầm hết được! Hải đi cùng tớ nhé! |
Hải: |
Ừ, xong ngay! Thế có mua
bún không, sao không thấy trong danh sách? Bọn mình định làm bún
nem phải không? |
Nga: |
A, có, có! Các cậu mua độ
hai cân bún nhé. Vân ơi, nhớ chọn kỹ nhé. Trời nắng bún dễ bị
hỏng lắm. |
Vân: |
Được rồi, cậu yên tâm.
Nhưng mà này, 2 cân bún cơ à? Bọn mình có bốn người, làm sao mà
ăn hết được 2 cân! Một cân thôi nhé. |
Nga: |
Ừ, một cân. À quên có cần
mua lạc không nhỉ? |
Vân: |
Không, lạc nhà tớ vẫn còn
bao nhiêu. Đừng mua nữa! |
Nga: |
Thế đã có gì để uống chưa? |
Tuấn: |
Rồi, đã có mấy chai bia và
coca-cola rồi.
|
Hải: |
Ôi, liên hoan vui nhỉ! Tớ
ước gì ngày nào cũng có liên hoan! |
Bảng từ |
liên hoan |
mộc nhĩ |
nem |
rau sống |
xào |
chanh |
miến |
tỏi |
bánh đa nem |
ớt |
giá |
bún |
măng |
lạc |
II. Ghi chú ngữ pháp
1. Nhớ
Mẫu:
Chủ ngữ + nhớ + động từ
+ (nhé) |
Kết cấu này dùng để nhắc ai không quên làm việc gì.
Ví dụ: |
- Các em nhớ làm
bài tập đủ! |
- Anh nhớ mua cho
em quyển sách ấy nhé! |
2. Cho + tính từ
Trong trường hợp này, từ cho
có ý nghĩa chỉ mục đích, giống như “để”.
Ví dụ: |
- Mời chị ăn miếng bánh
cho vui. |
- Em nhớ tập thể dục nhiều
cho khỏe. |
3. Bao nhiêu (là) + danh từ
Kết cấu này dùng để chỉ sự vật nào
đó có số lượng rất lớn. “Bao nhiêu (là)” tương đương với “rất nhiều,
quá nhiều”.
Ví dụ: |
- Chúng tôi có bao
nhiêu là việc phải làm. |
- Trong vườn có bao
nhiêu là hoa. |
4. Làm sao… được!
Mẫu:
Chủ ngữ + làm sao (mà)
+ động từ + được
Chủ ngữ + động từ +
làm sao được
Làm sao (mà)
+ chủ ngữ + động từ + được |
Cả 3 kết cấu trên đều dùng để nhấn mạnh ý: không thể làm được việc gì đó.
Ví dụ:
- Tôi làm sao mà biết
được anh ấy là ai!
(= Tôi không thể biết được anh ấy
là ai)
- Món ăn này cay quá, trẻ con ăn
làm sao được.
(= Món ăn này cay quá, trẻ con ăn
không được)
- Làm sao mà chị ấy lái ô
tô được!
(= Chị ấy không thể lái được ô tô)
III. Bài luyện
- Dùng
mẫu câu “Nhớ + động từ + nhé” để hoàn thành các câu sau:
Mẫu:
- Nếu mưa, em………………..
→ Nếu mưa, em nhớ đóng cửa sổ lại
nhé.
a. Trời nắng lắm, con………………
b. Khi đi trên đường phố ở Hà Nội, anh……………..
c. Đây là bài tập về nhà, các em…………….
d. Trước khi ra khỏi nhà, anh……………..
e. Nếu không khỏe, bác…………………
f. Chiều nay mẹ đi làm về muộn, không nấu cơm được.
Con.................
g. Anh rất cần quyển sách đó chiều nay. Em…………….
h. Trước khi ăn cơm, con………………..
2. Tìm các động từ thích hợp để hoàn
thành các câu sau:
a. Có lẽ trời sắp mưa. Con nhớ………… áo mưa đi nhé.
b. Trước khi khóa cửa, anh nhớ………… đèn nhé.
c. Hôm nay trời lạnh đấy. Cháu nhớ…….. thêm áo ấm nhé.
d. Bạn nhớ……….. cô giáo xem ngày mai chúng ta có được đi
tham quan không nhé.
e. Em nhớ…………….. điện thoại cho anh nhé.
f. Tuần sau thi rồi, các em nhớ…………. bài cẩn thận nhé.
g. Đây là chuyện quan trọng, anh nhớ……….. bí mật nhé.
h. Các bạn nhớ……….. tớ lúc 7 giờ ở trước cửa rạp chiếu
phim nhé.
3. Điền các từ sau vào chỗ trống:
lần |
báo cáo |
bia |
chuyện |
việc |
người |
|
kỉ niệm |
|
a. Tôi có bao nhiêu là…………. phải làm.
b. Cô ấy đã giải thích bao nhiêu……… nhưng anh ấy không
tin.
c. Họ đã có bao nhiêu là……….. ở thành phố này.
e. Chúng tôi đã đọc bao nhiêu là………… về vấn đề này.
f. Anh ấy kể cho người yêu nghe bao nhiêu là…………..
g. Anh ta đã yêu bao nhiêu………………
h. Ông ấy uống bao nhiêu là………….. mà vẫn không say.
4. Chuyển đổi các câu sau theo mẫu:
“Làm sao mà…….. được”
Mẫu:
Tôi không thể gặp cô ấy.
→ Tôi làm sao mà gặp cô ấy được.
a. Bài tập này khó quá, tôi không thể làm được.
→
b. Đây là vấn đề rất nghiêm trọng, chúng ta không thể nói
dối.
→
c. Tôi đã nhắc đi nhắc lại với chị ấy rồi, chị ấy không
thể quên hẹn được.
→
d. Cô Hoa chưa bao giờ học tiếng Anh thì không thể nói
tiếng Anh được.
→
e. Đường phố ở đây thay đổi nhiều quá, chúng tôi không
tìm được nhà anh.
→
f. Cái tủ lạnh này đắt thế thì không đủ tiền để mua.
→
5. Hoàn thành các câu sau:
a. Con mang quần áo ra sân phơi cho………………
b. Ngày mai lớp tớ đi picnic, cậu đi với chúng tớ cho
……….
c. Từ đây đến chợ Hôm xa lắm, em đi chợ Bách Khoa cho …..
d. Phở đây, bác ăn đi cho ………..
e. Đi vịnh Hạ Long trong một ngày thì mệt lắm, cháu ở nhà
cho ……….
f. Chị nên tập thể dục cho …………..
6. Chọn các từ thích hợp để điền vào
chỗ trống:
hiểu |
biết |
ướt |
vui |
mua |
vào nhà |
|
quên |
|
a. Ngôi nhà ấy đắt quá, làm sao mà …………. được!
b. Anh ta là người khó hiểu, tôi làm sao mà………
c. Tôi đã mặc áo mưa rồi,……………… làm sao được!
d. Anh ta là ai, tôi làm sao mà…………. được!
e. Nó làm sao mà…………… được khi bị điểm kém!
f. Cửa khóa, nhưng không có chìa khóa. Làm sao mà…..
được!
IV. Bài đọc
Mượn nồi để liên hoan
Ông Hoàng có một người hàng xóm
rất tham lam. Ông quyết định phải dạy cho ông này một bài học.
Một hôm, ông Hoàng mượn người hàng
xóm một cái nồi lớn để chuẩn bị cho bữa liên hoan. Sau đó, ông mang trả
cho người hàng xóm, kèm theo một chiếc nồi nhỏ nữa ở bên trong.
Ông nói: “Cái nồi của anh sinh
được một đứa con đấy!”. Người hàng xóm làm sao mà không vui mừng được
khi nghe như thế! Ông ta phấn khởi cất cả hai cái nồi đi. Và khi ông
Hoàng sang mượn cái nồi to đó để làm một bữa liên hoan khác thì anh ta
vui vẻ cho mượn ngay. Lần này, sau bao nhiêu ngày mà ông Hoàng vẫn không
mang trả nồi. Người hàng xóm đến nhà ông để đòi:
- Cái nồi của tôi đâu rồi? Anh
không nhớ trả cho tôi à?
- Ơ…? Nồi à? Trời ơi, thật đáng
tiếc, nó chết rồi anh ạ!
- Cái gì? Chết à? – Người hàng xóm
bực tức kêu lên – Nồi làm sao mà chết được!
- Sao anh lại nói thế? Ông Hoàng
đáp – Khi tôi nói “Cái nồi sinh một đứa con” thì sao anh không nói “Nồi
làm sao mà sinh được!”?
Bảng từ |
nồi |
đòi |
tham lam |
đáng tiếc |
người hàng xóm |
bực tức |
sinh |
kêu (lên) |
trả |
đứa (con) |
V. Bài tập
1. Trả lời các câu hỏi về bài đọc:
a. Ông Hoàng muốn mượn nồi để làm
gì?
b. Ông đã mượn mấy cái nồi và trả
lại mấy cái?
c. Ông Hoàng giải thích như thế
nào về điều đó?
d. Người hàng xóm có vui mừng
không? Tại sao?
e. Ông Hoàng đã mượn nồi một lần
nữa phải không?
f. Ông Hoàng có trả lại nồi cho
người hàng xóm không?
g. Khi người hàng xóm đến đòi, ông
Hoàng giải thích như thế nào?
h. Người hàng xóm phản ứng thế
nào?
2. Kể lại câu chuyện trong bài
đọc.
3. Nghe và điền vào chỗ trống
Hôm nay là (1)……… thứ 17 của Hà.
Tất cả chúng tôi (2) ………….. ở nhà Hà để làm một bữa (3) ………… mừng sinh
nhật của bạn ấy. Chúng tôi, mỗi người (4) ……….. đến một thứ nên khi
chúng tôi đến (5) ………… thì có rất nhiều thứ: từ hoa quả, bánh kẹo đến
(6) ………. Mẹ Hà (7) ………. Cho chúng tôi một nồi phở gà rất to và (8) …………
Chúng tôi ăn phở, sau đó (9) ………… tất cả bánh kẹo ra (10) ………. và đốt
nến. Sau khi hát “Mừng sinh nhật”, Hà thổi tắt (11) ………… và tất cả chúng
tôi vui (12) ……….. đến tận khuya.
4. Hoàn thành đoạn đối thoại sau:
- Mẹ ơi, sáng mai mẹ ………… con đến
nhà bạn Mai nhé!
- Đến nhà Mai để ………… hả con?
- Lớp con ………… liên hoan kết thúc
học kỳ I mẹ ạ!
- Ừ, nhưng con ………. mặc quần áo
ấm. Ngày mai trời rất lạnh, dễ bị ………. lắm!
- Vâng, mẹ …………. lo. Con khỏe lắm,
……… mà ốm được. À, mẹ ơi, bọn con định …………. bún chả. Có khó ………. Mẹ?
- Không, dễ lắm. Để mẹ hướng dẫn.
5. Trong các câu sau, câu nào
đúng, câu nào sai? Chữa lại các câu sai cho đúng.
a. Có hoa bao nhiêu là trong công
viên.
b. Tôi đã chuẩn bị bao nhiêu ngày
cho chuyến đi.
C. Cái túi nặng quá, con xách mà
làm sao được!
d. Lớp chị chỉ có 30 sinh viên
thôi à?
e. Em làm sao mà bộ phim này hiểu
được.
f. Chị nhớ gửi thư em nhé!
6. Hãy viết một bài miêu tả một
cuộc liên hoan mà bạn đã dự:
Gợi ý:
- Liên hoan mừng sinh nhật
- Liên hoan mừng năm mới
- Liên hoan mừng Giáng sinh
- Liên hoan trong gia đình
- Liên hoan ở trường đại học…
相关文章:
|